Vai trò ủng hộ tích cực các nước châu Phi đạt MDGs của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 80 - 85)

Để giúp các nƣớc châu Phi đạt đƣợc MDGs theo đúng lộ trình mà LHQ đã đặt ra, Nhật Bản đã và đang luôn luôn sát cánh cùng các nƣớc châu Phi thực hiện những mục tiêu sau: - Phát triển cộng đồng - Y tế - Giáo dục - Củng cố hòa bình và quản lý tốt - Phát triển cộng đồng

Tăng trƣởng kinh tế trên cả hai phƣơng diện cá nhân và cộng đồng vô cùng quan trọng để bảo đảm tăng trƣởng bền vững cho châu Phi. Chính vì vậy, Nhật Bản đã và đang không chỉ phối hợp với các tổ chức quốc tế nhƣ UNDP, Quỹ Ủy thác an ninh con ngƣời của LHQ mà còn hợp tác chặt chẽ với các nƣớc châu Phi để bảo đảm những nhu cầu cơ bản của cộng đồng hay bảo đảm an sinh con ngƣời ở châu Phi. Từ sáng kiến đi đến thực tế, các mô hình làng châu Phi (AVI), mô hình mỗi làng một sản phẩm (OVOP), hay mô hình làng Thiên niên kỷ châu Phi(AMV) đã đem lại hiệu quả và có tính lan tỏa nhanh tại châu Phi. Chẳng hạn, mô hình OVOP hiện nay đang đƣợc triển khai tại 2 nƣớc châu Phi, đó là Malawi và Ghana, để rồi sau đó nhân rộng thêm ở 11 nƣớc châu Phi khác. Đó là Senegal, Ethiopia, Kenya, Mozambique, Zambia, Nigeria, Nam Phi, Madagascar, Uganda, Tanzania và Tunisia. Hay nhƣ mô hình AMV hiện đang đƣợc thực hiện tại Ghana, Kenya, Malawi, Mali, Nigeria, Senegal, Tanzania, Uganda và có khả năng đƣợc triển khai tiếp tại Madagascar, Cameroon và Benin.

Dựa vào những kết quả thực tế thu đƣợc từ các mô hình OVOP và mô hình AMV, có thể nói rằng đây là những mô hình phát triển cộng đồng rất sát thực tế và mang lại hiệu quả cao, góp phần không nhỏ tạo công ăn việc làm cho mỗi cá nhân sống trong cộng đồng, phát huy vai trò của ngƣời phụ nữ trong mỗi hộ gia đình nông thôn, cải thiện cuộc sống của ngƣời nông dân châu Phi, tận dụng những lợi thế của từng làng, của từng cộng đồng thành lợi thế, sức mạnh của xã hội, của các quốc gia châu Phi.

- Y tế

Hiện nay, các vấn đề y tế quốc tế không phải là các vấn đề của riêng một quốc gia mà đã trở thành các vấn đề mang tính toàn cầu, cần phải đƣợc cộng đồng quốc tế quan tâm và cùng giải quyết. Việc giảm tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh (157/1000 trẻ em khu vực Cận Sahara chết trƣớc 5 tuổi), cải thiện sức khỏe bà mẹ trẻ em (trung bình 500.000 phụ nữ mang thai bị chết trong vòng 1 năm), ngăn chặn sự lây lan HIV/AIDS (chiếm ¾ dân số thế giới) (Báo cáo TICAD IV), sốt rét và các dịch bệnh khác đƣợc coi là những mục tiêu trong MDGs mà châu Phi phải phấn đấu đạt đƣợc đến năm 2015.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ trách nhiệm của mình trong việc giải quyết các vấn đề nêu trên của châu Phi, lần đầu tiên trong lịch sử G8, Nhật Bản đã chủ động đề cập vấn đề dịch bệnh của các nƣớc đang phát triển, trong đó coi châu Phi nhƣ một trong những chƣơng trình nghị sự tại Hội nghị thƣợng đỉnh G8 Kuyshu –Okinawa vào tháng 7/2000. Hơn thế nữa, Nhật Bản còn đƣa ra Sáng kiến Dịch bệnh Okinawa (IDI), để đến năm 2002 thành lập Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, dịch tả và sốt rét (gọi tắt là Quỹ Toàn cầu) với cam kết Nhật Bản sẽ đóng góp 560 triệu USD. Tính đến tháng 3/2009, Nhật Bản đã đóng góp 194 triệu USD cho Quỹ Toàn cầu, tài trợ không hoàn lại cho 19 dự án, hỗ trợ kỹ thuật cho 7 dự án và tài trợ cho 39 dự án an sinh con ngƣời. Cụ thể, Nhật Bản đã đào tạo 100.000 cán bộ y tế cho châu Phi, xây dựng, nâng cấp và cung cấp thiết bị y tế cho 1.862 bệnh viện và trung tâm y tế cho 23 nƣớc châu Phi (giai đoạn 2008-2009), cung cấp tài chính để mua vắc-xin phòng bệnh sởi, bại liệt cho hơn 80 triệu trẻ em của 10 nƣớc

đang phát triển, trong đó có Nigeria, Sudan và CH Congo và đã cứu sống 400.000 trẻ em châu Phi dƣới 5 tuổi.

Có thể nói rằng những hành động của Nhật Bản trong cuộc chiến chống dịch bệnh ở châu Phi có ý nghĩa vô cùng to lớn. Điều đó không chỉ ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh ở châu Phi mà còn cải thiện đáng kể điều kiện y tế của các nƣớc châu Phi, giúp các nƣớc châu Phi tiếp cận đƣợc với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật y tế để có thể tự cứu chữa và phòng bệnh cho ngƣời dân của mình.

- Giáo dục

Giáo dục là nền tảng cơ bản để phát triển cá nhân và xây dựng quốc gia. Trong báo cáo MDGs năm 2008 của LHQ, 35 triệu trẻ em không có cơ hội đến trƣờng thuộc về các nƣớc châu Phi cận Sahara, chiếm gần ½ trong tổng số 72 triệu trẻ em trên toàn thế giới không có cơ hội học tập. Nâng cao số lƣợng và chất lƣợng giáo dục là điều vô cùng cần thiết để thúc đẩy bình đẳng giới và là chìa khóa tháo gỡ nhiều vấn đề nan giải tại châu Phi hiện nay. Hơn thế nữa, sự thần kỳ của Nhật Bản đƣợc làm lên chính từ yếu tố con ngƣời, nên không ai khác, Nhật Bản hiểu rõ giá trị của giáo dục trong việc phát triển đất nƣớc.

Xuất phát từ những mục đích đó, Nhật Bản tích cực ủng hộ và tài trợ trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp các sáng kiến và các hoạt động nhằm góp phần thúc đẩy giáo dục của châu Phi. Chẳng hạn, thông qua các kênh song phƣơng và đa phƣơng, Nhật Bản đã và đang có những khoản tài trợ lớn cho Sáng kiến FTI. Nhật Bản cam kết dành cho các dự án ODA không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật trị giá 255,47 triệu Yên, trong đó 22,58 triệu Yên dành cho các dự án về giáo dục cơ bản; 13,23 triệu Yên cho các dự án TVET; 19,66 triệu Yên cho các dự án giáo dục trung học (Nguồn: MOFA, Nhật Bản). Trong bài phát biểu với tiêu đề “Giáo dục cho tất cả: Phát triển nguồn nhân lực để độc lập tự chủ và tăng trƣởng”, Bộ trƣởng Ngoại giao Koumura đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Sáng kiến “Giáo dục cho tất cả” (Education for All – EFA) trong việc đạt đƣợc MDGs của châu Phi.

Do đó, Nhật Bản đã xây dựng 1.000 trƣờng tiểu học và trung học với 5.500 lớp học cho các nƣớc châu Phi, đào tạo 100.000 giáo viên dạy toán và khoa học cho

10 nƣớc châu Phi theo dự án “Củng cố toán và khoa học trong hệ thống giáo dục (Strengthening of Mathematics and Science in Education – SMASE). Hiện nay, các dự án SMASE đang đƣợc nhân rộng và trải khắp tất cả các khu vực của châu Phi bao gồm Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi và Nam Phi. Bên cạnh đó, Nhật Bản cử các chuyên gia, nghiên cứu viên, giáo sƣ về khoa học và công nghệ của Nhật Bản sang trao đổi nghiên cứu và chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ với các viện, trƣờng đại học của các nƣớc châu Phi. Chẳng hạn, năm 2009, giáo sƣ trƣờng đại học Nagasaki đã sang làm việc tại Viện Nghiên cứu Y sinh học Kenya để phát triển phƣơng pháp chuẩn đoán virus gây hại cho cây.

Hơn thế nữa, chính phủ Nhật Bản đang dự kiến mở rộng diện cấp học bổng cho hơn 500 sinh viên châu Phi sang theo học chƣơng trình thạc sỹ hoặc tiến sỹ tại Nhật Bản trong vòng 5 năm. Đặc biệt hơn cả, sáng kiến thành lập Trƣờng Đại học liên châu Phi (Pan African University) cũng đang đƣợc Nhật Bản xem xét. Hiện nay, trƣờng Đại học Khoa học và Công nghệ Nhật Bản – Ai Cập đang đƣợc triển khai xây dựng tại Ai Cập dƣới sự tài trợ của chính phủ Nhật Bản (E-JSTU), chính phủ Ai Cập và cộng đồng doanh nghiệp hai nƣớc nhằm thu hút khoảng 3000 sinh viên. Hy vọng E-JSTU sẽ trở thành trung tâm giáo dục tầm quốc tế tại châu Phi và Trung Đông.

Có thể nhận xét rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhật Bản với các tổ chức quốc tế cũng nhƣ sự ủng hộ tích cực của Nhật Bản đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của châu Phi rất có ý nghĩa, góp phần tạo điều kiện cho trẻ em châu Phi có cơ hội đến trƣờng, cải thiện tình trạng bất bình đẳng giữa học sinh nam và học sinh nữ, nâng cao trình độ hiểu biết và kiến thức của ngƣời dân châu Phi. Có thể khẳng định rằng phát triển giáo dục mà Nhật Bản cũng nhƣ cộng đồng quốc tế và các nƣớc châu Phi đang nỗ lực phấn đấu chính là “cần câu” để các nƣớc châu Phi tự “câu cá”. Đó mới chính là giá trị đích thực và mục tiêu mà Nhật Bản, cộng đồng quốc tế và các nƣớc châu Phi đang hƣớng tới.

Đói nghèo, dịch bệnh, tham nhũng, xung đột… nhƣ cái vòng luẩn quẩn cuốn lấy châu Phi. Theo báo cáo của LHQ, trong giai đoạn từ 1997 đến 2002, ½ các cuộc xung đột trên thế giới xảy ra ở châu Phi. Hơn thế nữa, nói đến châu Phi gần đây không ai không biết đến những cuộc xung đột đẫm máu xảy ra tại Darfur- Sudan, Zimbabwe, Cộng hòa Congo, Rwanda và hàng loạt các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo khác. Xung đột có thể coi nhƣ hòn đá tảng chặn con đƣờng phát triển của châu lục này. Chính vì vậy, Thủ tƣớng Yasuo Fukuda trong bài phát biểu của mình vào tháng 1/2008 đã khẳng định Nhật Bản sẽ là ngƣời đi tiên phong và đóng vai trò là một quốc gia có trách nhiệm gìn giữ hòa bình trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình và phát triển của toàn thế giới. Có thể nói rằng tuyên bố này cho thấy quyết tâm của Nhật Bản trong việc ủng hộ mạnh mẽ các nƣớc châu Phi củng cố hòa bình và xây dựng đất nƣớc.

Điều đó đƣợc minh chứng bằng những hành động và đóng góp cụ thể của Nhật Bản nhƣ: Năm 2003, Nhật Bản đã coi việc củng cố hòa bình cho châu Phi là một trong những trụ cột chính của TICAD III, đã thực hiện đúng cam kết chi 760 triệu USD cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của các nƣớc châu Phi. Nhật Bản ủng hộ chƣơng trình dạy nghề tại các trung tâm đào tạo đa dịch vụ và các cơ sở đào tạo giáo viên ở Juba, Sudan nhằm thúc đẩy quá trình tái hòa nhập cộng đồng của các cựu chiến binh do Cao ủy Liên hiệp quốc về ngƣời tị nạn (UNHCR), Chƣơng trình Lƣơng thực thế giới (WFP), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) và các tổ chức NGO của Nhật Bản đồng tài trợ và triển khai. Hay chƣơng trình tái thiết tại miền bắc Uganda là một trong những chƣơng trình viện trợ cả gói của JICA phối hợp với một số đối tác quốc tế khác nhƣ USAID và WB nhằm xây dựng lại hạ tầng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái hội nhập cộng đồng của Những ngƣời cƣ trú không ổn định (IDPs – Internally Displaced Persons) tại 4 tỉnh ở miền Bắc Uganda. Bên cạnh đó, Nhật Bản tích cực ủng hộ việc xây dựng 5 trung tâm gìn giữ hòa bình tại Ai Cập, Ghana, Kenya, Mali và Rwanda vào năm 2008 và đang tiếp tục nhân rộng thêm 3 trung tâm khác tại Benin, Nigeria và Nam Phi vào năm 2009 với

khoản tiền tài trợ phi ODA lên đến 18,5 triệu USD. Tính riêng trong 2 năm từ năm 2009 đến năm 2010, Nhật Bản đã ủng hộ Quỹ Ủy thác của LHQ 19 triệu USD để tài trợ cho Đơn vị an ninh của Somalia cũng nhƣ Nhiệm vụ của Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM). Nhờ những đóng góp này của Nhật Bản, 670 nhân viên gìn giữ hòa bình của một số nƣớc châu Phi đã đƣợc đào tạo cơ bản, hơn 14.000 cảnh sát của Cộng hòa Congo đã đƣợc tái đào tạo, và con số này vấn tiếp tục gia tăng.

Có thể nói rằng sự ủng hộ và tài trợ của Nhật Bản cho các chƣơng trình, dự án gìn giữ hòa bình ở một số nƣớc châu Phi có ý nghĩa vô cùng to lớn, phù hợp với triết lý “sự ổn định và thịnh vượng của thế giới sẽ không thể đạt được nếu các vấn

đề của châu Phi không được giải quyết ngay”. Ảnh hƣởng và vai trò của Nhật Bản

trong việc gìn giữ hòa bình ở châu Phi không chỉ mang tính nhất thời mà có tính xuyên suốt, chiến lƣợc lâu dài và thực tế, không những góp phần ngăn chặn kịp thời các cuộc xung đột mà còn trang bị cho các nƣớc châu Phi khả năng tự phòng vệ, bảo đảm an ninh xã hội và gìn giữ hòa bình cho chính con ngƣời, dân tộc và quốc gia mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)