Kinh nghiệm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá mường hoà bình (Trang 33 - 37)

1 .Lý do chọn đề tài

1.1 .Cơ sở lý luận về văn hóa tộc ngƣời

1.5.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam

Kinh nghiệm khai thác văn hóa của dân tộc Khmer tại Nam Bộ trong việc phát triển du lịch:

Dân tộc Khơ Me tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long và tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang. Hiện nay, dân tộc Khơ Me đang lưu giữ nhiều các giá trị văn hóa, các công trình nghệ thuật truyền thống có thể kể đến như lễ cổ truyền Chôl Chnam Thmây (Vào năm mới), lễ Dolta, lễ Ook Om Bok, lễ Phật Đản,…Ngoài ra, có khoảng 600 ngôi chùa trong đó có chùa nổi tiếng như Chùa Hang ( Tp Trà Vinh), chùa Vàm Vay (Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh)… Các lễ hội lớn như Festival đua ghe với gần 100 đội đến từ nhiều tỉnh như Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên

2 . Trần Thúy Anh (chủ biên), Giáo trình du lịch văn hóa và những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, NXB Giáo

Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Cần Thơ...Cùng với đó là văn hóa về đời sống, sinh hoạt của dân tộc Khơ Me vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nhờ có chính sách đầu tư và quan tâm về phát triển du lịch, nên hầu hết các tỉnh có đồng bào Khơ Me đều xây dựng các tuyến điểm du lịch liên kết với các tỉnh nhằm tạo liên tuyến du lịch thăm quan và tìm hiểu đời sống người dân nơi đây. Đặc biệt đẩy mạnh khai khác văn hóa của dân tộc mình : do người dân nơi đây có ý thức gìn giữ giá trị văn hóa, ngay cả trong nhà chùa cũng giữ vị trí trung tâm trong vấn đề giảng giải dạy tiếng Khmer đến cộng đồng góp phần bảo vệ, giữ gìn vốn di sản văn hóa đó và giúp người dân nâng cao tri thức, trình độ hiểu biết. Các chương trình tour du lịch với những sản phẩm, chương trình du lịch mục đích thăm quan và tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc chùa Khơ me, các lễ hội…Đây cũng là hình thức góp phần xây dựng nền tảng bền vững cho việc gìn giữ văn hóa và phát huy văn hóa của dân tộc, hướng đến phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

Kinh nghiệm trong việc khai thác các giá trị văn hóa các tộc người thiểu số tại Hòa Bình điển hình là người Thái Trắng tại Mai Châu – Hòa bình:

Tại Hòa Bình người Thái chiếm khoảng 3,99 % dân số toàn tỉnh, trong đó tập trung tại huyện Mai Châu có khoảng 96% dân số cư trú. Là một vùng với vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội mà còn là vùng giàu truyền thống chống giặc, đấu tranh cách mạng của tỉnh Hòa Bình. Mai Châu là một huyện vùng cao, du lịch văn hóa cộng đồng tại Mai Châu được đánh giá là điểm khởi nguồn để phát triển, nhân rộng sang các địa phương khác. Năm 1993 UBND huyện Mai Châu đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Tại Mai Châu do người dân nhận thức đúng đắn những tiềm năng du lịch cộng đồng mang lại, nên hầu hết các hộ dân trong bản đều tự giác tham gia vào công việc phục vụ du lịch. Nhờ đó mà nhiều năm qua nền kinh tế của vùng tăng lên đáng kể, thu nhập của người dân đảm bảo, đặc biệt văn hóa của dân tộc được gìn giữ, giới thiệu đến bạn bè khắp nơi trong nước và trên thế giới.

Tiểu kết chƣơng 1 :

Hiện nay các điểm du lịch đang xây dựng các sản phẩm chiến lược cho địa phương mình, có thể nhận thấy trong các hoạt động như tăng cường các dịch vụ bổ sung, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, với mục tiêu tìm kiếm các sản phẩm du lịch thay thế trong tương lai. Trong đó, khai thác giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số cũng góp phần xây dựng sản phẩm du lịch mới, đặc biệt là các dân tộc có nền văn hóa phát triển lâu đời và bản sắc văn hóa còn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với tiềm năng văn hóa truyền thống của người Mường tại Hòa Bình, nên khai thác phục vụ du lịch, cần quản lý chất lượng tốt, sẽ mang đến các loại hình sản phẩm du lịch mới mẻ và đăc trưng, sẽ là điểm nhấn của du lịch Hòa Bình trong thời gian tới. Nhờ có định hướng phát triển du lịch từ các cấp, chính quyền, bên cạnh phát triển du lịch cộng đồng của địa phương, đã góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống kinh tế và tinh thần cho người dân nơi đây. Người dân – những chủ hộ gia đình đã nhận thức được lợi ích của việc tham gia du lịch, vấn đề cấp thiết trong phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình qua hoạt động du lịch. Ngoài ra, việc giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc Mường đã được các thế hệ trẻ tương lai kế thừa và tiếp nối truyền thống đó.

Thông qua việc tìm hiểu và phân tích những tiềm năng du lịch về tự nhiên và nhân văn của người Mường tại Hòa Bình, có thể nhận thấy nơi đây rất phù hợp để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng. Đặc biệt là khai thác và đẩy mạnh du lịch về văn hóa, di tích lịch sử, các làng nghề, và sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương gắn liền với du lịch theo định hướng bền vững trong tương lai. Những giá trị văn hóa độc đáo và riêng biệt này sẽ là tài nguyên vô cùng quý báu nhằm phát triển du lịch văn hóa Mường Hòa Bình nói riêng, du lịch tỉnh Hòa Bình nói chung. Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trong tương lai du lịch sẽ là ngành được quan tâm và ưu tiên phát triển hàng đầu của tỉnh Hòa Bình.

Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Mường tại Hòa Bình là công việc đòi hỏi cần có thời gian và sự góp sức của nhiều ban, ngành liên quan tham gia, nhằm mục đích chính tạo công ăn việc làm cho người dân ngay trên chính mảnh đất quê hương mình, và gìn giữ nền văn hóa đậm nét truyền thống của người Mường nơi đây. Phát

triển sản phẩm du lịch không chỉ bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa hiện có trên địa bàn, mà còn bao gồm phát triển nguồn tài nguyên con người, lễ hội, sự kiện... Đây sẽ là điểm mạnh của du lịch Hòa Bình trong định hướng phát triển du lịch là ngành kinh tế chiến lược trong tương lai.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÕA BÌNH VÀ VĂN HÓA MƢỜNG HÕA BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá mường hoà bình (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)