Tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá mường hoà bình (Trang 39 - 43)

1 .Lý do chọn đề tài

1.1 .Cơ sở lý luận về văn hóa tộc ngƣời

2.3. Tài nguyên du lịch văn hóa

Hòa Bình là tỉnh có bề dày về văn hóa lịch sử, nơi hội tụ của 6 dân tộc anh em sinh sống: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’Mông. Với những nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, sự đa dạng về phong tục tập quán đã góp phần tạo dựng nền văn hóa với tên gọi “Nền văn hóa Hòa Bình”.

2.3.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể

2.3.1.1. Di tích lịch sử

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến khu Mường Khói tọa lạc tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là di tích lịch sử cách mạng, khu căn cứ địa cách mạng thời kỳ tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945, thuộc hệ thống chiến khu (Hòa –Ninh –Thanh). Khu căn cứ Cao Phong – Thạch Yên ở huyện Kỳ Sơn (cũ) nay thuộc huyện Cao Phong là căn cứ địa cách mạng vững chắc, góp phần vào công cuộc kháng chiến giành thắng lợi của nhân dân Hòa Bình. Nhà tù Hòa Bình là nơi ghi dấu tội ác của thực dân, vừa là nhân chứng cho tinh thần đấu tranh bất khuất và kiên cường của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, còn phải kể đến tượng đài anh hùng Cù Chính Lan tọa lạc tại bản Giang Mỗ, huyện Cao Phong, căn cứ địa Hiền Lương – Tu Lý thuộc huyện Đà Bắc, di tích Dốc Tra với hình ảnh tượng đài Triệu Phúc Lịch thuộc huyện Đà Bắc, căn cứ cách mạng Mường Diềm thuộc Đà

Bắc, tượng đài Tây Tiến tọa lạc huyện Lạc Sơn. Tất cả các điểm di tích lịch sử văn hóa có thể khai thác phát triển du lịch.

Di tích lịch sử văn hóa: Di tích đền Thác Bờ thuộc huyện Cao Phong, đền miếu Trung Báo thuộc xã Cao Thắng, huyện Kim Bôi là nơi thờ danh thần Thiên tướng Đại Vương Tân, Viên Sơn, Thú Vương, Hiển Thánh Khuông Quốc Hiểu ứng Vương, mẫu Thiên tiên Bảo Hoa công chúa.

2.3.1.2. Di tích kiến trúc nghệ thuật

Trong các di tích kiến trúc nghệ thuật có thể tìm thấy nghệ thuật tạo hình độc đáo của người Mường Hòa Bình có niên đại cách đây hàng vạn năm. Các hiện vật cổ được tìm thấy đã cho thấy nét tiêu biểu trong chạm khắc đá, trên xương động vật, trên các vách đá trong các hang động như hang Triềng, hang Khến, M.Colani đã từng phát phiến thạch có hình khắc độc đáo ở mái lá làng My, hay bức bích họa bốn mùa khắc trên một chuông đá ở hang Đồng Nội. Ngoài ra, có thể tìm thấy trên các vòng tay bằng đá, hoa tai bằng đá, các sản phẩm thủ công, những công trình kiến trúc như các chùa hang với các tượng phật được tạc từ đá, những bàn thờ phật được trao chuốt từ những nhũ đá hay những phiến đá tự nhiên trong hang động. Nghệ thuật tạo hình còn được tìm thấy trong trang trí nhà cửa, đồ gia đụng và những vật dụng trên nhà xe, nhà táng, quan tài trang trí với nhiều họa tiết và hình trang trí trong đó ấn tượng trong việc dán và tô vẽ ở nhà xe và nhà táng. Ngôi nhà làm bằng tre được lợp bằng giấy trắng giấy màu, chia thành nhiều tầng, có mái, có cửa, có nóc với những đường cong, những màu sắc rất công phu như ngôi nhà thật được thu nhỏ, song rất đẹp. Có thể nói đây thực sự là các công trình kiến trúc mang đậm chất truyền thống mang dấu ấn tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của người Mường Hòa Bình cổ.

2.3.1.3.Di tích khảo cổ

Hang Chổ thuộc xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là nơi cư trú lâu dài của cư dân vùng Hòa Bình được thể hiện ở tầng văn hóa dày, ngoài ra nó còn là di chỉ Xưởng có niên đại trên tới 10,000 năm cách ngày nay nằm trong giai đoạn chuyển tiếp nền văn hóa trung kỳ đá mới ở nước ta. Mái đá Làng Vàng thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình có khung niên đại kéo dài từ 17,000 đến

8000 năm cách ngày nay. Hang Đồng Nội – Đồng Tâm thuộc huyện Lạc Thủy thuộc niên đại tầng văn hóa cách đây 10 vạn năm, nơi chứa đựng nhiều dấu tích về xương, răng động vật đã hóa thạch và nằm trong khối đá trầm tích. Hang Khoái thuộc huyện Mai Châu là di tích khảo cổ thuộc thời đại đồ đá cách đây 11,000 đến 14,000 năm. Trong đó, các di tích khảo cổ đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử có thể kể đến là động Phú Lão( động Chùa Tiên) thuộc xóm Lão Nội, xã Phú Lão huyện Lạc Thủy, hang Muối( Mai Đá Chiềng Khến) thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân lạc, đây là nơi cư trú của người nguyên thủy thuộc vào thời đại Đá Giữa của nền văn hóa Hòa Bình có niên đại cách đây 10.000 đến 7.000 năm, Mộ cổ Đống Thếch thuộc xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi là khu mộ cổ có từ thời Lê với hàng nghìn cột đá lớn nhỏ có nhiều hòn đá được khắc bằng chữ hán mang dấu ẩn cổ.

2.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể

2.3.2.1. Lễ hội dân gian

Lễ hội dân gian tại Hòa Bình mang màu sắc riêng biệt và đậm bản sắc văn hóa vùng của các dân tộc sinh sống trên toàn tỉnh. Đầu năm ở Hòa Bình có ba lễ hội lớn không thể bỏ qua khi đến đây, có thể kể đến đó là lễ hội Khai Hạ của đồng bào Mường, hội Xên Bản, Xên Mường của đồng bào Thái, và lễ hội Gầu Tào của dân tộc H’Mông. Ngoài ra, có thể kể đến lễ hội Cồng chiêng của người Mường được coi là lễ hội cầu phúc, cầu an lành cho người dân nơi đây, lễ hội Chá Chiên của dân tộc Tày với đặc trưng cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

2.3.2.2. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống

Trong nghệ thuật biểu diễn truyền thống tại Hòa Bình mỗi dân tộc có nhiều hình thức diễn xướng khác nhau, mang màu sắc riêng cho từng dân tộc. Tiêu biểu nhất đó là những sáng tạo của con người nhằm tạo không khí vui tươi, cầu mong những điều tốt lành đến với dân tộc mình. Có thể kể đến một vài nghệ thuật biểu diễn truyền thống tiêu biểu của các dân tộc tại Hòa Bình như:

Cồng Chiêng của dân tộc Mường tham gia mọi sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng đó là hội Sắc bùa, lễ cưới, đám tang, cuộc đi săn, kéo gỗ, mừng nhà mới, hội

xuống đồng…Đặc biệt, trong các lễ hội tại Hòa Bình thường có những phường Chiêng, phường Cồng đi chúc tết tất cả các gia đình (gọi là phường Sắc Bùa).

Trong sinh hoạt văn hóa dân gian của người Mường Bi là các thể loại múa, đều được đưa vào sử dụng phục vụ trong tang lễ. Đặc biệt trong các đám tang của nhà lang, thì mọi hình thức văn hóa dân tộc dân gian, các điệu múa đều được đưa vào tế lễ. Bao gồm các thể loại múa: múa cờ, múa quạt ma, múa dâng lễ vật, múa mặt lạ…Nhìn chung các loại tế lễ do bị bó buộc vào hình thức sinh hoạt diễn ra trong tang lễ nên bị bó hẹp, bị quy định chặt chẽ bởi các nghi thức. Tuy nhiên, hiện nay những loại hình múa trên sẽ là tư liệu để đánh giá đúng loại hình múa nghệ thuật của người Mường.

2.3.2.3. Trò chơi dân gian

Văn hóa của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn Hòa Bình đều có những trò chơi dân gian gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của người dân, trong các lễ hội của dân tộc, các trò chơi dân gian đều nhằm mang lại tiếng cười, rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai trong các trò chơi, đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau đặc biệt là các dụng cụ tổ chức trò chơi đều rất dễ làm, thô sơ và đơn giản, chi phí thấp. Trong các cách thức diễn ra một trò chơi thì đều có luật chơi, có người chủ trò, hoặc người làm trọng tài cuộc chơi nếu cuộc chơi mang tầm cỡ cuộc thi.

Các trò chơi dân gian phải kể đến như Ném còn, kéo co, nhún đu, đánh mảng, đi cà kheo, đánh cù, đẩy gậy, bắn nỏ, đi cầu thăng bằng, đè khà ( tương tự như trò chơi vật tự do của người Kinh)… Ngày nay đến các khu du lịch có các trò chơi dành cho học sinh, sinh viên không khó để nhận thấy có sự du nhập của các trò chơi do người Mường sáng tạo ra như đánh đu, kéo co, đi cầu thăng bằng…Các sản phẩm chủ yếu là thủ công do người dân tự làm bằng các vật dụng như tre, lứa, hoặc bằng các vật liệu dễ tìm kiếm. Các trò chơi đòi hỏi người chơi phải khéo léo, và vận dụng sức mạnh và đoàn kết của mọi người mới có thể dành chiến thắng được. Ngày nay, do có sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa, mà ngoài các trò chơi dân gian của dân tộc Mường còn có sự du nhập các môn thể thao như bóng chuyền, bóng đá, đan sọt…kết hợp cả yếu tố truyền thống lẫn hiện đại, không làm mất đi sự hấp dẫn của các trò chơi dân gian truyền thống.

2.3.2.4. Văn học dân gian

Mỗi dân tộc tại Hòa Bình, đều mang đến bản sắc văn hóa riêng và đặc sắc và cùng làm nên một nền văn hóa dân gian sâu đậm và lắng đọng. Có thể kể đến các loại hình văn học dân gian tiêu biểu là thần thoại của người Mường với tác phẩm

“Mo Mường” miêu tả hiện thực và tổng thể trong tác phẩm “tang ca” nói về việc đưa tiễn người đã khuất về thế giới bên kia, đồng thời cũng dăn dạy cách sống, cư xử của những người sống với nhau. Ngoài ra, trong câu chuyện về vũ trụ của người Mường, tác phẩm “Đẻ đất, đẻ nước” khi trời và đất tách nhau. Theo thần thoại người Mường thì con người sinh ra đầu tiên là Ta Cai(Tá Cài), Ta Can(Tá Cần) là hai anh em trai, và Ya Kit (Dạ Kịt) là em gái út. Người anh cả đã tiến hành mọi việc để cuộc sống của con người như bây giờ, nhưng thất bại. Chỉ đến khi người em trai làm mới thành công và kết hợp với em gái thành tổ tiên của loài người. Người Tháí chứa đựng trong pho sử thi Ắm Ệt ở Mai Châu. Thần thoại của người Thái bắt đầu bằng sự hỗn mang tăm tối, Tạo Ính và nàng On có trước trời và đất ăn nằm với nhau và sinh ra mây gió. Tạo Ính chõi với nàng gió sinh ra mảnh đất bằng lá đa, mảnh đất bằng vỏ ốc. Mọi vật sinh ra đều trải qua những cuộc sinh nở thần kỳ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá mường hoà bình (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)