9. Kết cấu của luận văn
2.3. Tổng quan về chính sách hỗ trợ tài chính cho đổi mới công nghệ đố
2.3.1. Chính sách tín dụng
Đối với DN tài chính là vấn đề sống còn để duy trì sự tồn tại. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 30/11/2012, cả nƣớc có 48.473 doanh nghiệp (DN) giải thể, tạm dừng hoạt động, trong đó 39.936 DN dừng hoạt động và 8.537 DN đã giải thể. Dự báo đến hết ngày 31/12/2012, con số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động trên cả nƣớc trong năm 2012 khoảng 55.000 DN. Trong khi đó, số lƣợng DN đăng ký thành lập mới của cả nƣớc vẫn tiếp tục xu hƣớng giảm từ đầu năm, đến tháng 11/2012 là 62.794 DN, giảm 10% về số DN và giảm 8,4% về vốn đăng ký. Đây là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực, số lƣợng DN thành lập mới có sự giảm sút so với cùng kỳ năm trƣớc. Từ năm 2012 đến nay DNNVV vẫn phải vật lộn với khó khăn khi nền kinh tế chung vẫn chƣa hồi phục. Và một trong những kênh mà DN tìm sự hỗ trợ về tài chính là tín dụng từ ngân hàng. Tuy nhiên chính sách tín dụng hiện tại còn nhiều hạn chế đối với DNNVV đặc biệt là cho hoạt động đổi mới công nghệ. Theo ông Mai Hữu Tín, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tƣ U&I phát biểu tại một diễn đàn kinh doanh ở TP Hồ Chí Minh thì có sự phân biệt khá rõ giữa các nhóm doanh nghiệp Việt Nam và trong đó, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phải chịu khó khăn nhiều nhất vì rất khó tiếp cận vốn vay và nếu tiếp cận đƣợc thì phải chịu chi phí vốn cao hơn các nhóm doanh nghiệp khác.
Trên thực tế nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần nhƣ không nhận đƣợc sự ƣu đãi nào từ phía ngân hàng, muốn vay vốn để đổi mới công nghệ, thu mua nguyên liệu hay làm bất cứ việc gì chỉ có một phƣơng thức duy nhất đó là thế chấp tài sản. Tháng 1 năm 2006 Hiệp hội chè Việt Nam từng tổ chức một cuộc họp giữa các đại điện doanh nghiệp chè khu vực phía Bắc và đại diện ngân hàng Techcombank, phía ngân hàng cũng có giới thiệu về các dịch vụ tín dụng của ngân hàng và hứa s hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc vay vốn. Nhƣng cho đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp vẫn chỉ có thể vay theo phƣơng thức thế chấp tức là dùng tài sản thế chấp cho ngân hàng để vay vốn. Không chỉ vậy các ngân hàng còn rất dè dặt đối việc cho doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì việc đổi mới công nghệ không thể mang lại hiệu quả tức thời trong thời gian ngắn, trong khi đó việc đầu tƣ đòi hỏi chi phí cao. Trong một buổi làm việc giữa đại diện doanh nghiệp và Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Nguyễn Văn Bình, các doanh nghiệp cũng có ý kiến về việc ngân hàng hạn chế việc cho doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn đặc biệt là theo hình thức tín chấp. Thống đốc Nguyễn Văn Bình có ý kiến để vay vốn trung và dài hạn doanh nghiệp cần quy hoạch vùng nguyên liệu và đánh giá tiềm năng phát triển thị trƣờng của mình. Ngay từ ý kiến trên thì gần nhƣ cánh cửa tín dụng đã đóng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ngay cả doanh nghiệp cỡ vừa cũng chƣa đủ khả năng quy hoạch vùng nguyên liệu chƣa nói đến các doanh nghiệp nhỏ vốn chỉ đủ năng lực sản xuất ở quy mô nhỏ. Và nhƣ vậy cái vòng luẩn quẩn lại bắt đầu, ngân hàng e ngại cho doanh nghiệp vay vì sợ không thanh khoản đƣợc, nợ xấu khó đòi còn doanh nghiệp thì không thể và không đủ năng lực chứng minh khả năng thanh khoản của mình cho ngân hàng. Đối với những cán bộ tín dụng của ngân hàng nhƣ thực tế các cán bộ của hai ngân hàng Exim Bank và Vietin Bank mà tác giả có điều kiện làm việc thƣờng xuyên, họ không hiểu và cũng tự thấy không cần hiểu rõ thế nào là công nghệ hay đổi mới công nghệ, họ chỉ cần biết một điều anh có gì để thế chấp và liệu anh có thể thanh toán khoản vay hay không. Nhƣ vậy DNNVV muốn tiếp cận nguồn tín dụng
để đổi mới công nghệ gặp khó ngay từ sự hiểu biết về công nghệ của cán bộ ngân hàng. Tiếp theo đó là khó khăn về mặt thủ tục, đối với các doanh nghiệp nhỏ thiếu kiến thức về tài chính thì việc lo đƣợc một loat các giấy tờ hay xây dựng đƣợc một phƣơng án kinh doanh trình cho ngân hàng để vay vốn mất rất nhiều thời gian và công sức. Quá trình xin vay vốn đòi hỏi nhiều văn bản giấy tờ; thủ tục công chứng gây mất thời gian và chi phí; các yêu cầu xây dựng phƣơng án/dự án sản xuất kinh doanh và chứng minh hiệu quả của phƣơng án/dự án vƣợt quá khả năng của nhiều DNNVV.Tác giả đã có một cuộc điều tra nhỏ đối với 30 doanh nghiệp tƣ nhân sản xuất chè tại vùng Thanh Sơn, Phú Thọ thì để vay đƣợc vốn đầu tƣ một máy tách cẫng hay một xây một lò sấy chè, trung bình doanh nghiệp mất gần nửa tháng đến một tháng để hoàn thiện hồ sơ thủ tục. Theo ông Phạm Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ đúc kết rằng, do gặp phải khó khăn về sức mua, chi phí đầu vào (vật tƣ, nhân công…), khó khăn do thẩm định giá tài sản thế chấp… nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất. Nhóm hợp tác xã gặp nhiều khó khăn khi vay vốn do tài sản thế chấp từ nông nghiệp rất thấp, nhiều hợp tác xã đã nộp hồ sơ vay vốn nhiều lần nhƣng không vay đƣợc vốn. Những doanh nghiệp đã đƣợc vay thì gặp phải khó khăn nhƣ: phí bảo lãnh cao (0,5% đối với vốn vay trung hạn và 1% đối với vốn vay dài hạn), nếu không trả đƣợc nợ, doanh nghiệp trả lãi suất quá hạn là 150% mức lãi suất đang áp dụng và để có thể trả nợ ngân hàng, một số chủ doanh nghiệp phải dùng tài sản cá nhân để trả nợ gốc khi đến hạn. Tại Công ty TNHH Chè Á Châu, một doanh nghiệp cỡ vừa đã có gần 10 năm sản xuất và xuất khẩu chè thì hiện tại toàn bộ kinh phí hoạt động của doanh nghiệp là từ vốn vay ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 7 căn nhà, 2 nhà máy với toàn bộ cơ sở vật chất đƣợc đem ra thế chấp ngân hàng để vay vốn. Khi công ty muốn đầu tƣ đổi mới công nghệ nhƣ năm 2006 công ty đầu tƣ nhập khẩu dây chuyền sản xuất chè đen theo công nghệ CTC thì công ty phải thế chấp dây chuyền cho ngân hàng ngay khi mua để đƣợc vay 60% trị giá hợp đồng mua bán và phải chịu lãi suất 14% cho khoản vay, và theo phía ngân hàng Exim Bank đây là sự ƣu đãi lớn
vì thông thƣờng doanh nghiệp phải thế chấp tài sản hiện có trƣớc khi vay vốn đầu tƣ thiết bị. Với những doanh nghiệp không đủ tài sản để thế chấp thì đƣơng nhiên họ không có khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Và đối với ngân hàng họ không phân biệt các hoạt động của doanh nghiệp là thu mua nguyên liệu, đổi mới công nghệ hay mua thêm trang thiết bị. Nhƣ vậy đối với hoạt động đổi mới công nghệ không hề có mức lãi suất ƣu đãi nào cả, tất cả theo lãi suất quy định chung. Mặc dù Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc có đề cập đến việc liên kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Khoa học Công nghệ lựa chọn 30 dự án trên cả nƣớc để tham gia chƣơng trình cho vay thí điểm liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nhƣng rõ ràng việc này chỉ có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp quốc doanh còn đối với DNNVV thì gần nhƣ không có cơ hội tiếp cận. Trên thực tế các doanh nghiệp tƣ nhân có ít ƣu thế hơn so với các doanh nghiệp nhà nƣớc, và các doanh nghiệp nhỏ có ít ƣu thế hơn so với các doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng. Mặc dù các doanh nghiệp lớn có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn phong phú hơn nhƣ phát hành cổ phiếu và trái phiếu, song nguồn vốn huy động từ thị trƣờng chứng khoán chƣa nhiều, tỷ trọng lớn vốn ngân hàng vẫn đƣợc dành cho các doanh nghiệp lớn. Thực tế cho thấy có sự phân biệt đối xử khi các doanh nghiệp lớn thƣờng đƣợc các tổ chức tín dụng ƣu tiên vay vốn hơn các DNNVV do những doanh nghiệp lớn có ƣu thế hơn về tài sản, có mối quan hệ tốt hơn với các TCTD. Các doanh nghiệp nhà nƣớc cũng có lợi thế hơn khi tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tín dụng so với các DN tƣ nhân bên cạnh lý do tài sản đảm bảo lớn còn có tâm lý các TCTD coi cho vay các DNNN là an toàn vì những doanh nghiệp này đƣợc Nhà nƣớc bảo lãnh. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), tính đến hết tháng 4 năm 2014, tổng số doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với TCTD đƣợc lƣu trữ trong kho dữ liệu là 216.129 doanh nghiệp, trong đó, số doanh nghiệp còn dƣ nợ là 112.583 doanh nghiệp, tƣơng đƣơng 30% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Nhƣ vậy, tỷ lệ doanh nghiệp đang có vay vốn
ngân hàng trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động đạt 30%, tỷ lệ doanh nghiệp không sử dụng tín dụng ngân hàng chiếm khoảng 70%.
2.3.2. Chính sách thuế
Để thúc đẩy ứng dụng công nghệ, Nhà nƣớc đã áp dụng các mức ƣu đãi tƣơng đối cao đối với hoạt động KH&CN với các sắc thuế, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế đất (bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất). Đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi tƣơng đối rộng, bao gồm: nguyên vật liệu và thiết bị nhập khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ (ƣu đãi trong thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng), các hoạt động nghiên cứu triển khai và hoạt động dịch vụ KH&CN (ƣu đãi trong thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp). Ngoài ra, Nhà nƣớc còn cho phép doanh nghiệp hạch toán vốn đầu tƣ phát triển KH&CN vào giá thành sản phẩm; đƣợc lập Quỹ phát triển KH&CN trích từ lợi nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cho đến nay công cụ thuế để kích thích đổi mới công nghệ các doanh nghiệp chƣa có tác động rõ rệt do các nguyên nhân sau:
- Nhà nƣớc đã ban hành tƣơng đối nhiều loại ƣu đãi nhƣng chƣa phổ biến đầy đủ và kịp thời đến các đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi nên tác động của các chính sách này còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chƣa có đƣợc đầy đủ thông tin về chính sách, công cụ khuyến khích hỗ trợ của Nhà nƣớc.
- Phạm vi ƣu đãi về thuế là tƣơng đối rộng và các mức ƣu đãi cũng tƣơng đối cao. Tuy nhiên, những thủ tục để doanh nghiệp đƣợc hƣởng những ƣu đãi đó lại phức tạp và rƣờm rà do đó không phát huy đƣợc tác dụng. Mặt khác, đối tƣợng ƣu đãi rộng cũng s làm giảm tác dụng của chính sách ƣu đãi.
- Đối tƣợng miễn giảm thuế tƣơng đối nhiều trong khi chƣa có quy định cụ thể hƣớng dẫn cách thức để xác định các đối tƣợng đó, dẫn đến tình trạng các cơ quan thuế vừa gây khó dễ cho các đối tƣợng đƣợc ƣu đãi, vừa không xác định đƣợc đúng đối tƣợng ƣu đãi. Mặt khác,những quy định không rõ
ràng này còn tạo điều kiện cho các trƣờng hợp tiêu cực lợi dụng chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc xảy ra.
- Các chính sách ƣu đãi về thuế gần nhƣ không có tác dụng đối với các doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính (vốn) để thực hiện dự án đầu tƣ công nghệ.
- Những ƣu đãi về thuế xuất nhập khẩu s không còn sử dụng đƣợc trong thời gian tới, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế của các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng nhƣ TPP.
- Các doanh nghiệp chỉ đơn thuần nhập khẩu thiết bị về để nâng cao hiệu quả lao động thì không đƣợc ƣu đãi do không đƣợc tính vào hoạt động nghiên cứu KH&CN.
Có thể nói chính sách thuế hiện nay gần nhƣ không có tác dụng giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ mà chỉ có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào việc nghiên cứu KH&CN. Trên thực tế số lƣợng doanh nghiệp có khả năng tự đầu tƣ và thành lập bộ phận nghiên cứu và triển khai để có thể tự đổi mới công nghệ của mình không nhiều. Đại đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có thể mua các công nghệ sẵn có hoặc các dây chuyền sản xuất, trang thiết bị nhằm đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp của mình. Nhƣ vậy trong trƣờng hợp doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị từ nƣớc ngoài thì vẫn đóng thuế theo biểu thuế quy định của Nhà nƣớc, trừ các miễn giảm nếu có do các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng thì không có bất kỳ ƣu đãi nào khác. Các sắc thuế khác nhƣ thuế giá trị gia tăng hay thuế thu nhập doanh nghiệp đều không có ƣu đãi cụ thể nào có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ trừ trƣờng hợp doanh nghiệp tự nghiên cứu để tìm ra công nghệ mới.
Đối với ngành chè thì theo quy định trong biểu thuế của Bộ Tài chính, thuế xuất khẩu đổi với sản phẩm chè là 0%, tuy nhiên các dây chuyền sản xuất nhập về để đổi mới công nghệ, ví dụ nhƣ dây chuyền sản xuất chè đen
theo công nghệ CTC thì hoàn toàn áp thuế theo quy định tại biểu thuế không hề có bất kỳ ƣu đãi nào. Có nhiều doanh nghiệp nhỏ không thông thạo về thủ tục hải quan, không am hiểu về các công ty chuyên cung cấp thiết bị hoặc công nghệ chế biến chè trên thế giới, phải mua thiết bị thông qua các công ty khác chuyên về dịch vụ xuất nhập khẩu hoặc thƣơng mại với chi phí rất cao, và đƣơng nhiên cũng không có sự hỗ trợ nào về các sắc thuế.
Thời hạn ân hạn thuế cho đến hiện tại cũng là một vấn đề đối với các doanh nghiệp. Mặc dù có quy định về ân hạn thuế nhƣng hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều không có khả năng đáp ứng các tiêu chí theo quy định yêu cầu và hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều phải nộp thuế ngay mới có thể thông quan hàng hóa và cho doanh nghiệp lấy hàng đƣa về sử dụng. Với các dây chuyền, thiết bị hiện đại số tiền thuế phải nộp là không nhỏ có thể lên tới vài trăm triệu đồng, đây cũng là một gánh nặng đối với các doanh nghiệp nhỏ khi muốn đầu tƣ đổi mới công nghệ thì phải chuẩn bị tài chính cho 110% thậm chí 120% giá trị của dây chuyền sản xuất hoặc thiết bị.
Ngoài ra mặc dù đã có nhiều cải cách về thủ tục hành chính nhƣng vẫn còn tình trạng nhiều quy định không đồng bộ với nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định mức thuế phải nộp, các quy định trong thông tƣ hƣớng dẫn còn nhiều chi tiết không rõ ràng khiến cả cán bộ của cơ quan Nhà nƣớc lẫn doanh nghiệp đều vƣớng mắc khi thực hiện. Đặc biệt các thông tƣ, quy định điều chỉnh về thuế thay đổi nhanh trên nhiều lĩnh vực dẫn đến doanh nghiệp khó có thể nắm bắt kịp thời. Những vấn đề liên quan tới ƣu đãi thuế, hoàn thuế hay sự thiếu đồng bộ giữa quy trình thủ tục thuế, hải quan cũ và mới đang là những trở ngại, tạo nhiều vƣớng mắc cho doanh nghiệp. Tại hội thảo Cải cách thủ tục hành chính về thuế, chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam tổ chức ngày 23-10-2015, ông Đậu Anh Tuấn, Trƣởng ban Pháp chế VCCI, cho biết tuy các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang đƣợc áp thực hiện chế độ thuế và kế toán riêng, gọn hơn so với hệ thống kế toán chung, nhƣng vẫn còn khá phức tạp so với quy mô và tính chất hoạt