Một trong những trọng trách của Nhật Bản đối với châu Phi đó là trọng trách trƣớc những tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu đối với châu lục này. Hiện nay, biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của một quốc gia, một tổ chức, hay một khu vực, mà nó đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng của tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế và là vấn đề toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã, đang ảnh hƣởng và đe dọa đến cuộc sống của mọi ngƣời sống trên trái đất. Đặc biệt là châu Phi– một châu lục có xa mạc lớn nhất thế giới (xa mạc Sahara) và khu rừng nhiệt đới lớn thứ hai trên thế giới (châu thổ Congo) đang phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do biến đổi khí hậu nhƣ hạn hán, lũ lụt, mực nƣớc biển dâng cao, đa dạng sinh thái bị biến mất, năng suất nông nghiệp giảm sút…. Tất cả những điều đó đã khiến châu Phi vốn là một châu lục nghèo đói nhất thế giới lại càng trở nên nghèo đói, kiệt quệ hơn.
Trƣớc trọng trách này, Nhật Bản - một trong những nƣớc công nghiệp lớn trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực nhằm cắt giảm lƣợng khí thải của các nƣớc đang phát triển, trong đó có các quốc gia châu Phi. Điều đó đƣợc thể hiện bằng lời kêu gọi các nƣớc châu Phi tham gia “Quan hệ đối tác làm mát trái đất Nhật Bản – châu Phi” của Nhật Bản trƣớc khi diễn ra TICAD IV. Không chỉ thể hiện bằng lời nói, Nhật Bản cùng với UNDP thành lập Khuôn khổ chung Xây dựng quan hệ đối tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ở châu Phi (Joint Framework for Building Partnership to Address Climate Change in Africa) với khoản đóng góp tài chính trị giá 120 triệu USD (Báo cáo TICAD IV) để các nƣớc châu Phi có thể tự đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
Cho đến nay, Nhật Bản đã thiết lập “Quan hệ đối tác làm mát trái đất” với 38 quốc gia châu Phi. Cụ thể, Nhật Bản đã cử các đội hành động vì an ninh nƣớc (The Water Security Action Team – W-SAT) bao gồm các tình nguyện viên (JOCV và SV), các chuyên gia kỹ thuật đến các nƣớc châu Phi để phát triển và cung cấp nƣớc sạch cho khoảng 6,5 triệu dân châu Phi và xây dựng năng lực cho 5000 quản lý viên nguồn nƣớc của các nƣớc châu Phi. Hơn thế nữa, tính đến tháng 3/2009, một loạt các dự án giảm thiểu ảnh hƣởng biến đổi khí hậu tại châu Phi do Nhật Bản tài trợ đã và đang đƣợc triển khai. Chẳng hạn nhƣ: Chƣơng trình cung cấp nƣớc khẩn cấp để giải quyết biến đổi khí hậu thuộc Chƣơng trình viện trợ không hoàn lại vì biến đổi khí hậu và môi trƣờng của Nhật Bản cho Senegal, Ethiopia, Niger and Mozambique, mỗi nƣớc đƣợc tài trợ khoảng 1 tỷ Yên; hay Dự án phát triển năng lực Cơ chế phát triển sạch (CDM- Clean Development Mechanism) tại Burkina Faso; Dự án Củng cố năng lực để phát triển sạch tại Rwanda; Dự án Quản lý thiên tai lũ lụt dựa vào cộng đồng để thích ứng với việc biến đổi khí hậu tại lƣu vực sông Nyando tại Kenya; Dự án Thích ứng của cộng đồng tại Namibia và Niger… những dự án này đều đƣợc Nhật Bản và UNDP đồng tài trợ và đang đƣợc triển khai tại châu Phi.
Có thể nói rằng việc Nhật Bản nhận thức rõ trọng trách của mình trƣớc những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối với châu Phi cũng nhƣ có những hành
động và biện pháp kịp thời để cùng với các nƣớc châu Phi giải quyết và giảm thiểu những hậu quả của biến đổi khí hậu đối với châu Phi là điều mà không phải bất kỳ quốc gia hay đối tác quốc tế nào cũng có thể thực hiện đƣợc. Lời nói đi đôi với hành động, Nhật Bản đã và đang hợp tác tích cực với các nƣớc châu Phi để giúp châu Phi thích ứng và có những biện pháp thích hợp đối với biến đổi khí hậu, tạo ra một cuộc sống trong lành và ổn định cho ngƣời dân châu Phi. Đó chính là biện pháp toàn diện để giúp châu Phi thoát khỏi vòng luẩn quẩn thiên tai – dịch bệnh – đói nghèo, vì một châu Phi phát triển bền vững.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng Nhật Bản có vị thế và vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển của châu Phi. Nhật Bản không chỉ là nhân tố tích cực kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ châu Phi trên các diễn đàn quốc tế, mà còn là đối tác hợp tác tin cậy của các nƣớc châu Phi. Nhờ sự giúp đỡ và tài trợ to lớn của Nhật Bản, châu Phi đã phần nào giải quyết những khó khăn nhƣ xung đột, dịch bệnh, nghèo đói, đang dần dần phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục để thúc đẩy thƣơng mại, thu hút đầu tƣ, xóa đói giảm nghèo và tăng trƣởng kinh tế. Sự đóng góp của Nhật Bản đối với các nƣớc châu Phi thực sự đã và đang mang lại hiệu quả và lợi ích cho chính các quốc gia châu Phi nói chung và cho chính bản thân Nhật Bản nói riêng vì một thế giới ổn định, hòa bình và thịnh vƣợng.