Quan hệ thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 39 - 47)

Những bƣớc tiến tốt đẹp trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Nhật Bản và châu Phi là bàn đạp để xúc tiến thƣơng mại giữa Nhật Bản với các nƣớc châu Phi. Thông qua TICAD III mà cụ thể là tại Hội nghị Đầu tƣ và Thƣơng mại Á-Phi, Nhật Bản đã đề ra 4 mục tiêu chính nhằm thúc đẩy thƣơng mại và đầu tƣ của các nƣớc châu Phi. Thứ nhất, xây dựng chính sách thích hợp làm nền tảng cho ngành

công nghiệp của các nƣớc châu Phi. Thứ hai, chú trọng nâng cao chất lƣợng sản

phẩm để tăng tính cạnh tranh quốc tế. Thứ ba, nâng cao năng lực của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ ở địa phƣơng (SMEs) để tạo ra thu nhập và việc làm ở cộng đồng địa phƣơng. Thứ tư, khuyến khích sự đóng góp xã hội của các doanh nghiệp tƣ nhân.

Xét về giá trị thương mại, qua các số liệu thống kê của JETRO, chúng ta thấy rõ động thái trong quan hệ thƣơng mại giữa Nhật Bản và các nƣớc châu Phi những năm đầu thế kỷ XXI, mặc dù có dấu hiệu tăng trƣởng, song ở mức thấp.

Chẳng hạn năm 2000, xuất khẩu của Nhật Bản sang châu Phi chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản với giá trị là 5.064 triệu, thì năm 2006, xuất khẩu của Nhật Bản sang châu Phi đã chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản. Nếu xét về giá trị xuất khẩu thì tăng gần gấp đôi, nhƣng vẫn chỉ chiếm 1,5% tổng xuất khẩu của Nhật Bản so với các khu vực khác trên thế giới (châu Á là 47,6% trong đó riêng với ASEAN là 11,8%; châu Âu là 15,6%; Trung Đông là 3%...). Và năm đầu tiên của thế kỷ mới – năm 2000, tỷ lệ nhập khẩu của Nhật Bản từ châu Phi chỉ chiếm 1,3% với giá trị đạt 4.978 triệu USD thì năm 2006 đã tăng nhiều lên đến 2,3%, tăng gần gấp 3 lần nếu tính giá trị nhập khẩu (13.266 triệu USD), nhƣng vẫn thấp hơn so với các khu vực khác trên thế giới (châu Á là 43,6% trong đó riêng với ASEAN là 13,8%; châu Âu là 11,6%, Trung Đông là 18,9%).

Bảng 2.1. Giá trị và tỷ lệ xuất nhập khẩu của Nhật Bản với châu Phi (Từ năm 2000 đến năm 2010)

Năm Xuất khẩu của Nhật Bản sang châu Phi

(Triệu USD) Nhập khẩu của Nhật Bản từ châu Phi (Triệu USD) Cán cân thƣơng mại (Triệu USD) Tỷ lệ xuất (%) Tỷ lệ nhập (%) 2000 5.064 4.978 86 1,1 1,3 2001 4.452 4.565 -113 1,1 1,3 2002 4.908 5.679 -771 1,2 1,7 2003 5.561 6.421 -860 1,2 1,7 2004 7.658 8.695 -1.038 1,4 1,9 2005 8.253 9.934 -1.681 1,4 1,9 2006 9.459 13.266 -3.807 1,5 2,3 2007 11.602 14.770 -3.172 1,6 2,3 2008 13.344 20.768 -7.428 1,7 2,7 2009 9.498 9.107 391 1,6 1,6 2010 12.001 11.749 252 1,56 1,69

Nguồn: JETRO, Bộ Tài chính Nhật Bản từ năm 2000 đến năm 2010

Tính cho cả giai đoạn 2000-2010, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản với châu Phi đã tăng lên đáng kể. Vào năm 2000, tổng giá trị thƣơng mại Nhật Bản – châu Phi đạt 10,042 tỷ USD (xuất khẩu đạt 5,064 tỷ USD và nhập khẩu đạt 4,978 tỷ USD), năm 2008 đạt mức kỷ lục là 34,112 tỷ USD (xuất khẩu đạt 13,344 tỷ USD và nhập khẩu đạt 20,768 tỷ USD. Vào năm 2009, do bị tác động của cuộc

khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá trị thƣơng mại Nhật Bản – châu Phi đã giảm khoảng 46% so với năm 2008 đạt khoảng 18, 505 tỷ USD (xuất khẩu 9,498 tỷ USD và nhập khẩu đạt 9,107 tỷ USD). Tuy nhiên, vào năm 2010, giá trị thƣơng mại Nhật Bản – châu Phi đã tăng lên khoảng 28% so với năm 2009, trong đó xuất khẩu và nhập khẩu có xu thế cân bằng nhau. Tính cho toàn giai đoạn 2002-2010, tăng trƣởng thƣơng mại của Nhật Bản với châu Phi trung bình là 27%/năm, trong đó nhập khẩu tăng trung bình 30% /năm và xuất khẩu tăng trung bình 28%/năm. Trong quan hệ thƣơng mại của Nhật Bản với châu Phi, Nhật Bản luôn ở thế nhập siêu, thể hiện ở cán cân thƣơng mại luôn đạt mức âm (trừ hai năm 2009-2010).

Một đặc điểm nổi bật là quan hệ thƣơng mại giữa Nhật Bản với châu Phi chƣa tƣơng xứng với tầm quan hệ hai bên. Nếu nhƣ năm 2000, cán cân thƣơng mại giữa Nhật Bản với châu Phi còn + 86 triệu USD, thì những năm tiếp sau đều giảm dần và đến năm 2006 là – 3.807 triệu USD. Điều đó chứng tỏ, đối với thị trƣờng châu Phi, Nhật Bản nhập siêu và thâm hụt xuất khẩu. Và bên cạnh đó, nếu so với Trung Quốc thì riêng năm 2006, kim ngạch thƣơng mại Trung Quốc – châu Phi đạt 56 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch thƣơng mại Nhật Bản – châu Phi chỉ đạt gần 23 tỷ USD, có nghĩa là kim ngạch thƣơng mại Trung Quốc – châu Phi gấp gần 2,5 lần so với kim ngạch thƣơng mại Nhật Bản – châu Phi. Và trong cuộc cạnh tranh giành thị phần quyết liệt này, nếu Nhật Bản không có chiến lƣợc phù hợp thì có thể hàng hoá của Nhật Bản bị hàng hoá rẻ của Trung Quốc lấn át ở thị trƣờng châu Phi. Đỉnh cao là năm 2008, xuất khẩu của Nhật Bản sang châu Phỉ đạt 13,344 tỷ USD tăng gần 1,5 lần so với năm 2006 và nhập khẩu của Nhật Bản từ châu Phi đạt 20,768 tỷ USD tăng hơn 1,5 lần so với năm 2006, trong đó 10,3 tỷ USD là nguyên liệu khoáng sản; 4,7 tỷ USD là kim loại quý; 1,2 tỷ USD là quặng; 958 triệu USD là sắt và thép…Nhƣng khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 đã khiến, thƣơng mại giữa Nhật Bản với châu Phi giảm xuống gần một nửa, chỉ đạt 18,5 tỷ USD năm 2009 so với năm 2008. Nhƣng đây là năm hiếm hoi trong thập niên đầu thế kỷ 21, cán cân thƣơng mại giữa Nhật Bản và châu Phi đạt thặng dƣ 391 triệu USD. Mặc dù thƣơng mại giữa Nhật Bản và châu Phi có xu hƣớng gia tăng, từ năm 2001 đến năm

2009 đã tăng 200%, nhƣng nếu so cùng kỳ thì thƣơng mại giữa Trung Quốc và châu Phi tăng gần 1.000%, gấp 5 lần ; thƣơng mại giữa Ấn Độ - châu Phi tăng 525%; thƣơng mại giữa Brazil – châu Phi tăng 224%; thƣơng mại giữa Nga - châu Phi tăng 262%. Năm 2010, thƣơng mại giữa Nhật Bản – châu Phi có dấu hiệu tăng trƣởng trở lại do phục hồi kinh tế thế giới và là năm thứ hai liên tiếp Nhật Bản đạt thặng dƣ thƣơng mại 252 triệu USD.

Xét về đối tác thương mại, Nhật Bản chỉ tập trung phát triển quan hệ thƣơng mại với một số nƣớc.Vào năm 2010, Nhật Bản nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ Nam Phi, Sudan, Nigieria, Ai Cập, Algeria, Ghana, trong đó Nam Phi là bạn hàng nhập khẩu lớn nhất chiếm tới 62% kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ở châu Phi, tiếp theo là Sudan (chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ở châu Phi). Nhật Bản xuất khẩu hàng hóa chủ yếu sang Nam Phi (chiếm 32% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang châu Phi), Liberia (chiếm 16%), Ai Cập chiếm 12%, còn lại là các nƣớc Algeria, Nigeria, Kenya, Libya, Tanzania, Morocco, Uganga và các nƣớc khác (năm 2010).

Hình 2.2: Các đối tác thƣơng mại chủ yếu của Nhật Bản năm 2010

Nguồn: Taku Fundira (2011), Japan – Africa trade at aglance, Trade Law centre for Southern Africa.

Cán cân thƣơng mại của Nhật Bản đối với một số nƣớc đối tác chủ yếu ở châu Phi phụ thuộc vào chính sách xuất nhập khẩu của Nhật Bản với nƣớc đó. Những năm gần đây Nhật Bản đã và đang cố gắng thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Nhật Bản với châu Phi ở nhiều phƣơng thức khác nhau. Chẳng hạn Nhật Bản

tìm kiếm phƣơng thức để mở rộng thị trƣờng hơn cho các sản phẩm của các nƣớc kém phát triển (LDCs) ở châu Phi; mở rộng Kênh trao đổi TICAD

(http://www.ticadexchange.org) nhằm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng nhƣ châu Phi trên Internet. Công ty Bảo hiểm đầu tƣ và Xuất khẩu Nippon (NEXI) mở rộng các hoạt động bảo hiểm liên quan đến thƣơng mại và đầu tƣ của các công ty Nhật Bản ở châu Phi nhƣ tăng số lƣợng các nƣớc đƣợc nhận đầu tƣ, phối hợp và hợp tác với các cơ quan bảo hiểm thƣơng mại và xuất khẩu của châu Phi. Hay nhƣ Cục Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Nƣớc ngoài Nhật Bản (JETRO), Liên hiệp Quỹ học bổng Kỹ thuật Nƣớc ngoài (AOTS) ... đã tổ chức các khoá đào tạo và các hội thảo, cử chuyên gia nhằm phát triển SMEs để phát triển sản phẩm, thị trƣờng “Một làng một sản phẩm” cho các nƣớc châu Phi. Nhờ những nỗ lực trong việc thúc đẩy thƣơng mại giữa Nhật Bản với châu Phi mà sau năm 2006, thƣơng mại giữa hai bên có dấu hiệu tăng trƣởng.

Bảng 2.2. Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản với một số nƣớc ở châu Phi năm 2005 và năm 2006 Đơn vị: Nghìn USD Nƣớc Năm 2005 Năm 2006 Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thƣơng mại Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thƣơng mại Ai Cập 792.304 118.226 674.078 1.139.859 397.044 742.815 Algeria 537.576 43.887 493.689 434.589 126.313 308.275 Morocco 245.475 165.970 79.505 248.113 198.081 50.032 Kenya 252.724 32.156 220.568 353.874 28.953 324.921 Tanzania 95.566 75.081 20.486 115.127 92.035 23.091 Zimbabwe 17.664 135.562 -117.899 12.871 131.377 -118.506 Nigeria 522.259 99.312 -477.053 564.578 811.190 -246.612 Cote d‟Ivoire 22.948 20.187 2.762 23.469 17.850 5.618 Cameroon 18.058 6.185 11.873 18.406 21.382 -2.976 CHDC Congo 16.804 3.395 13.409 23.563 2.319 21.244 Canary Islands(Sp.) 94.287 31.637 62.650 105.024 14.679 90.345 Liberia 1.112.432 258 1.112.174 873.338 8.222 865.116 Nam Phi 3.286.533 5.541.308 -2.254.775 4.061.749 6.635.074 -2.573.324

Xét về cơ cấu hàng hóa, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu ở châu Phi các sản phẩm nhƣ sắt thép, đá quý, nhiên liệu khai khoáng, quặng, nhôm, xe cộ (trừ xe lửa), cá và thủy sản, gỗ, nickel, coca. Năm 2010, đá quý là mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Nhật Bản ở châu Phi, chiếm tới 32% kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ở khu vực này, tiếp theo là nhiên liệu khai khoáng bao gồm cả dầu khí (chiếm 26%), các loại quặng (10%), sắt thép( 5), còn lại là các sản phẩm khác. 10 sản phẩm nhập khẩu hàng đầu của Nhật Bản đã chiếm tới 89% kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ở châu Phi năm 2010.

Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của, Nhật Bản sang châu Phi, xe cộ là hàng hóa chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2010 (39%), tiếp theo là máy móc (19%), tàu và thuyền (16%), máy móc điện tử (6%), còn lại là các hàng hóa khác nhƣ cao su, sắt thép, thiết bị thị giác, các sản phẩm sợi nhân tạo...10 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Nhật bản đã chiếm tới 94% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật sang châu Phi.

Bảng 2.3: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Nhật bản ở châu Phi năm 2010 (triệu USD)

Chủng loại hàng hóa Kim ngạch nhập khẩu Tỷ lệ %

Tất cả sản phẩm 11.792,67 100

Đá quý 3.730,73 32

Nhiên liệu, gồm cả dầu mỏ 3.056,38 26 Quặng 1.207,51 10 Sắt và thép 581,87 5 Nhôm 518,01 4 Xe cộ (trừ xe lửa) 430,94 4 Cá và thủy hải sản 359,17 3 Gỗ 304,69 3 Nikel 173,91 1 Cocoa 150 1 Khác 1.279,47 11

Nguồn: Taku Fundira (2011), Japan – Africa trade at aglance, Trade Law Centre for Southern Africa.

Bảng 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản ở châu Phi năm 2010 (triệu USD)

Chủng loại hàng hóa Kim ngạch nhập khẩu Tỷ lệ %

Tất cả sản phẩm 11.979,01 100 Xe cộ (trừ xe lửa) 4.723,28 39 Máy móc 2.288,39 19 Tàu , thuyền 1.908,20 16 Máy móc điện tử 686,98 6 Cao su 399,76 3 Sắt và thép 386,22 3 Sản phẩm sắt thép 269,5 2 Thiết bị thị giác 234,01 2 Special 183,62 2

Sợi nhân tạo 164,04 1

Khác 735,02 6

Nguồn: Taku Fundira (2011), Japan – Africa trade at glance, Trade Law Centre for Southern Africa.

Mặc dù có những nỗ lực trong việc thúc đẩy thƣơng mại của Nhật Bản với các nƣớc châu Phi, nhƣng mối quan hệ này còn hạn chế. Thứ nhất, châu Phi vẫn

không phải là đối tác thƣơng mại lớn của Nhật Bản nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, ASEAN... Trong số 10 đối tác thƣơng mại lớn nhất của châu Phi năm 2009, Nhật Bản đứng thứ 9, xếp sau rất nhiều nƣớc nhƣ Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Nam Phi và Anh. Đặc biệt, so với Trung Quốc và Mỹ , EU thì kim ngạch thƣơng mại của Nhật Bản ở châu Phi rất khiêm tốn. Đây là một hạn chế rất lớn của Nhật Bản trong chiếm lƣợc thâm nhập và khai thác thị trƣờng châu Phi.

Hình 2.3: Vị trí của Nhật Bản trong số các đối tác thƣơng mại chủ yếu của châu Phi năm 2009

Nguồn: IMF Direction of Trade Statistics Yearbook, 2010.

Vai trò hạn chế của Nhật Bản trong quan hệ thƣơng mại với châu Phi đƣợc giải thích chủ yếu thông qua lý do khung khổ chính sách. Trong khi EU đã xây dựng đƣợc Hiệp định hợp tác, phát triển và thƣơng mại EU với châu Phi (TDAC) và các Hiệp định đối tác kinh tế (EPAs) với các nƣớc châu Phi; Mỹ thực hiện thúc đẩy thƣơng mại thông qua Hiệp ƣớc cơ hội và tăng trƣởng cho châu Phi (AGOA) và Trung Quốc đã hình thành các khu kinh tế và thƣơng mại Trung Quốc – châu Phi, thì Nhật Bản vẫn tiếp cận châu Phi theo phƣơng thức thƣơng mại thuộc WTO và chƣa có những thỏa thuận ký kết ở tầm vĩ mô để tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Nhật – Phi.

Thứ hai, Nhật Bản chỉ thực sự có quan hệ thƣơng mại với một số nƣớc lớn

có kinh tế phát triển và là những nƣớc có nguồn dầu mỏ phong phú ở châu Phi nhƣ: Nam Phi, Ai Cập, Nigeria, Algeria, Marocco. Mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản từ châu Phi chủ yếu là dầu mỏ, tài nguyên thiên nhiên và rất ít nông phẩm, và hàng xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản sang châu Phi là máy móc, phụ tùng điện tử, ôtô...Chẳng hạn Nam Phi xuất chủ yếu nguyên liệu thô và nông phẩm sang Nhật Bản. Năm 2003, Nam Phi đã trở thành nhà xuất khẩu ôtô lớn thứ hai sang Nhật Bản.

Thứ ba, thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa Nhật Bản với châu Phi trong

những năm đầu của thiên niên kỷ mới cho thấy mối quan hệ đó còn thiên lệch, Nhật Bản và châu Phi vẫn chƣa phải là đối tác thƣơng mại của nhau. Hy vọng với những gì Nhật Bản và các nƣớc châu Phi đã và đang làm sẽ góp phần thúc đẩy thƣơng mại của hai bên phát triển và trở thành mối quan hệ kinh tế chính trong quan hệ giữa Nhật Bản và châu Phi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)