Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá mường hoà bình (Trang 86 - 91)

2.6.2 .Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Lạc Sơn

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động phát triển sản phẩm du lịch

Căn cứ vào các nhu cầu thực tế của du lịch Hòa Bình, các nghiên cứu của các các tác giả đi trước và thực tế tác giả khảo sát tại điểm về hoạt động du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung, du lịch khai thác các giá trị văn hóa Mường Hòa Bình trong phát triển sản phẩm du lịch. Từ đó, cần có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch của văn hóa Mường Hòa Bình:

3.3.1. Chính sách phát triển du lịch

3.3.1.1. Tiếp tục xây dựng các chương trình, chính sách thu hút nguồn đầu tư bên ngoài vào phát triển du lịch văn hóa Mường

Hiện nay du lịch của Hòa Bình đang trên đà phát triển, tuy hiện trạng phát triển du lịch vẫn còn hạn chế và manh múm, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Các điểm du lịch cần có chính sách đầu tư, kêu gọi nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, nhằm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, mở rộng các loại hình du lịch, xây dựng thêm các dịch vụ bổ sung nhằm thu hút khách du lịch.

Tại các điểm du lịch cần xây dựng đường đi, giao thông vận tải, cơ sở vật chất, kỹ thuật, khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc nhằm tạo điều kiện tốt nhất trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch tại điểm du lịch.

3.3.1.2. Nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án du lịch trọng điểm

Hòa Bình có nhiều các điểm du lịch hấp dẫn, với lợi thế về điều kiện tự nhiên và nhân văn. Nghiên cứu các địa bàn du lịch, khảo sát các sản phẩm du lịch của vùng, cụm vùng du lịch nhằm đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt cần thu hút đầu tư tại các vùng du lịch trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về cung du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và thuận tiện. Chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư đúng mức, đúng tầm tại điểm du lịch.

Việc đưa ra các chính sách nhằm ưu đãi đầu tư của các dự án du lịch trọng điểm có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thu hút và đưa đến kết quả tốt nhất. Trong đó, có thể kêu gọi đầu tư vốn và trang thiết bị nhằm đem lại những ưu đãi tốt nhất cho nhà đầu tư, và đạt hiệu quả trong hoạt động du lịch. Trước hết, cần khảo sát điểm du lịch và nhận định tiềm năng du lịch nhằm đưa ra những chính sách kêu gọi đầu tư phù hợp và thiết thực nhất,đem lại hiệu quả cao.

3.3.2. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, đào tạo nguồn lực tại địa phương

3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch dưới nhiều hình thức nhằm tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả tốt nhất

Theo điều tra thông tin của tác giả, thì thông tin điểm du lịch tại Hòa Bình du khách chủ yếu biết qua kênh thông tin internet, thông tin qua những chia sẻ trên mạng hoặc thông tin qua người quen, bạn bè đã đi giới thiệu cho biết là chủ yếu. Ngoài ra, các công ty du lịch trực tiếp liên hệ điểm du lịch nhằm xây dựng chương trình tour, sản phẩm du lịch đặc trưng của doanh nghiệp mình, nhằm thu hút nguồn khác cho doanh nghiệp. Chính vì vậy có thể thấy rằng, tiềm năng du lịch tại Hòa Bình là rất lớn, tuy nhiên cần tìm hiểu cách thức giúp du khách tìm kiếm thông tin điểm du lịch thuận lợi và hiệu quả nhất. Việc đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch qua nhiều hình thức nhằm mang lại hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí là sự lựa chọn của nhiều các doanh nghiệp du lịch và trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương. Hiện nay nguồn internet phát triển và xu hướng con người ngày càng lệ thuộc vào công nghệ, cho nên có thể đẩy mạnh giới thiệu và quảng bá hình ảnh điểm du lịch trên các trang du lịch, các điểm du lịch hấp dẫn qua các trang mạng xã hội, xây dựng webside với nội dung phong phú và tạo điểm nhấn cho các sản phẩm du lịch tại điểm du lịch, nên có các biểu đồ giới thiệu đường đi, và các điểm du lịch xung quanh, nhằm giúp du khách ngoài đi du lịch tại điểm có thể đi kết hợp các điểm du lịch khác trong vùng, tránh gây nhàm chán và hụt hẫng với du khách thích cảm giác mạnh, và ưa hoạt động. Bên cạnh đó, du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung, du lịch tại các điểm du lịch của tỉnh nói riêng cần tìm hiểu và xây dựng các sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng, chủ động quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương mình thông qua các hội chợ du lịch ở trong nước, sau đó khi

khảo sát tiềm năng khai thác qua hội chợ đạt được lợi ích tốt nhất thì nên mở rộng đi hội chợ quốc tế và khu vực châu Á, Asean…

3.3.2.2.Đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục và nâng cao dân trí cho cộng đồng

Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lí cơ sở còn thiếu và yếu, hầu hết chỉ được đào tạo sơ cấp nghiệp vụ về du lịch, nên chưa nhận biết hết được sự quan trọng và cần thiết của bộ phận mình. Ngoài ra, tại điểm du lịch hiện chưa có nhiều nhân viên du lịch có trình độ ngoại ngữ, giao tiếp cơ bản với người nước ngoài tạo ra dào cản ngôn ngữ giữa khách du lịch và người dân địa phương. Cần đào tạo các lớp nghiệp vụ kỹ năng bán hàng cho người dân tại điểm du lịch, và các câu giao tiếp tiếng anh đơn giản, nhằm kéo gần khoảng cách văn hóa giữa khách du lịch và người dân sở tại.

Nguồn lao động tại tỉnh còn non kém, đội ngũ lao động còn phụ thuộc, chưa có sự sáng tạo trong công việc, mọi thông tin du lịch đưa ra chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chính vì vậy cần vận dụng kinh nghiệm, sáng kiến của người dân sở tại để có những chính sách hợp lý, tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực của địa phương trong tương lai có triển vọng và đáp ứng được tốt nhu cầu thực tế.

3.3.2.3. Thu hút nguồn lực du lịch đào tại tại địa phương

Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực du lịch một cách hợp lý, thu hút đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao, công nhân lành nghề về làm việc tạo mối liên kết giữa công tác đào tạo và nghiên cứu.

3.3.2.4. Tăng cường hội nhập quốc tế

Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện, định hướng, cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp kịp thời, để nghiên cứu sâu thị trường trong nước và ngoài nước. Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ du lịch để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương.

3.3.4. Xây dựng sản phẩm du lịch

3.3.4.1. Đổi mới phương thức, tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng cho du lịch văn hóa Mường Hòa Bình

Đổi mới phương thức sản phẩm có nghĩa là thay vì xây dựng sản phẩm theo truyền thống cũ như xây dựng các chương trình du lịch đã có trước, xây dựng

những tuyến điểm du lịch rồi du khách tự lựa chọn lịch trình du lịch của mình. Phương thức này có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, nhằm tìm kiếm sản phẩm mới, góp phần làm phong phú các chương trình du lịch nên hiện nay các nhà xúc tiến du lịch, các nhà hoạch định chương trình du lịch thường tìm hiểu nhu cầu du lịch của khách du lịch thông qua điều tra, khảo sát để có được các thông tin hữu ích cho phát triển sản phẩm mới. Cũng giống như trong nghiên cứu về lữ hành thay vì chương trình du lịch chủ động, ngày nay mô hình du lịch bị động và kết hợp giữa chủ động và bị động đang là nhu cầu và xu hướng tất yếu của cuộc sống. Du khách có thể tự chọn lịch trình, tuyến điểm du lịch của mình, các điểm tham quan trong chương trình, các dịch vụ bao gồm hoặc không bao gồm trong chương trình. Ngoài ra, trong các chương trình du lịch có thể kết hợp nhiều loại hình du lịch với nhau, thay vì các chương trình tour (du lịch) thuần túy trước đây. Điều này đã giảm thiểu rất nhiều trong việc lựa chọn của du khách, tránh xa được lối mòn nhàm chán, đơn điệu của sản phẩm du lịch trước đây.

3.3.4.2. Xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, mang đậm dấu ấn du lịch Hòa Bình

Trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch cho văn hóa Mường Hòa Bình cần đảm bảo tính chân thực, hoạt động văn hóa thể hiện đúng nội dung, những sáng tạo thực sự của người dân. Cần tránh việc sắp đặt, trong quy trình sản phẩm nặng về diễn giả tạo, và các hình thức phô trương không đúng với bản chất thật của sản phẩm. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa tạo lên sản phẩm du lịch mới lạ, văn hóa nguyên sơ, đậm đà bản sắc dân tộc thu hút khách du lịch và đang là xu hướng du lịch trong tương lai, nếu khai thác tốt đây sẽ là một sản phẩm du lịch đặc thù thu hút du khách.

Theo điều tra số liệu từ thực tế, tác giả nhận thấy tỉ lệ nam giới đi du lịch tại các điểm du lịch cao hơn nữ giới, và các đối tượng du lịch trong độ tuổi từ 18 -35 tuổi, điều đó cho thấy du khách là nam giới quan tâm và chú ý đến văn hóa tại vùng điểm du lịch nhiều hơn. Chính vì vậy, cần xây dựng các sản phẩm du lịch ưu vận động, như có thể tổ chức các trò chơi truyền thống của địa phương kết hợp trong hành trình tham quan, cần xây dựng thêm các dịch vụ bổ sung nhằm thu hút các đối

tượng khách độ tuổi học sinh, sinh viên, nghỉ hưu…Việc xây dựng các sản phẩm du lịch cần dựa vào nhu cầu, và khả năng đáp ứng của địa phương, đa dạng hóa sản phẩm du lịch có nghĩa sẽ tăng thêm nguồn đầu tư, tăng dịch vụ cung ứng từ dân cư địa phương, mục đích đẩy mạnh các ngành kinh doanh dịch vụ, góp phần định hướng kinh tế vùng, nâng cao đời sống của người dân.

3.3.4.3. Phát triển sản phẩm du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đặc thù mang bản sắc văn hóa Hòa Bình gắn với các hoạt động đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch, đáp ứng phục vụ nhu cầu cho khách tham quan. Quan tâm việc bảo tồn, tôn tạo và xây dựng mới các bản, các làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển các sản phẩn du lịch văn hóa truyền thống, lễ hội, hội thao mới đặc trưng của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới. Điển hình, tại xã Thanh Hối huyện Tân Lạc, Hòa Bình theo như điều tra thực tế của tác giả, hiện nay nếu muốn hoạt động du lịch tại xã phát triển cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất, cụ thể toàn xã còn 1 -2 nhà sàn truyền thống của người Mường. Cho nên cần xây dựng và phục dựng lại nhà sàn truyền thống là điểm nhấn thu hút khách du lịch.

3.3.4.4. Xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng

Tích cực chỉ đạo và phối hợp cùng 8 tỉnh vùng Tây bắc mở rộng để tiếp tục thực hiện các nội dung trong chương trình hợp tác phát triển du lịch của khu vực; phối hợp, liên kết với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Sơn La, Điện Biên xây dựng tour du lịch vùng Tây Bắc, Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, quản trị về du lịch và kỹ năng du lịch cộng đồng.

3.3.4.5. Kết hợp tạo ra các sản phẩm du lịch bổ xung

Khuyến khích hình thành các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn, chất lượng cao; các khu thể thao vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng; tổ chức sản xuất, giới thiệu, dịch vụ hàng lưu niệm; xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, tổ chức các lễ hội, hội thao dân tộc, dàn dựng các chương trình văn nghệ dân gian tại các điểm du lịch cộng đồng biểu diễn phục vụ thu hút khách du lịch.

3.3.5. Đáp ứng nhu cầu việc làm và tăng thu nhập cho người dân

Theo điều tra của tác giả, nguồn thu nhập chính của người dân tại các điểm du lịch vẫn là nông nghiệp và các ngành gắn với rừng, nương rẫy là chủ yếu. Du lịch đã được đẩy mạnh phát triển, nhưng vẫn còn bỏ ngỏ, người dân chưa tự trách nhiệm và ý thức được việc làm giàu từ du lịch. Chính vì vậy cũng cần khảo sát dân cư, và nghiên cứu địa bàn du lịch nhằm hiểu rõ hơn về công việc phù hợp mà người dân có thể làm. Từ đó, nên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về du lịch. Do tích chất chuyên môn hóa trong du lịch sẽ đem lại lợi ích thiết thực từ cuộc sống, nên khi người dân được đào tạo và thực nghiệm trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, chắc chắn sẽ góp phần làm cho người dân có thêm nhiều hiểu biết. Tiếp thu được trình độ nhận thức về du lịch, bảo vệ tài sản dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ vào hoạt động du lịch của người dân địa phương.

3.3.6. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ du lịch

Theo điều tra của tác giả khi đi điền dã thực tế, ngoài các điểm du lịch thuộc các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi đều có hệ thống cơ sở giao thông vận tải tương đối thuận lợi, riêng điểm du lịch Ngọc Sơn – Ngổ Luông đường đi vào rất khó khăn. Một trong những nguyên nhân là do địa hình đồi núi, kinh phí sửa chữa và tu sửa đường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do vậy, để hoạt động du lịch của huyện phát triển, cần có chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá mường hoà bình (Trang 86 - 91)