Mức độ stress của CBYT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông giảm stress (Trang 52 - 53)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bị ĐTB ĐLC N % N % N % N % N = 136 20 14.7 103 75.7 13 9.6 0 0 1.95 0.492

Qua bảng 2.3 chúng ta nhận thấy rằng đối với CBYT BVĐKHĐ mức độ stress thường xuyên có 20 người chiếm 14.7%. Đây không phải là con số quá cao, tuy nhiên đối với cán bộ y tế, người làm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nhưng lại đê cho mức độ stress thường xuyên như vậy sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ người bệnh cũng như ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của chính bản thân và gia đình. Mức độ stress của CBYT BVĐK HĐ tập trung nhiều nhất ở mức độ thỉnh thoảng với 103 người chiếm 75.7% trong khi đó mức độ CBYT hiếm khi bị stress chỉ có 13 người chiếm 9.6%. Điều này phù hợp với giả thuyết đưa ra là CBYT của viện là tương đối cao và tập ở mức độ thỉnh thoảng. Trong khi đó ĐTB của mức độ stress của khách thể nghiên cứu là 1.95% tương đương với mức độ thỉnh thoảng 1.5≤ĐTB,2.5).

2.3. Thực trạng biểu hiện stress của cán bộ y tế

Thực trạng các biểu hiện của stress được tìm hiểu trên 136 CBYT đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông thông qua 3 mặt biểu hiện, đó là biểu hiện về mặt cơ thể; biểu hiện về mặt cảm xúc; biểu hiện về mặt hành vi với các mức độ như sau: 1= không có biểu hiện, 2= hiếm khi có biểu hiện, 3= thỉnh thoảng có biểu hiện, 4= thường xuyên có biểu hiện, 5= rất thường xuyên có biểu hiện, biểu hiện của stress được nghiên cứu gồm 30 mục, trong đó có 10 mục biểu hiện về cơ thể, 12 mục biểu hiện cảm xúc, 7 mục biểu hiện hành vi.

2.3.1. Thứ bậc điểm trung bình của các mặt biểu hiển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông giảm stress (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)