Tổng quan thực trạng công nghệ và đổi mới công nghệ của cácdoanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành chè việt nam (nghiên cứu trường hợp công ty chè á châu) (Trang 42)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Tổng quan thực trạng công nghệ và đổi mới công nghệ của cácdoanh

nghiệp sản xuất chè nhỏ và vừa

2.2.1. Tiêu chí xác định DNNVV

Có nhiều cách xác định một DN là DNNVV tùy theo từng quốc gia nhƣng về cơ bản đều căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lƣợng.

- Tiêu chí định tính đƣợc xây dựng dựa trên các đặc trƣng cơ bản của

các DNNVV nhƣ trình độ chun mơn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp...

- Tiêu chí định lư ng đƣợc xây dựng dựa trên các chỉ tiêu nhƣ quy mô, số lƣợng lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của DN. Các tiêu chí định lƣợng đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc xác định quy mô DN.

Ở Việt Nam, theo điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên).

Bảng 2.1. Phân loại cụ thể của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam theo

các nhóm ngành. Quy mô

Khu vực

DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động 1.Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 10 ngƣời trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 ngƣời đến 200 ngƣời từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 ngƣời đến 300 ngƣời 2.Công nghiệp và xây dựng 10 ngƣời trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 ngƣời đến 200 ngƣời từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 ngƣời đến 300 ngƣời 3.Thƣơng mại và dịch vụ 10 ngƣời trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ 10 ngƣời đến 50 ngƣời từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 ngƣời đến 100 ngƣời (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009)

2.2.2 Công nghệ và đổi mới công nghệ.

a) Công nghệ:

Các tổ chức khoa học - công nghệ đã cố gắng trong việc đƣa ra một định nghĩa công nghệ để có thể hồ đồng các quan điểm, tạo thuận lợi cho việc phát triển và hoà nhập của các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi

toàn cầu. Tồn tại nhều định nghĩa về công nghệ, xuất phát từ những cách nhìn khác nhau, nhƣng nhìn chung, một định nghĩa cơng nghệ cần khái quát đủ 4 đặc trƣng sau:

(1). Công nghệ là thiết bị tạo ra sản phẩm. Đây cũng là sự khác biệt giữa khoa học ứng dụng với công nghệ. Trong khi các nhà khoa học ứng dụng chỉ chú trọng tới việc khám phá ra các ứng dụng của lý thuyết, thì các nhà cơng nghệ quan tâm đến việc làm ra các sản phẩm và hiệu quả kinh tế, tới sự thích hợp với các mục đích sử dụng của cơng nghệ. Khía cạnh này của cơng nghệ hàm ý, việc quản lý phải đạt đƣợc kết quả biến đổi mong muốn.

(2). Công nghệ, với tƣ cách là một công cụ, một thiết bị, của con ngƣời và sự tác động giữa con ngƣời và máy móc có vai trị quan trọng trong cơng nghệ.

(3). Công nghệ với tƣ cách là kiến thức. Đặc trƣng này khẳng định vai trò cốt lõi của khoa học trong cơng nghệ. Nó phủ nhận cách nhìn cơng nghệ chỉ là những thứ phải nhìn thấy đƣợc, sờ mó đƣợc. Với nghĩa là kiến thức, cơng nghệ có những bí quyết và cơ sở khoa học. Để sử dụng có hiệu quả cơng nghệ cần phải đƣợc đào tạo và trau dồi các kỹ năng cho con ngƣời, đồng thời phải liên tục cập nhật các kiến thức có sẵn.

(4). Công nghệ là hiện thân của của cải, thông tin, sức lao động của con ngƣời và do đó thừa nhận cơng nghệ là một hàng hố, một dịch vụ. Nó có thể đƣợc mua và bán nhƣ bất cứ các thứ hàng hoá khác trên thị trƣờng nội địa cũng nhƣ thị trƣờng thế giới.

Xuất phát từ các luận điểm trên, hiện nay có một số định nghĩa thông dụng:

+ Định nghĩa của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO): Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phƣơng pháp. Với tƣ cách là một tổ chức phát triển cơng nghiệp, UNIDO nhấn mạnh tính khoa học của cơng nghệ và xem xét tới khía cạnh hiệu quả khi sử dụng cơng nghệ vào mục đích sản xuất cơng nghiệp.

+ Định nghĩa của Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Á - Thái Bình Dƣơng (ESCAP): Cơng nghệ là hệ thống kiến thức về qui trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thơng tin. Sau đó ESCAP đã mở rộng định nghĩa của mình: “Cơng nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phƣơng pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý và thông tin”. Định nghĩa này không chỉ gắn công nghệ với sản xuất chế tạo ra sản phẩm cụ thể mà còn mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Những công nghệ mới dần hình thành nhƣ cơng nghệ du lịch, cơng nghệ ngân hàng, công nghệ văn phịng, cơng nghệ đào tạo, cơng nghệ truyền thông,…

Luật KH&CN Việt nam năm 2013 quy định “Cơng nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.

Xuất phát từ việc nêu ra đƣợc khái qt cơng nghệ, ta thấy rằng một cơng nghệ có các bộ phận cấu thành sau:

+ Phần vật tƣ kỹ thuật (T) bao gồm mọi phƣơng tiện vật chất nhƣ các công cụ, trang bị máy móc, vật liệu, phƣơng tiện vận chuyển… trong công nghệ chế tạo, các máy móc thiết bị hợp thành dây chuyền cơng nghệ (phần cứng).

+ Phần con ngƣời (H): Công nghệ hàm chứa trong con ngƣời làm việc trong công nghệ, bao gồm mọi năng lực của con ngƣời về công nghệ nhƣ kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, khả năng lãnh đạo…

+ Phần thông tin của công nghệ (I): Công nghệ hàm chứa trong kiến thức có tổ chức đƣợc và tƣ liệu hoá nhƣ các khái niệm, các thông số, các công thức, các ký hiệu…

+ Phần tổ chức của công nghệ (O): Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ nhƣ thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp, liên kết…

Các bộ phận này có quan hệ tƣơng hỗ với nhau, bỗ sung cho nhau, trong bất kỳ công nghệ nào cũng không thể thiếu một trong các bộ phận đó.

Phần vật tƣ kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ cơng nghệ nào. Nó đƣợc triển khai, lắp đặt bởi con ngƣời. Con ngƣời làm cho công nghệ hoạt động, máy móc thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật phát huy hết tính năng của chúng. Con ngƣời không ngừng cải tiến, mở rộng, đổi mới các công nghệ, đồng thời nhờ đó mà con ngƣời ngày càng nâng cao đƣợc khả năng về trí tuệ và sức lực của mình. Nhƣ vậy, con ngƣời đóng vai trị chủ động trong cơng nghệ, song lại chịu sự chi phối của thông tin và tổ chức.

Phần thơng tin thể hiện tri thức tích luỹ trong cơng nghệ. Các thiết bị và phƣơng tiện có các kiến thức khác nhau thì khi sử dụng trong sản xuất s tạo ra các sản phẩm khác nhau. Đó là những bí quyết của cơng nghệ. Nhờ những tri thức này mà con ngƣời rút ngắn đƣợc thời gian học tập và tiếp xúc cơng nghệ, có thể nói thơng tin của một cơng nghệ là sức mạnh của công nghệ. Phần tổ chức đóng vai trị điều hồ, phối hợp 3 yếu tố trên để thực hiện một cách có hiệu quả mọi hoạt động biến đổi. Phần tổ chức này giúp cho việc quản lý cơng nghệ đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Phần này phụ thuộc vào độ phức tạp của vật tƣ kỹ thuật và thơng tin, song nó lại quyết định sự cấu thành 3 bộ phận cịn lại của cơng nghệ. Có thể nói phần tổ chức mang tính động lực của cơng nghệ và bản thân nó cũng biến đổi theo thời gian.

b) Đổi mới công nghệ

Ngày nay do công nghệ luôn biến đổi trong chu kỳ sống của nó. Trong mỗi giai đoạn nhất định, một công nghệ có thể phù hợp với thị trƣờng, có nghĩa là sản phẩm do nó sản xuất có thể tồn tại trên thị trƣờng, nhƣng đến một giai đoạn nào đó, thì cơng nghệ khơng cịn phù hợp nữa. Do đó, ĐMCN là một nhu cầu tất yếu và phù hợp với qui luật phát triển.

ĐMCN là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ cơng nghệ đang sử dụng bằng cơng nghệ khác. Nó có thể là một cơng nghệ mới hoàn toàn chƣa bao giờ xuất hiện hoặc công nghệ đƣợc đổi mới một cách căn bản, đổi mới quá trình để tăng năng suất hay chất lƣợng của sản phẩm,hoặc ĐMCN để sử dụng nhiên liệu mới.

Theo Văn bản hƣớng dẫn Oslo (Oslo’s Manual- 2005) [35], đổi mới là việc đƣa vào ứng dụng một sản phẩm (vật dụng hay dịch vụ) mới hoặc cải thiện đáng kể hoặc quá trình, một phƣơng pháp tiếp thị mới hoặc một phƣơng pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh, tổ chức nơi làm việc hoặc các mối quan hệ bên ngoài. Yêu cầu tối thiểu cho một sự đổi mới là sản phẩm, quy trình, phƣơng pháp tiếp thị hay phƣơng pháp tổ chức của công ty phải mới (hoặc đƣợc cải thiện đáng kể).

Các hoạt động đổi mới là tất cả các hoạt động khoa học, cơng nghệ, tổ chức, tài chính và các bƣớc thực hiện thƣơng mại mà các hoạt động này thực sự, hoặc có thể đƣợc dùng để dẫn đến việc thực hiện đổi mới. Các hoạt động đổi mới cũng bao gồm các R & D không trực tiếp liên quan đến sự phát triển của một sự đổi mới cụ thể.

ĐMCN doanh nghiệp liên quan đến các loại đổi mới sau đây:

- Một đổi mới sản phẩm là sự ra đời của một đồ vật hay dịch vụ tốt, là mới

hay đƣợc cải thiện đáng kể liên quan đến đặc điểm hay mục đích sử dụng của nó. Điều này bao gồm cải tiến đáng kể về thông số kỹ thuật, linh kiện và nguyên vật liệu, phần mềm tích hợp, tính thân thiện với ngƣời dùng hoặc các đặc tính chức năng khác. Đổi mới sản phẩm có thể sử dụng kiến thức cơng nghệ mới hoặc có thể dựa vào cách sử dụng mới hoặc kết hợp các kiến thức hoặc cơng nghệ hiện có.

- Một đổi mới quá trình là việc đƣa vào thực hiện phƣơng pháp sản xuất hoặc phân phối mới hoặc cải thiện đáng kể những vấn đề này. Điều này bao gồm những thay đổi đáng kể về kỹ thuật, thiết bị và phần mềm. Đổi mới quy trình có thể đƣợc dùng để giảm chi phí đơn vị sản xuất hoặc giao hàng, để tăng chất lƣợng, hoặc để sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm mới hoặc cải thiện đáng kể các sản phẩm đó.

- Một đổi mới tiếp thị là dƣa vào thực hiện một phƣơng pháp tiếp thị mới liên quan đến thay đổi đáng kể trong thiết kế hoặc đóng gói sản phẩm, sắp đặt sản phẩm, quảng bá sản phẩm hoặc giá cả. Đổi mới tiếp thị nhằm đấp ứng nhu

cầu khách hàng tốt hơn, mở ra thị trƣờng mới, hoặc định vị mới một sản phẩm của công ty trên thị trƣờng, với mục tiêu tăng doanh số bán hàng của công ty. - Một đổi mới tổ chức là việc đƣa vào thực hiện một phƣơng pháp tổ chức

mới trong hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức nơi làm việc hoặc các mối quan hệ bên ngoài. Đổi mới tổ chức có thể đƣợc dùng để tăng hiệu suất (sự hồn thiện) của một cơng ty bằng cách giảm chi phí hành chính, chi phí giao dịch, nâng cao sự hài lịng nơi làm việc (và do đó năng suất lao động), tiếp cận với các tài sản khơng thể giao dịch (ví dụ, kiến thức bên ngồi khơng đƣợc hệ thống hóa) hoặc giảm chi phí vật tƣ

Muốn đổi mới cơng nghệ tốt thì phải xác định rõ mục tiêu và hoàn cảnh. ĐMCN phải chú ý ba khía cạnh nhất của xã hội đó là: nhu cầu xã hội, các nguồn lực của xã hội và đặc thù tình cảm của xã hội.

Trƣớc hết phải xem xét nhu cầu của xã hội không chỉ về công nghệ mà còn về sản phẩm do cơng nghệ đó sản xuất ra. Bất kỳ một công nghệ nào đƣợc đổi mới đều phải có đủ nhu cầu để thực hiện. Nhu cầu đó tạo ra lợi ích sau này cho cơng nghệ, nó phải lớn hơn chi phí bỏ ra để chế tạo ra cơng nghệ đó.

Các nguồn lực xã hội cũng có ý nghĩa đối với việc áp dụng công nghệ thành cơng. Một cơng nghệ cần có đủ các nguồn lực- vốn, vật tƣ, thông tin và con ngƣời có trình độ - để thực hiện. Điều này nói lên rằng xã hội có đủ nguồn vốn để có thể đƣa sản phẩm cơng nghệ ra thị trƣờng hay khơng, nó có thể đƣợc áp dụng từ một phạm vi nhỏ đến một phạm vi lớn hay khơng,trình độ của con ngƣời có đủ để áp dụng cơng nghệ hay khơng, khi áp dụng với phạm vi rộng rãi thì việc đào tạo ngƣời sử dụng s nhƣ thế nào, đồng thời có thể đƣa các nguồn lực sẵn có trong xã hội để cho các cơng nghệ mới sử dụng hay không.

Đặc thù tình cảm của xã hội muốn nói lên rằng xã hội đó có tiếp nhận các ý tƣởng mới của sản phẩm hay không trong một mơi trƣờng mà các nhóm ngƣời sẵn sàng xem xét sự áp dụng một cách nghiêm túc, khách quan, lấy

hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu. Nếu tình cảm xã hội có xu hƣớng tốt s tạo điều kiện cho hoạt động ĐMCN thuận lợi hơn và ngƣợc lại.

c) Vai trị của đổi mới cơng nghệ

Với một công nghệ ở một thời điểm nhất định s có một giới hạn về năng lực sản xuất sản phẩm với một lƣợng đầu vào đã cho. ĐMCN là một tiến bộ về cơng nghệ. Tiến bộ đó nằm dƣới dạng phƣơng pháp mới về sản xuất hay kỹ thuật; mới tổ chức, quản lý hay marketing mà nhờ đó sản phẩm s đƣợc tạo ra với năng suất cao hơn, chất lƣợng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và do đó giá cả có thể giảm xuống. Đối với việc tạo lập môi trƣờng kinh doanh, cơng nghệ và tiến bộ cơng nghệ vừa có vai trị, ảnh hƣởng trực tiếp, vừa có ảnh hƣởng gián tiếp.

Trong môi trƣờng quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, công nghệ đƣợc xem là công cụ chiến lƣợc để phát triển KT-XH một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về ĐMCN nhằm nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm, tạo đƣợc ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng…

Mỗi sản phẩm đều có một chu trình sống nhất định, tức là nó đƣợc sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu khơng có những hoạt động nhằm ĐMCN thì chắc chắn hệ thống cơng nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… s trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ. ĐMCN s giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho ngƣời và thiết bị, giảm tác động xấu đến mơi trƣờng. Đặc biệt, về mặt lợi ích thƣơng mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp s tạo đƣợc ƣu thế vững vàng trên thị trƣờng cạnh tranh.

Đối với các doanh nghiệp NVV Việt Nam, do yếu về năng lực tài chính, sử dụng cơng nghệ lạc hậu; máy móc, thiết bị, dây chuyền cơng nghệ cũ, mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành chè việt nam (nghiên cứu trường hợp công ty chè á châu) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)