.Các chương trình du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá mường hoà bình (Trang 59 - 63)

Các hướng khai thác chủ yếu hiện nay của tỉnh Hòa Bình và định hướng phát triển du lịch trong tương lai có thể kể đến các chương trình du lịch sau:

-Du lịch văn hóa: bao gồm các di tích đã được xây dựng và khai thác trong du lịch có thể kể đến đền Miếu, Trung Báo( huyện Kim Bôi), Chùa Hang và Hang Chùa, Hang nước và động Thiên Tôn( huyện Yên Thủy), động Mường Chiềng( huyện Tân Lạc), động Tiên Phi(thành phố Hòa Bình), động Mãn Nguyện( huyện Lương Sơn), hang Mỏ Luông( huyện Mai Châu).

-Du lịch tham quan, nghiên cứu các công trình khảo cổ: bao gồm việc tìm hiểu nghiên cứu, tham quan các công trình có thể kể đến đó là Bảo tàng Hòa Bình, Mường Bi( huyện Tân Lạc); Các địa điểm khảo cổ học bao gồm Hang Muốn, hang Ma( huyện Tân Lạc), hang Khoài( huyện Mai Châu), động Phú Lão( huyện Lạc Thủy), khu mộ cổ Đống Thếch( huyện Kim Bôi), hang Tằm, hang Chổ, núi Sáng( huyện Lương Sơn), công viên Bảo Tàng( thành phố Hòa Bình).

-Du lịch nghỉ dưỡng: trong toàn tỉnh Hòa Bình có các khu nghỉ dưỡng, phù hợp với mọi đối tượng du khách như V’resort, V’star…đang ngày càng nâng cao về chất lượng phục vụ và cơ sở vật chất nhằm phục vụ mọi nhu cầu của du khách.

-Du lịch sinh thái: vị trí địa lý thuận lợi như địa hình bao gồm rừng núi trong đó có cả những rừng già nguyên sinh, hệ thống sông hồ như hồ Hòa Bình, hồ Sông Đà đây có thể là những địa điểm du lịch lý thú, trong việc phát triển du lịch sinh thái hướng đến du lịch xanh, du lịch bền vững vì môi trường.

-Du lịch thể thao: tại Hòa Bình hiện tại đang phát triển loại hình du lịch thể thao, du khách có thể lựa chọn môn thể thao quý tộc tại Sân gôn Phượng Hoàng tọa lạc tại huyện Lương Sơn, với diện tích tự nhiên 350 ha, và sân gôn Long Sơn (huyện Lương Sơn). Tại lòng hồ Hòa Bình có thể hướng đến phát triển loại hình thể thao dưới nước, có nhiều điểm du lịch có thể tổ chức leo núi, săn bắn…

-Du lịch cuối tuần: với khoảng cách địa lý rất gần với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình với nhiều cảnh đẹp, không gian rộng rãi, không khí trong lành và người dân hiếu khách, sẽ là lựa chọn điểm du lịch cuối tuần phù hợp với du khách xung quanh vùng.

-Du lịch hội nghị, hội thảo: ngoài địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo tại các điểm lưu trú du lịch. Tại Hòa Bình còn có thể tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh, sinh viên tìm hiểu đời sống dân tộc Mường, di tích thắng cảnh, công trình thủy điện Hòa Bình, tìm hiểu hệ thống động thực vật phong phú trên rừng, có thể tổ chức hội nghị với nhiều chuyên đề nghiên cứu khoa học.

-Du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe: Hòa bình có nguồn nước khoáng tốt ở Kim Bôi, Quy Hòa (huyện Lạc Sơn)…rất tốt cho việc chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho mọi người, ngoài ra Hòa Bình còn có vùng núi cao Kim Bôi, Lạc Sơn và vùng hồ Hòa Bình có khí hậu tốt là tiềm năng xây dựng những khu nghỉ dưỡng chữa bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế.

2.6. Hiện trạng hoạt động du lịch tại các huyện, tỉnh Hòa Bình2.6.1. Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Tân Lạc 2.6.1. Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Tân Lạc

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: hiện nay mạng lưới giao thông vận tải đi qua huyện Tân Lạc tương đối thuận tiện có quốc lộ 6, quốc lộ 12 A, quốc lộ 15 và đường 21. Tổng số đường bộ có 2.473 km, trong đó 94 km đường quốc lộ, đường ATK có 186 km đường địa phương có 2063 km. Cơ sở hạ tầng của huyện hiện nay

đang đáp ứng tốt nhu cầu du lịch của du lịch, tuy nhiên chất lượng đường xá đang xuống cấp, cần được hoàn thiện, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

Cơ sở lưu trú, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:theo thống kê trên toàn huyện Tân Lạc có 2 khách sạn và gần 20 nhà nghỉ tập trung tại chủ yến tại thị trấn Mường Khến. Bên cạnh đó, tại các điểm du lịch có nhà sàn hoặc nhà nghỉ nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.

Ngay tại các khu du lịch như Khu bảo tồn Ngọc Sơn –Ngổ Luông hiện nay có khoảng 4 nhà dân phục vụ lưu trú cho khách du lịch bao gồm nhà nghỉ Vườn Xanh, nhà nghỉ Rừng Xanh, Suối Mu 1 và Suối Mu 2. Tất cả các cơ sở lưu trú của huyện đều tuân thủ đảm bảo trang thiết bị và dịch vụ theo tiêu chuẩn.

Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch:

-Các công ty du lịch: hiện tại các điểm du lịch tại Tân Lạc đang được các công ty du lịch thí điểm tổ chức các chương trình tour nhằm thu dần khoảng cách các điểm du lịch và đa dạng sản phẩm du lịch, đặc biệt xu hướng thay đổi điểm du lịch Mai Châu bằng điểm du lịch tại Tân Lạc, nhằm tránh sự nhàm chán và mong muốn ưa khám phá của du khách. Hiện tại có các công ty du lịch, lữ hành nội địa và quốc tế lớn như HG travel, Fidi tour...Điểm du lịch hướng tới là động Hoa tiên, thác Trăng, núi Cột Cờ...Hi vọng trong tương lai, đây sẽ là lựa chọn yêu thích của du khách nghỉ ngơi cuối tuần.

Các loại hình và chương trình du lịch:

Du lịch cộng đồng Du lịch sinh thái Du lịch văn hóa

Bảng 2.4. Doanh thu từ hoạt động du lịch huyện Tân Lạc từ năm 2011 - 2013

Năm

Tổng lƣợt khách

(lƣợt)

Lƣợt khách Doanh thu ( tỷ đồng) Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa

2011 7503 500 7003 670 1840

2012 6912 567 6345 680 1989

Quý 1.2013 2153 45 2.108 25 609

Nguồn khách và doanh thu từ du lịch: nguồn khách đến với Tân Lạc so với các huyện khác về du lịch còn nhiều hạn chế do cơ cấu, chính sách đầu tư, quảng bá hoạt động du lịch của huyện còn bất cập. Ngoài ra, Tân Lạc là một điểm huyện có tài nguyên du lịch song người Mường quen sống khép kín, ít va chạm với cuộc sống bên ngoài nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp với du lịch, đội ngũ thuyết minh viên tại điểm hướng dẫn cho khách về văn hóa Mường vẫn còn hạn chế về nghiệp vụ du lịch. Nhìn vào lượng khách đến với Tân Lạc trong những năm qua có thể thấy có sự giảm nhẹ do các yếu tố tác động từ sự ảnh hưởng bởi nền kinh tế trong và ngoài nước: năm 2011, lượng khách đến là 7503 lượt khách, với doanh thu đạt 2510 tỷ đồng, sang đến năm 2012, lượng khách còn 6912 lượt khách với doanh thu 2669 tỷ đồng. và đến quý 1 năm 2013 đã có chuyển biến rõ rệt thông qua 2153 lượt khách đến với tổng doanh thu ước tính là 634 triệu đồng. Trong hoạt động kinh tế có dấu hiệu khởi sắc của những tháng đầu năm 2013, tình hình hoạt động du lịch đã dạt được những kết quả đáng mừng, đây là điều cần phát huy và khuyến khích sự phát triển du lịch tại địa phương, mở rộng và khai thác các sản phẩm dịch vụ bổ sung, đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Một số đánh giá về hoạt động du lịch văn hóa Mường tại Tân Lạc

Du khách đến với Tân Lạc hiện nay, biết tới Tân Lạc thông qua các kênh thông tin rất đa dạng. Nhưng qua khảo sát cho thấy 47,4% lượng khách biết Tân Lạc thông qua phương tiện Internet - kênh thông tin hiện đại phổ biến hiện nay. Cung cấp đến du khách mọi thông tin họ cần.

Đến Tân lạc, du khách đến với điểm du lịch Tử Nê - Thanh Hối với cảm tình đặc biệt, mong muốn tìm một không gian trong lành, gần gũi với thiên nhiên và chiêm ngưỡng khung cảnh tự nhiên tươi đẹp. Bên cạnh đó là mong muốn tìm hiểu nét văn hóa truyền thống lâu dài của cư dân nơi đây. Thông qua những nét văn hóa đặc sắc biểu hiện trên không gian sinh hoạt, sản phẩm thủ công … 57,9% lượng du khách mong muốn được tham gia các sinh hoạt cùng với cư dân địa phương – mong muốn được hiểu hơn về nét văn hóa của người Mường.

42,1% du khách đánh giá tốt chất lượng hoạt động du lịch tại Tử Nê. Tuy nhiên, chất lượng cơ sở hạ tầng tại đây không đạt được chất lượng tốt, 47,4% du

khách không hài lòng về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Điều này cho thấy, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần được nâng cao rất nhiều. Đi kèm với nó là các loại hình dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, hạn chế, chưa đáp ứng được những nhu cầu của du khách trong quá trình tiêu dùng sản phẩm du lịch.

Với mong muốn sống, trải nghiệm khoảng thời gian hòa vào thiên nhiên, nét văn hóa truyền thống đặc sắc, du khách đến với Tân lạc rất hi vọng người dân sở tại giữ gìn truyền thống văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

Hiện nay huyện đang kêu gọi đầu tư qua các dự án đến các điểm du lịch trong huyện, thực tế đã có sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ các nước như Thụy Điển, Tây Ban Nha, xong hiện trạng đang khai thác du lịch không đáng kể, nhỏ lẻ, ngoài ra có những dự án vẫn còn đang trên giấy tờ chưa thực hiện.

Những hạn chế còn tồn tại: tại các điểm du lịch văn hóa Mường đều không còn nguyên sơ và theo nếp sống cũ. Hầu hết người Mường đang sinh sống với cuộc sống hiện đại, và khó phân biệt được người Mường nếu không nghe họ nói chuyện bằng tiếng dân tộc. Ngoài ra, hiện nay một hiện trạng là hầu hết tại các bản chỉ còn một số nhà sàn đang được lưu giữ nhằm phục vụ du lịch, còn lại đều là nhà bê tông, hiện đại. Nên đây cũng là vấn đề bất cập và khó khăn nếu muốn thúc đẩy và phát triển du lịch của huyện đặc biệt là giữ gìn văn hóa truyền thống Mường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá mường hoà bình (Trang 59 - 63)