Định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Mường HòaBình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá mường hoà bình (Trang 81 - 86)

2.6.2 .Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Lạc Sơn

3.2. Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh HòaBình đến năm 2020

3.2.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Mường HòaBình

3.2.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch tại huyện Tân Lạc

Qua thông tin nghiên cứu và đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch đang khai thác và lợi thế trong phát triển sản phẩm du lịch tại huyện, mục tiêu xây dựng sản phẩm du lịch chính của huyện bao gồm:

-Du lịch sinh thái: khu thắng cảnh quốc gia động Hoa Tiên là một trong điểm du lịch hấp dẫn trên tuyến du lịch hồ Hòa Bình với các địa danh như đền Thác Bờ,

động Thác Bờ cần xây dựng tuyến giao thông phục vụ hoạt động du lịch. Tại đây, do bao gồm cả du lịch văn hóa và sinh thái nên có thể mở rộng địa bàn khai thác du lịch cả trên cạn và trên sông, tu sửa và đẩy mạnh công tác tuyên truyền điểm du lịch đến với du khách bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, cần mở ra ban quản lí điểm du lịch, quy hoạch du lịch và đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ du lịch. Du khách có thể tham quan theo lộ trình: Động Hoa Tiên – Động Thác Bờ - Thung Nai; Khu du lịch Thung Nai – Khu thắng cảnh quốc gia động Hoa Tiên. Các điểm tham quan trên tuyến du lịch du khách tham quan động Hoa Tiên, sau đấy đi thuyền ra tham quan động Thác Bờ, và đền Thác Bờ, rồi về bến tàu du lịch Thung Nai. Tại động Hoa Tiên du khách tam quan trong lòng động với cảnh sắc huyền bí lung linh hiện ra trước mắt du khách, vẻ đẹp tuyệt vời của vô vàn khối nhũ đá, măng đá, cột đá với nhiều hình thù kỳ thú và hấp dẫn, du khách có thể thỏa sức tưởng tượng theo ý thích của mình, tiếp đến du khách tham quan động Thác Bờ nằm trong dãy núi Chủa bên bờ hồ Hòa Bình thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa, Tân Lạc. Động nằm ở sườn núi phía Bắc của dãy núi Chủa nhìn ra mặt sông, du khách tham quan lòng động với những kiến tạo của lịch sử và trầm tích mang đến vẻ đẹp đặc sắc của nhũ đá, măng đá, tiếp đến du khách đi thuyền tham quan đền Thác Bờ - đây là điểm du lịch hấp dẫn về tâm linh, hàng năm có nhiều du khách đến lễ chùa, cầu năm mới sức khỏe , an lành cho gia đình, đây cũng là nơi hay diễn ra lễ mở phủ theo tín ngưỡng thờ mẫu của đồng bằng Bắc Bộ. Buổi trưa du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương như cá nướng, xôi đồ, cỗ lá, thịt trâu nấu lá lồm, rượu cần, rượu Mai Hạ …là những món ăn nổi tiếng của người Mường Hòa Bình, thường tiếp đãi khi có khách quý đến nhà, hoặc tổ chức trong các sự kiện lớn của gia đình, bản Mường.

-Du lịch văn hóa : đài tưởng niệm các liệt sĩ Tây Tiến, hang Muối nằm dưới chân núi Khến thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Tại đây, cần tổ chức các buổi khảo sát và thiết kế các chương trình du lịch, tạo các sản phẩm du lịch bổ sung như kết hợp các điểm du lịch khác trong và ngoài huyện như huyện Kim Bôi, thành phố Hòa Bình với các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch văn hóa nhằm tạo tính liên kết du lịch , đa dạng sản phẩm du lịch. Tại các điểm du lịch này,

du khách có thể làm lễ dâng hương tại đài tưởng niệm các liệt sĩ Tây Tiến, nghe Hướng dẫn viên kể về lịch sử của đoàn quân Tây Tiến, những chiến công và tìm hiểu thêm về con người sinh sống nơi mảnh đất này, sau đó du khách tham quan hang Muối – tham quan và tìm hiểu về di chỉ khảo cổ học, các dấu tích của người nguyên thủy còn tìm thấy.

-Du lịch cộng đồng: xóm Cú xã Tử Nê – Thanh Hối cần phát triển và nhân rộng điểm du lịch đến với nhiều bản Mường trên toàn tỉnh, với nghề thủ công truyền thống đầu tư bảo tồn các làng nghề nhằm xây dựng trở thành điểm tham quan,trải nghiệm cho du khách, đồng thời sản xuất các mặt hàng lưu niệm , quà tặng, giới thiệu ẩm thực như nghề dệt thổ cẩm,đan lát, làm rượu cần… nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập tại chỗ. Ngoài ra, có thể mở các lớp dạy tiếng Mường, các lớp nấu ăn các món ăn Mường để phục vụ nhu cầu của du khách.

-Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan: cây đa xóm Bào xã Thanh Hối được công nhận là cây di sản, du khách có thể tham quan và chụp ảnh lưu niệm, đi bộ trên tuyến du lịch Tử Nê – Thanh Hối, ngắm cảnh, tham gia sinh hoạt với người dân địa phương….

3.2.2.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch tại huyện Lạc Sơn

Huyện Lạc Sơn hiện nay đang có rất ít chính sách đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch tại huyện. Song, nhìn về điểm mạnh điều kiện tự nhiên, văn hóa của huyện, điểm sáng trong xây dựng các sản phẩm đặc trưng như sau:

-Du lịch tham quan các di tích lịch sử: tìm hiểu văn hóa Mường qua các di chỉ khảo cổ học có niên đại 16.000 -17.000 năm ở các hang ở xóm Trại xã Tân Lập, hang Dúng ở xóm Võ thuộc xã Nhân Nghĩa, ngôi mộ cổ có niên đại thời Trần – Lê thuộc đồi Thung xã Quý Hòa, di chỉ ở ngôi mộ cổ trên núi Ngọc Lâu ở xóm Chiềng xã Ngọc Lâu, khu di tích Mường Khói tại xã Ân Nghĩa…Tại đây, cần khảo sát các điểm du lịch, xây dựng nội dung thuyết minh tại chỗ, đào tạo đội ngũ lãnh đạo có kiến thức về du lịch và điểm du lịch, bổ sung các sản phẩm du lịch bổ sung như hệ thống nhà hàng, khách sạn tại trung tâm huyện, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch như đầu tư hệ thống chiếu sáng trong hang, xây dựng mô hình phòng tham

quan bên ngoài, tạo hành lang điểm du lịch nhằm phục vụ hoạt động du lịch thuận tiện và cung cấp dịch vụ kịp thời.

-Du lịch sinh thái: vùng đệm rừng Cúc Phương tại 3 xã vùng cao là Ngọc Sơn, Ngọc Lâu và Tự Do.Tại đây, du khách có thể tham quan rừng Cúc Phương kết hợp tham quan các bản du lịch người Mường, nên cần đầu tư trang thiết bị phục vụ du lịch như ban quản lí về du lịch, hệ thống giao thông thuận lợi, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch, nâng cao tại chỗ cho người dân kiến thức về du lịch, phục vụ du lịch, giao tiếp với du khách thân thiện, cởi mở, văn minh. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch nhằm giúp du khách biết đến điểm du lịch và các hoạt động du lịch tại đây, thu hút khách du lịch đến với địa phương và điểm du lịch.

-Du lịch lễ hội: bao gồm các hoạt động lễ hội cầu mùa ở Mường Vang( vùng Cộng Hòa), lễ hội đu tre của người Mường tại xã Văn Nghĩa, lễ hội Bình Cổi tại xã Bình Chân, lễ hội xuống đồng đền Cây Đa, và lễ hội đền Thượng ở xóm Nghĩa. Tại đây, cần xây dựng ban quản lý du lịch nhằm quy hoạch, thống nhất hoạt động du lịch trong thời gian lễ hội tại địa phương, tuyên truyền ý thức du khách bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh khi lễ hội nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất.

-Du lịch tâm linh: tìm hiểu trường phái đạo Phật tại thiền viện Trúc Lâm trên đồi Thung của xã Quý Hòa, bên cạnh văn hóa tín ngưỡng của người Mường tại Miếu Cây Thông.

3.2.2.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch tại huyện Kim Bôi

Trong đề án phát triển sản phẩm du lịch của huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 – 2015, chú trọng đến các loại hình sản phẩm trong đó tiếp tục đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện là nghỉ dưỡng và chữa bệnh:

- Du lịch nghỉ dưỡng: có thể kể đến như khu du lịch V’resort, khu du lịch Cửu Thác là những điểm du lịch thường được du khách lựa chọn nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần. Tại đây có hệ thống nhà hàng, khách sạn, tắm bể bơi, massage …phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của du khách.

-Du lịch sinh thái: Khu mộ cổ Đổng Thếch, khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến là những điểm du lịch sinh thái rất phù hợp với du khách mong muốn tìm về với thiên nhiên. Tuy nhiên, để phát triển hoạt động du lịch cần tổ chức khảo sát

điểm du lịch, xây dựng trang thiết bị du lịch như nhà hàng, khách sạn trong khu du lịch, đầy mạnh công tác quảng bá hình ảnh du lịch đến với du khách.

-Du lịch chữa bệnh: suối khoáng nóng Kim Bôi là tài nguyên du lịch hấp dẫn, thiên nhiên ưu đãi cho huyện Kim Bôi. Chính vì vậy, cần quảng bá hình ảnh du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch mang tính chất liên kết vùng, tỉnh trên địa bàn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch truyền thống như các sản phẩm nông nghiệp, dệt vải, rượu cần, còn mở rộng thêm các sản phẩm bổ sung như nước khoáng đóng chai, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp nhằm mở rộng thị trường du lịch.

3.2.2.4. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch huyện Cao Phong

Huyện Cao Phong hiện nay đang có những chính sách nhằm huy động xây dựng cơ sở vật chất và tiềm năng tương xứng với xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, tập trung vào khai thác các sản phẩm du lịch như sau:

-Du lịch văn hóa, tâm linh: cụm du lịch đền thác Bờ, tại đây cần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua các tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, điểm tham quan, khu vui chơi, giải trí, các đơn vị kinh doanh và vận chuyển du khách…

-Du lịch tham quan di tích lịch sử: khu di tích lịch sử văn hóa Cù Chính Lan, thăm di tích lịch sử văn hóa chùa Quèn Ang, vườn hoa núi Cối, chùa Khánh. Tại đây, cần xây dựng chương trình du lịch, tổ chức các tour khảo sát và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

-Du lịch sinh thái: khu du lịch sinh thái hồ Hòa Bình, tuyến du lịch Tân Phong –Dũng Phong –Yên Lập –Yên Thượng, tuyến du lịch Bình Thanh – Thung Nai- lòng hồ sông Đà, du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch hồ Cạn Thượng, thăm làng dân tộc Mường tại Xóm Cạn, Mừng xã Xuân Phong. Cần tổ chức các tour khảo sát tuyến điểm, sửa chữa và tu bổ giao thông góp phần thuận lợi đi lại, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị du lịch tại điểm du lịch, đào tạo người dân tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch địa phương.

-Du lịch cộng đồng: bản Mường xã Yên Thượng, Yên Lập, tuyến du lịch thị trấn Cao phong – Xuân phong, tham quan điểm làng cổ dân tộc như Mường, Dao, thăm quan các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm. Tại đây, cần nâng cao hiểu

biết của người dân trong tham gia hoạt động du lịch, giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc mình, đầu tư vốn nhằm giúp người dân mở các lớp dệt vải, nấu rượu cần, nấu ăn…

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hóa Mƣờng Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá mường hoà bình (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)