.Những cách ứng phó với stres của CBYT bệnhviện đa khoa Hà Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông giảm stress (Trang 66)

Đông

Để tìm hiểu những cách ứng phó với stress của CBYT bvđk Hà Đông. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã liệt kê ra 15 cách ứng phó để khảo sát mức độ sử dụng của CBYT tương ứng với ác mức độ rất quan trọng, quan trọng, không xác định, bình thường, không quan trọng.

Biểu đồ 14. Cách ứng phó với stress của CBYT

Qua biểu đồ 14 chúng ta thấy rằng đối với những cách ứng phó với stress của CBYT thì có 5 cách ứng phó ĐTB cao nhất tương đương với độ quan trong (3.5≤ĐTB<4.5), trong đó cách ứng phó có ĐTB cao nhất là vấn đề cải thiện môi trường sống thoải mái ĐTB=4.08 và 66,2% CBYT cho rằng điều đó rất quan trọng.

Đây là cách mà CBYT nghĩ rằng nó sẽ giúp cho họ lấy lại được sự thoải mái trong công việc cũng như trong đời sống để làm giảm stress đối với họ. Có thể nói rằng trong cuộc sống nếu môi trường sinh hoạt, môi trường sống và môi trường làm việc nếu không được thoải mái, bị gò ép thì sẽ làm cho hoạt động của con người bị ức chế lâu ngày sẽ gây stress. Do đó nếu cải thiện môi được trường làm cho nó thoải mái và đễ chịu hơn, tránh đi những kích thích có hại cho chính bản thân CBYT. Trong 5 cách ứng phó có ĐTB cao nhất thì đều tập trung vào vấn đề đối mặt trực diện và tìm giải pháp thông quan suy nghĩ tích cực lạc quan, ăn uống điều độ tập sức khỏe nhưng ở thứ bậc thứ 5 cách ứng phó của CBYT là trút giận lên người khác, đây là một hành động tiêu cực nhưng khó tránh khỏi tại môi trường đầy áp lực, Nhất là khi tiếp xúc với một khối lượng bệnh nhân quá đông trên ngày khiến đôi khi

CBYT họ kìm nến cái áp lực bản thân bằng những lời nói có thể là trống không, không tôn trong đối với chính bệnh nhân .

Quan trọng nhất qua bảng chúng ta có thể nhận thấy ĐTB thấp nhất thuộc về hai cánh ứng phó tìm đến các tổ chức đoàn thể để nhờ sự hỗ trợ (như công đoàn, đoàn thanh niên) ĐTB= 2.38 và tìm đến các nhà chuyên môn giúp đỡ đây là hai giải ĐTB=2.13. Có thể nhận thấy do CBYT ngại thể hiện sự áp lực của mình một cách công khai, cũng như họ nghĩ rằng nếu mình nhờ sự giúp đỡ điều đó sẽ nghĩ CBYT họ yếu điều và không có khả năng trong công việc.

2.6. Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình CBYT bị stress Trƣờng hợp 1:

Anh T.T.K 28 tuổi, nghề nghiệp bác sĩ, hiện tại đang công tác tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Hà Đông, và ngồi phòng 204 phòng khám nhi tại khoa khám bệnh. Vào tháng 2/ 2019 anh K gặp phải vấn đề bị bố mẹ bệnh nhân nhi bảo hành tại khoa Nhi. phiếu khảo sát của anh có một số nội dung như sau: Về các mặt biểu hiển

Bảng 2.6. Các biểu hiện của trƣờng hợp bị stress Các biểu

hiện

Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng

Về mặt cơ thể

Rối loạn giấc ngủ; mệt mỏi

Có vế đề trong ăn uống, ăn uống không ngon

miệng, mặt mày ủ rũ

Chân tay buồn bã, cảm giác đau không rõ nguyên nhân Về mặt cảm xúc lo lắng vô cớ, cảm thấy chản nản, buồn bã, cảm thấy dễ bị tổn thương, ấm ức và muốn được chia sẻ Cảm thấy bồn chồn, bứt rứt Cảm thấy bị tổn thương, khó chịu trong người

Về mặt hành vi

Ngại giao tiếp với các đồng nghiệp, nhưng luôn muốn chia sẻ vấn đề mình gặp phải

Mất hứng thú với những thói quen trước đây, khó duy trì những hoạt động kéo dài

Không thể ngồi yên một chỗ

Những nguyên nhân khiến anh K thường xuyên bị stress như:

Bảng 2.7. Những nguyên nhân khiến anh K bị stress

Nhóm nguyên nhân Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều Nguyên nhân trong

công việc

Công việc có độ nguy hiểm cao, tình trạng bệnh nhân luôn quá tải; khối lượng công việc quá nhiều, tình trạng thiếu nhân lực, tuổi còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý tình huống gặp phải, đôi khi cảm thấy công việc không được an toàn, không có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ

Không có thời gian để nghỉ ngơi, phân công công việc không rõ ràng

Nguyên nhân do mối quan hệ tại nơi làm

việc

Lãnh đạo không quan tâm sâu sát tới công việc cũng như vấn đề nhân viên gặp phải, thờ ơ khi anh K gặp phải tổn thương bạo lực tại nơi làm việc

Luôn bị chỉ trích từ cấp trên, ít nhận được sự quan tâm động viên từ cấp trên, không được bảo vệ từ cấp trên khi người nhà bệnh nhân kích động. Địa vị xã hội chưa được tôn trọng

xứng đáng với những đóng góp

Do mối quan hệ với đồng nghiệp

Không được san sẻ công việc khi gặp bản than gặp phải chấn động về tinh thần, ít được động viên thăm hỏi

Không có cơ hội để nói chuyện cởi mở với đồng nghiệp

Do mối quan hệ với bệnh nhân và người

nhà bệnh nhân

Người nhà bệnh nhân thường xuyên chửi mắng đe dọa; gia đình bệnh nhân đòi hỏi yêu cầu bất hợp lý Nguyên nhân từ bên

ngoài cơ quan

Áp lực từ bố mẹ trong việc xây dưng gia đình sớm Nguyên nhân do môi

trường làm việc

ồn ào, lộn xộn, quá đông người, thiếu trang thiết bị

Cách mà anh K lựa chọn khi gặp phải chấn động tinh thần dẫn dến stress:

Hướng về những suy nghĩ tích cực, lạc quan với những điều tốt đẹp hơn; cải thiện môi trường sinh hoạt, môi trường sống, môi trường làm việc; Đối mặt với vấn đề gây stress để tìm cách giải quyết nó; Ăn uống điều độ và tập thể dục mỗi ngày; Chia sẻ tâm sự với bạn bè,người thân, đồng nghiệp; Giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ động nghiệp, bạn bè để tìm cách giải quyết vấn đề.

Khi chúng tôi nhân được phiếu khảo sát thì đây là một trường hợp đặc biệt không phải khi tiến hành khảo sát mới phát hiện anh K bị stress mà tôi đã biết trường hợp của anh từ khi có sự cố người nhà bạo lực anh tại khoa Nhi.

Nguyên nhân gây stress cho anh là do công việc quá tải nhân lực tại khoa Nhi thiếu và số bệnh nhi cao nhất là thời điểm giao mua, bệnh nhi thuộc đối tượng đặc biệt và được quan tâm sâu sắc nên chỉ một vấn đề nhỏ mà

K có bị người nhà bệnh Nhi bao lực khiến anh lo lắng, sợ sệt và cả xấu hổ với đồng nghiệp, thu mình và dẫn đến “stress”

Công việc hiện tại của anh K là làm việc tại khoa Nhi và ngồi phòng khám Nhi tại khoa khám bệnh do sự sắp sếp phân lịch của lãnh đạo. Anh chia sẻ hầu hết anh sẽ làm việc tại phòng khám nhi vào các buổi sáng trong tuần và sẽ rút về khoa Nhi là buổi chiều, chưa kể lịch trực và lịch làm việc tại đơn nguyên khám tự nguyện. Vị nhân lực bác sĩ tại khoa Nhi thiếu anh là bác sĩ trẻ, nên hay nhận được sự phân công công việc nặng hơn và ưu tiên các bác sĩ nữa đã có gia đình nên công việc của anh khá bận rộn và áp lực, ngoài ra ngồi tại phòng khám nhi bệnh nhi đông, lộn xộn, ồn ào, thời tiến nóng khiến bản thân anh cũng khó kiềm chế được cảm xúc khi bị áp lực công việc.

Hiện tại anh K rất mệt mỏi vì khối lượng công việc nhiều, áp lực gia đình về chuyện xây dựng gia đình mà bản thân anh lại không có thời gian cho việc riêng cá nhân của mình, lương công chức bác sĩ ít ỏi.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2, đã làm rõ thực trạng stress của CBYT Bệnh viện đa khoa Hà Đông thông qua khảo sát, điều tra đối tượng CBYT hiểu biết như thế nào về stress, hiểu mức độ CBYT bị stress các nguyên dẫn đến stress của CBYT là gì qua đó tìm hiểu cánh ứng phó stress của CBYT Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã thực sự hiệu quả chưa còn gặp phải khó khăn gì.

Từ khảo sát trên nhận thấy thực trạng CBYT bệnh viện đa khoa Hà Đông vẫn gặp phải vấn đề stress và đối tượng điều dưỡng, hộ lý lại hạn chế kiến thức về stress…

Từ thực trạng stress của CBYT hiện tại cũng như nhu cầu cần có giải pháp hỗ trợ hiệu quả hơn nhằm giảm stress đối với CBYT trong môi trường làm việc nâng cao hiểu quả khám chữa bệnh cho người dân.

CHƢƠNG 3: VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

TRONG VIÊC GIẢM “STRESS” CHO CÁN BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG

3.1. Nhu cầu cần hỗ trợ giảm “stress” của cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Qua tìm hiểu phân tích thực trạng stress của CBYT BVĐK Hà Đông nhận thấy rằng CBYT tại viện đang âm thầm chịu stress mà gần như không có sự quan tâm động viện của lãnh đạo, cũng như không có biện pháp khắc phục, giúp đỡ từ cấp trên mà đang tự mình gồng gánh và đâu phải CBYT nào cũng có thể vượt qua được vấn đề khó khăn của mình dẫn đến căng thẳng tâm lý, stress gây hậu quả nặng nề đối bản thân gia đình và cả xã hội khi họ đang có nhiệm vụ cứu chữa người bệnh.

Qua điều tra ta thấy hiểu biết của CBYT về stress chỉ ở mức độ tương đối chiếm 62,5%, trong khi đó hiểu biết rất nhiều stress chỉ chiếm 1.5%. Điều này cho thấy đối tượng làm trong ngành y mà chỉ hiểu biết về stress chỉ ở mức tương đối đa phần là đối tượng điều dưỡng, trong khi đó người tiếp xúc và chăm sóc bênh nhân hàng ngày 24/24 là đối tượng điều dưỡng mà hiểu biết rất nhiều về stress chỉ chiếm có 5.7%. Vẫn còn tình trạng stress xảy ra đối với CBYT ở mức độ thỉnh thoảng lên tới 75.7% và thường xuyên là 14.7% đây là một con số có thể khiến người ta bắt đầu lo ngại.

Bên cạnh đó là nguyên nhân dẫn đến stress của CBYT BVĐK Hà Đông cụ thể phải kể đến là nguyên nhân công việc ấp lực, khối lượng công việc quá nhiều mà lại không có sự quan tâm động viên từ cấp trên, môi trường làm việc thì ôn ào,lộn xộn thiếu trang thiệt bị làm việc… đây là thực trạng khảo sát cũng từ đó có những cơ sở giúp ban lãnh đạo bệnh viện cân nhắc và đầu tư cải thiện bệnh viện giúp CBYT có môi trường làm việc hiểu quả và chất lượng.

Cuối cùng là cách ứng phó của CBYT khi gặp vấn đề stress đa phần họ cải thiện môi trường làm việc của mình đây là một biện pháp đúng và tốt tuy

nhiên họ có thể làm được và hiệu quả hay không nêu không có sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo, đồng nghiệp, có những CBYT đưa ra biện pháp là dùng rượu và các chất kích thích khác để làm giảm bớt sự căng thẳng đây là một biện pháp tiêu cực, gây hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc họ đang phải làm. CBYT họ quên đi rằng họ có thể tìm đến tổ chức để giúp đỡ mình hay gần nhất đó là tìm đến phòng Công tác xã hội để được trợ giúp và lắng nghe tiêng nói của họ và giúp họ nói lên tiếng nói của mình đến Ban lãnh đạo và khắc phúc tình trạng đó. Hầu hết CBYT chưa hiểu hết về vai trò của Công tác xã hội trong bệnh viện, mặc dù công tác xã hội đã tồn tại trong môi trường bệnh viện đã phát triển nhưng họ lại không hiểu rằng ngoài hỗ trợ người bệnh công tác xã hội còn giúp họ nói lên tiếng nói và quyền lợi của cán bộ công viên chức trong bệnhviện.

Qua cái nhu cầu của CBYT cũng như để CBYT hiểu rõ hơn về vai trò công tác xã hội trong bệnh viện và nhân viên công tác xã hội có thể hỗ trợ họ giảm đi stress, đề xuất giúp cải thiện môi trường làm việc, lập kế hoạch giải trị cho nhóm đối tượng là CBYT để giảm thiểu và dự phòng tình trạng stress trong bệnh viện đa khoa Hà Đông.

3.2. Vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện công tác xã hội nhóm cho các đối tượng cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông nhóm cho các đối tượng cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông

3.2.1.Thành lập nhóm giải trí cho đối tượng cán bộ y tế Bước 1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm Bước 1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm

Xác định mục tiêu của nhóm

NVCTXH bắt đầu hoạt động từ tìm hiểu thực trạng đến xây dựng và tiến hành can thiệp theo mô hình công tác xã hội nhóm giải trí đối với cán bộ y tế đang có dấu hiệu căng thẳng trong công việc tại bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Mục đích chung: tạo môi trường vui chơi giải trí lành mạnh sau giờ làm, giảm thiểu và phòng ngừa các dấu hiệu căng thẳng stress.

Đánh giá khả năng thành lập nhóm

Đánh giá khả năng tham gia của các nhóm viên

Trong quá trình khảo sát thực trạng stress của cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, quá trình tác động đến CBYT có dấu hiệu căng thẳng, áp lực trong công việc và các khoa có CBYT gặp tình trạng trên tự nguyện tham gia hoạt động vào nhóm. Từ những điều kiện đã nêu trên, NVCTXH nhận thấy khả năng thành lập nhóm giải trí với CBYT tại BVĐK Hà Đông bước đầu thành công với số lượng thành viên là 12 thành viên (8 nữ và 4 nam) có dấu hiệu căng thẳng.

Đánh giá khả năng tài trợ nhóm và các nguồn lực khác

Vì đều là cán bộ y tế có công việc ổn định nên kinh phí hoạt động của nhóm sẽ từ các thành viên tham gi đóng góp mỗi thành viên 200.000đ/tháng.

Thành lập nhóm

Trong quá trình thu thập thông tin qua phiếu khảo sát, NVCTXH xác định những CBYT có biểu hiện căng thẳng. Sau đó NVCTXH xin phép Ban giám đốc xin địa điểm tại hội trường trực tuyến bệnh viện tầng 4 tòa nhà chức năng BVĐK HĐ và mời nhóm CBYT này lên hội trường và trao đổi về tác hại của stress, biệu hiện, nguyên nhân của stress và đề xuất thành lập nhóm thân chủ thông qua tiến trình công tác xã hội nhóm để cải thiện thực trạng căng thảng stress của CBYT trên tinh thần tự nguyện của chính các CBYT.

Sau quá trình trao đổi, NVCTXH đã nhân được sự đồng ý của 10/10 CBYT có biểu hiện căng thẳng tham gia vào hoạt động nhóm.

Đinh hướng cho các thành viên trong nhóm

Sau khi thành lập nhóm, NVCTXH xây dựng tiếc các hoạt động tiếp sau của nhóm; trong đố tôi chú trọng xây dựng trước tiên các buổi sinh hoạt nhóm đầu tiên. Và định hướng cho các thành viên trong nhóm xác định được mục đích hoạt động của nhóm, hình thức hoạt động của nhóm, tiến trình hoạt động của nhóm cụ thể:

Bước 2: Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động Bước 3: Giai đoạn can thiệp/thực hiện nhiệm vụ Bước 4: Giai đoạn kết thúc

Chuẩn bị môi trường

chuẩn bị cơ sở vật chất

NVCTXH có ý kiến đề nghị với Ban giám đốc bệnh viện đồng ý cho nhóm được sử dụng hội trường giao ban trực tuyến để thuận tiện cho các thành viên mhoms trong quá trình đi lại và có bầu không khí toải mái, an toàn. Đồng thời với đó, NVCTXH có ý kiến đề nghị Ban giám đốc cho phép sử dụng máy chiếu, quạt, bàn ghế, bảng khoảng từ 4h35 đến 5h30 trong ngày đây là khoảng thời gian đã kết thúc ngày làm việc của cán bộ y tế. Cơ sở vật chất này do NVCTXH quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp khi có mất mát hay hư hỏng xảy ra, còn các thành viên nhóm là người chịu trách nhiệm gián tiếp khi có mất mát hư hỏng.

. Chuẩn bị kế hoạch tài chính

Tôi xây dựng kế hoạch dự trù tài chính cho các hoạt động của nhóm: Nước uống, chi phí điện, nước sinh hoạt (chi phí trong thời gian nhóm hoạt động tại bệnh viện) các chi vui chơi giải trí thể dục thể thao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông giảm stress (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)