Hỗ trợ các DNVVN khai thác nguồn vốn từ các Quĩ hiện có cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành chè việt nam (nghiên cứu trường hợp công ty chè á châu) (Trang 93 - 101)

9. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt

3.2.2.6 Hỗ trợ các DNVVN khai thác nguồn vốn từ các Quĩ hiện có cho

hoạt dộng đổi mới công nghệ.

*Mục tiêu:

- Giúp DN có cơ hội đƣợc tiếp cận với các vốn của Quỹ dành cho việc

đổi mới công nghệ.

*Nội dung h tr :

Có thể nói nguồn vốn từ các Quỹ là yếu tố chính giúp các DNNVV có đủ năng lực để đổi mới cơng nghệ bởi nguồn tín dụng từ ngân hàng ln đi kèm với tài sản thế chấp, với các quy định khắt khe do e ngại nợ xấu và lãi suất cao. Trong khi đó phần lớn DNNVV đặc biệt là các DN trong ngành chè khó có thể đảm bảo các yêu cầu nhƣ: có tài sản thế chấp có giá trị lớn, có phƣơng án kinh doanh hiệu quả đủ để vừa có lợi nhuận cho doanh nghiệp lại có khả năng trả lãi cho ngân hàng. Tuy vậy các Quỹ hỗ trợ hiện nay còn nhiều

hạn chế chƣa thực sự phù hợp với nhu cầu của DN. Sau đây tác giả xin đƣa ra một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả của các Quỹ hỗ trợ.

- Đối với các Quỹ quốc gia nhƣ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia không chỉ chú trọng đến các DNKH&CN, các doanh nghiệp khởi nghiệp, không chỉ tập trung vào các đề tài nghiên cứu mà cần chú ý đến các thực tế hoạt động của các DNNVV. Cần có sự phối hợp với các cơ quan chủ quản, các Hiệp hội ( nhƣ Hiệp hội Chè, Hiệp hội Cà phê, Hiệp hội Thép…) và các địa phƣơng để nhận định đúng về tình hình công nghệ chung của các DN từ đó có kế hoạch hỗ trợ phù hợp. Nhiều doanh nghiệp chè hiện nay có nhu cầu đổi mới công nghệ từ khâu giống cây trồng, q trình trồng trọt và thu hoạch, cơng nghệ sau thu hoạch để có thể sản xuất ra sản phẩm chè sạch, chất lƣợng cao có thể cạnh tranh đƣợc ở thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Nhƣng yêu cầu DN tự xây dựng đề tài nghiên cứu hoặc tự xây dựng phƣơng án đổi mới cơng nghệ thì cũng khơng đơn giản. Do hạn chế về thông tin, về các kiến thức liên quan đến công nghệ cũng nhƣ hạn chế về trình độ năng lực việc tiếp cận đƣợc nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ vẫn cịn khó khăn. Nếu có sự chủ động từ Quỹ qua sự phối hợp với các Bộ, các Hiệp hội và đơn vị chủ quản tại địa phƣơng thì doanh nghiệp có khả năng tiếp cận đƣợc nguồn vốn đồng thời cũng đƣợc tƣ vấn để có quy trình đổi mới cơng nghệ phù hợp. Nếu không gắn với thực tiễn của thị trƣờng rất có thể s có những nghiên cứu, những phƣơng án đƣợc cấp vốn theo kiểu “công nghệ đẩy” và thu đƣợc những kết quả không khả quan, khơng cải thiện đƣợc tình trạng cơng nghệ lạc hậu của phần lớn các DNNVV hiện nay.

- Đối với các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ ở các Bộ, ngành và địa phƣơng cần có sự chuyển hƣớng từ tập trung đầu tƣ cho nghiên cứu cơ bản, đầu tƣ chủ yếu cho các đơn vị Nhà nƣớc, các DN quốc doanh sang các DN ngồi quốc doanh. Cần có những khảo sát, các cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp để có những kế hoạch hỗ trợ phù hợp đầu tƣ tài chính cho các DNNVV đổi mới cơng nghệ. Từ nhiều năm nay ngành chè Việt Nam đối mặt với vấn nạn chè “ bẩn”, chất lƣợng chè ở mức trung bình nên giá trị xuất khẩu

thấp, đa phần các doanh nghiệp vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Vậy nhƣng cho đến nay sự hỗ trợ từ các Quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ của Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT vẫn cịn rất hạn chế, gần nhƣ chƣa làm đƣợc gì để cải thiện tình hình. Cần có sự chủ động hơn từ phía các Quỹ cũng nhƣ phổ biến thơng tin rộng rãi, tăng cƣờng tiếp cận với DN để DN có thể tìm đến Quỹ.

- Cần xây dựng một Quỹ chung do Hiệp hội chè quản lý để gắn kết các DN chè. Hiện nay không chỉ các DN chè mà nhiều ngành khác các DN đang hoạt động theo kiểu “ thân ai ngƣời ấy lo”. Các Hiệp hội chỉ hỗ trợ ở các vấn đề nhƣ xúc tiến thƣơng mại, cung cấp thông tin cho các cơ quan Nhà nƣớc chƣa có sự hỗ trợ trực tiếp về tài chính. Có thể nói Hiệp hội chè là một đơn vị nắm rất rõ về thị trƣờng chè, về thực trạng ngành chè Việt Nam cũng nhƣ các vấn đề về công nghệ liên quan đến ngành chè. Việc thành lập Quỹ của Hiệp hội chè s đem lại cơ hội cho các DNNVV tiếp cận thêm một nguồn tài chính cho đổi mới công nghệ, gắn kết lại và nâng cao năng lực chung của tồn ngành. Khơng có đơn vị nào hiểu rõ tình hình thị trƣờng, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp bằng Hiệp hội bởi vậy sự phân bổ tài chính từ Quỹ của Hiệp hội chè s phù hợp với thực tế của doanh nghiệp cũng nhƣ tình hình biến động của thị trƣờng. Đây cũng là nguồn tài chính có tính khả thi cao bởi chỉ khi các doanh nghiệp liên kết lại với nhau, gắn bó chặt ch về mặt lợi ích thì mới giảm thiểu đƣợc những rủi ro do biến động của thị trƣờng cũng nhƣ các hoạt động cạnh tranh khơng lành mạnh. Sự bảo lãnh tín dụng hoặc tƣ vấn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, về cơng nghệ, về thị trƣờng của Hiệp hội Chè đối với các tổ chức tín dụng cũng là một cầu nối có giá trị giúp các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp tiếp cận với nhau dễ dàng hơn.

- Đối với các Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV mặc dù khơng liên quan trực tiếp đến việc đổi mới công nghệ nhƣng lại là nguồn hỗ trợ tài chính cho đối tƣợng chính là DNNVV. Cần có sự thay đổi về cách thức hoạt động. Là những tổ chức phi lợi nhuận mang mục đích hỗ trợ thì cần hoạt động theo đúng mục đích, bởi vậy cần loại bỏ những quy định bất

hợp lý nhƣ phải có tài sản thế chấp của DN, đã đƣợc vay ƣu đãi từ Quỹ thì khơng đƣợc vay ở các tổ chức khác. Cần có sự liên kết giữa các Quỹ và các cơ quan chun mơn để có thể thẩm định nhanh chóng, chính xác các phƣơng án đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động hoặc nâng cao chất lƣợng sản phẩm của DN để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Nếu có sự liên kết tốt giữa các Quỹ và các cơ quan chủ quản, các Hiệp hội thì việc một DN chè xin cấp vốn hoặc bảo lãnh để vay vốn đổi mới công nghệ từ trồng chè theo kiểu truyền thống sang quy trình trồng chè sạch theo công nghệ Nhật s dễ dàng hơn rất nhiều, từ khâu thẩm định phƣơng án, thẩm định năng lực của doanh nghiệp cũng nhƣ thẩm định công nghệ để đi đến quyết định hỗ trợ vốn hay khơng s nhanh chóng, thuận lợi hơn rất nhiều.

- Một nguồn tài chính còn đang bị bỏ ngỏ hiện nay đối với các DNNVV trong ngành chè nói riêng và các DNNVV đang hoạt động nói chung đó là Quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Không nhƣ các Quỹ của Nhà nƣớc, Quỹ đầu tƣ mạo hiểm chủ động đi tìm các DN để đầu tƣ. Mặc dù hiện tại các Quỹ đầu tƣ mạo hiểm chỉ tập trung tới các DNKN nhƣng điều đó khơng có nghĩa là họ khơng quan tâm đến các cơ hội hợp tác với các DN đang hoạt động. Quỹ đầu tƣ mạo hiểm chấp nhận rủi ro khi cùng DN đổi mới công nghệ, nếu thành cơng thì cũng chia lợi nhuận và nếu lỗ thì cùng chịu nên họ rất khắt khe về việc thẩm định các dự án của DN. Để có thể phát huy nguồn tài chính này về phía DN cần xây dựng đƣợc các phƣơng án đổi mới CN thực sự khả thi và có hiệu quả cao về lợi nhuận mới có thể thu hút sự chú ý của Quỹ, về phía Nhà nƣớc cần xây dựng hành lang pháp lý cho các Quỹ đầu tƣ mạo hiểm hoạt động, đồng thời thông qua các cơ quan Nhà nƣớc, các Hiệp hội để đƣa thông tin về các Quỹ đầu tƣ mạo hiểm đến với DN. Các Quỹ đầu tƣ mạo hiểm quan tâm đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi vậy việc tiếp cận với các Quỹ này quan trọng là tính khả thi của phƣơng án đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả kinh doanh nên doanh nghiệp s không gặp những thủ tục phức tạp hay rào cản về tài sản thế chấp, mà chỉ cần tập trung đúng vào mục tiêu là lựa chọn phƣơng án đổi mới công nghệ phù hợp, thuyết phục đƣợc các nhà

đầu tƣ. Có thể nói đối với đổi mới cơng nghệ hay nghiên cứu cơng nghệ thì Quỹ đầu tƣ mạo hiểm ln là một nguồn tài chính rất có giá trị và phù hợp với doanh nghiệp.

* Kết luận Chƣơng 3:

Trong Chƣơng 3, Luận văn đƣa ra một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính cho việc đổi mới công nghệ trong các DNNVV, do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên tác giả chỉ có thể đề xuất một số hƣớng giải pháp cơ bản nhằm khắc phục phần nào các khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp gặp phải khi đổi mới công nghệ.

KẾT LUẬN

Đổi mới công nghệ là hoạt động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh cơng nghiệp. Nƣớc ta trong quá trình hội nhập và CNH, HĐH đất nƣớc, ĐMCN đã góp phần đem lại những kết quả to lớn, đất nƣớc và đã tạo nên tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và đời sống KT-XH đƣợc cải thiện. Tuy vậy, cạnh tranh luôn tồn tại, KH&CN không ngừng phát triển, ĐMCN luôn là cách thức để tăng năng suất, nâng cao chất lƣợn sản phẩm và đảm bảo cạnh tranh thắng lợi. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngành chè Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. Tuy nhiên ĐMCN, nhất là đối với các doanh nghiệp NVV ngành chè vẫn là một vấn đề bức bách và cịn nhiều khó khăn. Cơng cuộc ĐMCN, tuy đã có nhiều tiến triển, vẫn cịn nhiều hạn chế và yếu kém, chƣa phát huy đƣợc tối đa vai trị của đổi mới cơng nghệ trong q trình hợp tác kinh tế rộng rãi và phát triển kinh tế của đất nƣớc.Vì vậy, trong những năm tới nƣớc ta phải có những biện pháp và phƣơng hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những nghiên cứu mà Luận văn đƣa ra là chỉ một mảng nhỏ là vấn đề tài chính từ thực trạng về công nghệ và đổi mới công nghệ của DNNVV ngành chè và của các DNNVV cả nƣớc nhƣng cũng hy vọng cung cấp một số giải pháp cho chính sách tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình đổi mới cơng nghệ nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó hai nguồn tài chính có tính khả thi cao đó là Quỹ của Hiệp hội và Quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Chỉ có Hiệp hội mới nắm rõ đặc thù của ngành cũng nhƣ tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong ngành cũng nhƣ tình hình chung về thị trƣờng. Ngồi ra Hiệp hội cịn là cầu nối liên kết các doanh nghiệp với nhau, liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng. Bởi vậy nguồn tài chính từ Quỹ của Hiệp hội

cũng nhƣ vai trò tƣ vấn của Hiệp hội đối với các tổ chức tín dụng cũng nhƣ các cơ quan quản lý là rất quan trọng và phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó Quỹ đầu tƣ mạo hiểm là kênh huy động nguồn tài chính rất phù hợp với doanh nghiệp bởi không nhƣ các Quỹ của Nhà nƣớc, Quỹ đầu tƣ mạo hiểm chủ động đi tìm các DN để đầu tƣ, cái mà Quỹ đầu tƣ mạo hiểm quan tâm là lợi nhuận cuối cùng và họ chấp nhận mạo hiểm đầu tƣ cho doanh nghiệp, chấp nhận rủi ro, với những dự án đầu tƣ đổi mới cơng nghệ có tính khả thi trong hiệu quả kinh doanh thì việc thu hút nguồn vốn từ Quỹ đầu tƣ mạo hiểm khơng q khó khăn đối với doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Ngọc Ca (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số

chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đôỉ mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp bộ.

2. TS.Nguyễn Văn Chiến (2012), Thực trạng và giải pháp cho doanh nghiệp

nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu hội thảo “Hỗ trợ DNNVV

vƣợt qua khủng hoảng”, Trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng (2012).

3. Chính phủ nƣớc Cộng hồ XHCN Việt Nam (2001), Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN.

4. Chính phủ nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về tr giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Vũ Cao Đàm (2007), iáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa

học, NXB Giáo dục, 2007.

6. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các cơng trình đã cơng bố, Tập II Nghiên cứu chính sách và chiến lƣợc, Nhà xuất bản Thế giới, 2009.

7. PGS.TS Đoàn Thanh Hà, Th.S Mai Hữu Ƣớc (2012), Thách thức, ưu thế và một số giải pháp cơ bản để DNNVV tại Việt Nam phát triển, Kỷ yếu hội

thảo “Hỗ trợ DNNVV vƣợt qua khủng hoảng”, Trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng (2012).

8. TS.Nguyễn Xuân Trƣờng (2012), Khó khăn của các doanh nghiệp vừa và

nhỏ năm 2012 và một số giải pháp h tr , Kỷ yếu hội thảo “Hỗ trợ

DNNVV vƣợt qua khủng hoảng”, Trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng (2012). 9. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII: Luật KH&CN năm 2013 số 29/2013/QH13 của Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 18/6/2013

Tài liệu tiếng Anh

1. Robert Karlsberg & Dr. Jane Adler (2010), 7 strategies for sustained innovation, http://www.innovationmanagement.se/imtool-articles/7- strategies-for-sustained-innovation/

2. Oslo Manual (2005), Defining Innovation, http://www.global- innovation.net/innovation/Innovation_Definitions.pdf

3. UN Commission on Sustainable Development (2000), Report of the Asia Pacific expert group meeting on transfer of ESTs among small and medium enterprises, Background paper, APCTT; New Delhi, India.

4. David Zilberman (2010), Technology, Innovation, and Entrepreneurship, Lecture, https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2 &cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwjArrG9_ZPNAhXDJZQKHWvHD8kQ FggqMAE&url=http%3A%2F%2Fare.berkeley.edu%2F~zilber%2FInnov ationandadoption.ppt&usg=AFQjCNEDvZuH0y_qT9sEtXmOpGwbSMI7 Dg&sig2=Yn2qDeRRrRAULVDJcUdGQw

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành chè việt nam (nghiên cứu trường hợp công ty chè á châu) (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)