Đánh giá triển vọng quan hệ Nhật Bản –châu Ph

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 87 - 95)

Nhật Bản quan tâm tới châu Phi chính thức từ năm 1993 thông qua Hội nghị TICAD năm 1993. Mục đích chính của TICAD- I là Nhật Bản muốn thế giới đừng lãng quên châu Phi nghèo đói bệnh tật, do vậy Nhật Bản thấy cần phải tổ chức những cuộc hội nghị, hội thảo bàn về các chiến lƣợc phát triển giành cho châu Phi. Tuy nhiên, mãi tới năm 1998, TICAD mới chính thức đƣợc khởi động lại lần thứ 2 và năm 2008 TICAD-IV chính thức đƣợc tổ chức tại Yokohama với sự tham gia của 40 nguyên thủ quốc gia châu Phi, tăng gấp đôi so với TICAD-III đƣợc tổ chức năm 2003.

Mục đích chính của Nhật Bản đối với châu Phi là tìm kiếm nguồn năng lƣợng dồi dào và cạnh tranh quyền lực cùng với Mỹ, EU, Trung Quốc. Châu Phi là

khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, châu Phi đóng vai trò rất quan trọng trên bản đồ khoáng sản thế giới. Châu Phi là châu lục rộng lớn gồm 54 quốc gia với tổng diện tích khoảng 30 triệu km2, dân số khoảng 900 triệu ngƣời. Đây là châu lục duy nhất trên thế giới sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và khí đốt giàu có. Các nguồn tài nguyên giàu có và mang tính chiến lƣợc này đang là tâm điểm chú ý của toàn thế giới, ảnh hƣởng quan trọng đến mối quan hệ đối ngoại của châu Phi. Trong thời kỳ thuộc địa, châu Phi là địa bàn khai thác tài nguyên của các nƣớc châu Âu, chủ yếu là dƣới phƣơng thức: khai thác quặng khoáng sản, khai thác đất nông nghiệp để sản xuất một số loại cây trồng nhƣ lúa miến, lúa mì, gạo, ngô, sắn, chuối…, cung cấp lao động cho các nƣớc thực dân. Trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh, châu Phi là vùng đất chịu ảnh hƣởng của các lực lƣợng siêu quyền trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, châu Âu và Liên Xô. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, châu Phi là tâm điểm chú ý của nhiều nƣớc lớn khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Mỗi nƣớc đến châu Phi vì những mục đích, ý đồ khác nhau, trong đó dầu lửa là hàng hóa quan trọng nhất, tạo nên cuộc đua giữa các đối tác nƣớc ngoài ở châu Phi, chủ yếu là nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo thống kê của một số tổ chức kinh tế thế giới, trong thế kỷ XX Mỹ đã tiêu thụ tổng cộng 35 tỷ tấn dầu lửa, hơn 7 tỷ tấn đồng, hơn 200 triệu tấn nhôm, trong đó đồng và nhôm chủ yếu nhập từ châu Phi. Hiện nay Tây Phi cung cấp tới 12% lƣợng dầu thô nhập khẩu của Mỹ và dự báo vào năm 2015 Tây Phi sẽ cung cấp tới 25% dầu thô cho Mỹ. Các nƣớc phƣơng Tây khác, cùng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ hiện nay cũng đang tăng nhu cầu nhập khẩu các nguyên liệu này từ châu Phi. Trung Quốc hiện đang là nƣớc có những ý đồ chiến lƣợc rõ rệt nhất về tài nguyên châu Phi để phục vụ các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế cao của mình, đặc biệt là nguyên nhiên liệu nhƣ dầu khí, các loại quặng và tài nguyên nông nghiệp. Những lợi thế quan trọng về tài nguyên của châu Phi khiến châu lục này đang trở thành mục tiêu của nhiều công ty xuyên quốc gia, nhiều nhà đầu tƣ tại các nƣớc công nghiệp để khắc phục những hạn chế về tài nguyên và thị trƣờng trong nƣớc. Trên thực tế, nhờ những lợi thế tài nguyên của mình, một số nƣớc châu Phi đã tiến hành

cải cách kinh tế, phát triển thƣơng mại, thu hút FDI để mong muốn đạt đƣợc những tiến bộ kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, lợi thế về tài nguyên cũng đang là nguyên nhân khiến châu Phi trở thành điểm nóng trên thị trƣờng năng lƣợng và nguyên liệu quý hiếm thế giới. Nếu không có những chiến lƣợc phát triển hợp lý, tài nguyên châu Phi sẽ là nguyên nhân gây ra chiến tranh, nội chiến, là địa bàn tranh giành ảnh hƣởng và phục vụ mục đích của nhiều nƣớc lớn trên thế giới. Trong giai đoạn 1950- 1990, Nhật Bản tiêu thụ hơn 8 tỷ tấn dầu lửa, hơn 40 triệu tấn đồng, hơn 60 triệu tấn nhôm, chủ yếu cũng nhập khẩu từ châu Phi. Cho đến nay, nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản chủ yếu là từ Trung Đông (chiếm 90% lƣợng dầu nhập khẩu của Nhật Bản), do vậy châu Phi đang là tâm điểm chú ý của Tokyo nhằm phân tán rủi ro từ Trung Đông. Theo quan điểm của Nhật Bản, để có bƣớc đi vững chắc vào châu Phi, cần giải quyết hai vấn đề cơ bản của châu Phi: ngăn chặn xung đột và viện trợ nhân đạo. Chính phủ Nhật Bản coi hai vấn đề này giống nhƣ hai bánh xe của chiếc ô tô, cần phải có hai bánh xe vững để chiếc ô tô chạy nhanh đƣợc. Chính vì vậy, Nhật Bản cho rằng cần thiết phải tập trung nỗ lực để giúp châu Phi tìm kiếm hoà bình, ổn định cho phát triển kinh tế. Để giải quyết hai vấn đề cơ bản trên, Nhật Bản có chiến lƣợc ƣu tiên 5 điểm rất rõ ràng nhƣ sau:

1. Hỗ trợ phát triển thông qua TICAD: TICAD nhằm vào 3 mục tiêu +) tổ chức diễn đàn để các nƣớc châu Phi tự thảo luận về các chiến lƣợc phát triển; +) Tăng cƣờng hợp tác Nam – Nam giữa các nƣớc châu Phi với nhau và giữa các nƣớc châu Á với các nƣớc châu Phi; +) Thảo luận các vấn đề khác nhƣ phòng chống dịch bệnh HIV/AIDs...

2. Hợp tác đấu tranh phòng chống dịch bệnh. 3. Hợp tác phát triển công nghệ thông tin.

4. Giảm nợ: Cuối năm 2000 đã có 22 nƣớc châu Phi nghèo nặng nợ nhận đƣợc 3,8 tỷ USD tiền giảm nợ từ chính phủ Nhật Bản. Đây là số tiền lớn nhất trong số các nƣớc thành viên G8 giành cho các nƣớc nghèo nặng nợ.

5. Ngăn chặn xung đột và hỗ trợ ngƣời tị nạn. Hiện nay, Nhật Bản cung cấp khoảng 20% chi phí cho các lực lƣợng gìn giữ hoà bình ở châu Phi.

Từ năm 2003, Nhật Bản đã tăng viện trợ cho châu Phi lên 800 triệu USD/năm. Năm 2005, thủ tƣớng Koizumi cam kết tăng gấp đôi viện trợ trong ba năm tiếp theo và hoàn thành chỉ tiêu vào năm 2007 với mức tài trợ đạt 1,7 tỷ USD. Trong Hội nghị TICAD-IV, Nhật Bản đã tài trợ 10 tỷ USD cho châu Phi để giúp châu lục này chống chọi với sự biến đổi khí hậu trong vòng 5 năm tới. Chính phủ Nhật Bản cũng cam kết tăng viện trợ ODA cho châu Phi nhằm cải thiện kỹ thuật nông nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế tƣ nhân, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chăm sóc y tế và cung cấp nƣớc sạch. Là nhà tài trợ hào phóng nhất thế giới cho châu Phi, Nhật Bản đã xem viện trợ là chính sách ngoại giao chủ yếu của mình đối với châu Phi để duy trì ảnh hƣởng của mình ở châu Phi, đồng thời cạnh tranh với vị trí đang lên của Trung Quốc và Ấn Độ tại châu lục này.

Nhìn chung, quan hệ Nhật Bản – châu Phi thập niên đầu thế kỷ XXI đã có những bƣớc tiến rõ ràng vƣợt bậc so với thập niên trƣớc đó. So với các nƣớc khác, đặc biệt là so với Trung Quốc, Nhật Bản là nƣớc đến châu Phi trƣớc, nhƣng dƣờng nhƣ chậm chân hơn trong việc tận dụng lợi thế cơ hội - trong đó có Hàn Quốc và Trung Quốc - đã và đang đẩy mạnh sự hiện diện tại một châu lục vốn là thị trƣờng truyền thống các quốc gia châu Âu gần hơn về mặt địa lý. Các nỗ lực mở rộng mạnh mẽ này trên khắp châu Phi buộc Nhật Bản phải cân nhắc lại quan điểm đối với thị trƣờng này. Nhật Bản đang có kế hoạch cung cấp thêm viện trợ cho các quốc gia châu Phi không chỉ nhằm thúc đẩy sự ổn định tại châu lục này mà còn giúp các công ty Nhật Bản có chỗ đứng tốt hơn và không bị tụt hậu so với Trung Quốc về “miếng bánh” ngoại giao-kinh tế. Ngoài 550 triệu USD dành cho an ninh, Nhật Bản sẽ công bố một gói viện trợ lớn hơn tại hội nghị TICAD sắp tới. Tầm quan trọng của hội nghị đƣợc chứng minh bằng một thực tế rằng sự kiện sẽ có sự tham gia của các quan chức của gần 70 quốc gia khắp thế giới, cùng hàng loạt tổ chức quốc tế và do Thủ tƣớng Nhật Shinzo Abe chủ trì vào tháng 6/2013.

Điểm lại thành tựu của TICAD từ năm 1993, có thể thấy quan hệ Nhật Bản – châu Phi đã có những bƣớc tiến rõ rệt, cụ thể là:

Bảng 3.2: Những thành tựu của hội nghị TICAD trong quan hệ Nhật Bản –châu Phi từ 1993 đến nay

TICAD I tháng 10/1993 tại Tokyo

Có 48 nƣớc châu Phi tham gia, 12 nƣớc và tổ chức quốc tế tài trợ. Đã thực hiện Tuyên bố Tokyo trong đó khẳng định sự phát triển của châu Phi là vấn đề ƣu tiên của cộng đồng quốc tế

TICAD II, tháng 10/1998, Tokyo

51 nƣớc châu Phi tham gia, 29 nƣớc đối tác và các tổ chức quốc tế. Đã thực hiện Chƣơng trình hành động Tokyo, nhấn mạnh đến các chính sách phát triển xã hội, phát triển kinh tế, chính phủ trong sạch, kìm chế xung đột và phát triển thời kỳ hậu chiến.

TICAD III, tháng 9/2003, Tokyo

50 nƣớc châu Phi tham gia, 39 nƣớc đối tác và các tổ chức quốc tế. Đã thực hiện tuyên bố chung lần thứ 10 của TICAD, nhấn mạnh việc thiết lập hòa bình, phát triển kinh tế -xã hội lấy con ngƣời là trung tâm, xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển kinh tế.

TICAD IV, tháng 5/2008, Yokohama

51 nƣớc châu Phi tham gia, 34 nƣớc đối tác và các tổ chức quốc tế. Đã thực hiện Tuyên bố Yokohama. Nhật Bản cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho phát triển nông nghiệp, thƣơng mại và đầu tƣ, thúc đẩy du lịch và phát triển nguồn nhân lực. Kế hoạch hành động Yokohama với kỳ hạn 5 năm đƣợc thực hiện với mục đích viện trợ cho châu Phi, thiết lập cơ chế giám sát.

Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Sự dính líu của Nhật Bản ở châu Phi kể từ TICAD-I cho đến nay đƣợc xây dựng trên tinh thần đồng thuận và trên những ƣu tiên phát triển cho châu Phi. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, trong 10 năm tiếp theo của thế kỷ XXI Nhật Bản vẫn sẽ duy trì những kênh hoạt động nhƣ thời gian vừa qua, bởi chính những hoạt động

đó đã có hiệu quả tốt, nhất là vì nhờ đó Nhật Bản đã khẳng định và củng cố vai trò cũng nhƣ ảnh hƣởng của mình tại các nƣớc châu Phi.

Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Nhật Bản và châu Phi sẽ vẫn phát triển tốt đẹp. Nhật Bản vẫn là đối tác ủng hộ châu Phi tích cực trên các diễn đàn, hội nghị quốc tế. Mặc dù trong những năm gần đây, chính trƣờng của Nhật Bản có những phút chao đảo song không vì thế mà các nhà lãnh đạo Nhật Bản bỏ qua châu Phi- một lực lƣợng quan trọng trên vũ đài chính trị thế giới. Để cạnh tranh với các chủ thể nƣớc ngoài quan trọng khác tại châu Phi, Nhật Bản sẽ tiếp tục tổ chức các TICAD – một kênh rất quan trọng để Nhật Bản thể hiện ảnh hƣởng và vai trò của mình tại châu Phi. Hơn nữa, TICAD còn là một hình thức hợp tác theo kiểu riêng của Nhật Bản đã và đang đạt hiệu quả tốt đẹp: châu Phi đƣợc đƣa vào một chƣơng trình chung của khối các nƣớc đang phát triển; triển khai hợp tác không chỉ là Bắc –Nam nhƣ Mỹ và EU chú trọng mà còn quan tâm đặc biệt đến hợp tác Nam – Nam.

Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và châu Phi sẽ đạt đƣợc một số tiến bộ. Tuy nhiên trong những năm tiếp theo, quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Nhật Bản và châu Phi chƣa thể phát triển bằng quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ của Nhật Bản với các khu vực khác trên thế giới, mặc dù Nhật Bản và các nƣớc châu Phi có những cố gắng. Quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ vẫn là quan hệ một chiều. Nhật Bản sẽ xuất khẩu nhiều và đầu tƣ nhiều vào châu Phi hơn là các nƣớc châu Phi xuất khẩu và đầu tƣ vào Nhật Bản. Nhật Bản tiếp tục khuyến kích đầu tƣ và thƣơng mại với các nƣớc lớn, những nƣớc có nguồn dự trữ dầu mỏ phong phú, các nƣớc ổn định chính trị ở châu Phi. Vậy muốn thu hút đầu tƣ không chỉ của Nhật Bản mà của các nhà đầu tƣ khác thì bản thân các nƣớc châu Ph phải ngăn chặn xung đột, chiến tranh, tạo môi trƣờng đầu tƣ an toàn.

Nhật Bản sẽ tiếp tục là một trong những nhà tài trợ lớn cho châu Phi. Một phần vì sức ép của cộng đồng quốc tế và vì trách nhiệm của Nhật Bản đối với các vấn đề của thế giới. Một phần vì mục đích chính trị, muốn nhận đƣợc sự đồng thuận của các nƣớc Phi về việc Nhật Bản tranh cử chiếc ghế thƣờng trực của Hội đồng

Bảo an LHQ. Một lý do khác nữa vì chiến lƣợc năng lƣợng và cạnh tranh thị phần của Nhật Bản với các cƣờng quốc khác cũng nhƣ vì lợi ích kinh tế của chính bản thân Nhật Bản. Tất cả những điều đó vẫn sẽ là nguyên nhân khiến Nhật Bản tích cực viện trợ giúp các nƣớc châu Phi thực hiện MDGs. Trong những năm tới, để viện trợ thực sự đem lại hiệu quả cho các nƣớc châu Phi thì Nhật Bản – phía nhà tài trợ cũng nhƣ các nƣớc nhận viện trợ châu Phi phải cải cách viện trợ vì sự phát triển, đặc biệt là các nƣớc châu Phi không đƣợc phụ thuộc vào viện trợ mà phải coi viện trợ nhƣ một nguồn lực bổ sung. Nếu thực hiện đƣợc nhƣ vậy thì đó mới là chiến lƣợc phát triển đúng đắn để thành công của các nƣớc châu Phi.

“Thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Phi”. Để đạt đƣợc điều đó, thì viện trợ cứu đói, viện trợ ngƣời tỵ nạn, viện trợ nhân đạo, viện trợ giải quyết xung đột, viện trợ ngăn chặn dịch bệnh vẫn sẽ là những ƣu tiên viện trợ khẩn cấp hàng đầu của Nhật Bản dành cho các nƣớc châu Phi. Hay nói cách khác, viện trợ ODA cũng là một kênh Nhật Bản sẽ tăng cƣờng phát huy dựa trên thế mạnh của Nhật Bản là sự giàu có, dồi dào vốn. ODA đối với Nhật Bản không chỉ nhằm vào mục tiêu kinh tế mà còn phục vụ cả mục tiêu ngoại giao và chính trị. Sử dụng ODA Nhật Bản sẽ cùng tăng cƣờng ảnh hƣởng chính trị và tiếp cận đƣợc các lợi ích kinh tế tại châu Phi. Song về lâu dài, qua những kết quả đạt đƣợc từ viện trợ trong lĩnh vực giáo dục, xoá đói giảm nghèo bằng tăng trƣởng kinh tế, thì đó mới là những chính sách phát triển thiết thực mang tầm chiến lƣợc của Nhật Bản đối với sự phát triển bền vững và thịnh vƣợng của châu Phi trong tƣơng lai.

Với những lĩnh vực hợp tác chủ đạo giữa Nhật Bản và châu Phi trong thời gian qua, có thể đánh giá triển vọng quan hệ Nhật – Phi nhƣ sau:

Thứ nhất, Nhật Bản tiếp tục là đối tác quan trọng của châu Phi trong thời gian tới. Thông qua TICAD, Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ các chƣơng trình hợp tác Nam – Nam, nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo của Nhật Bản trong các chƣơng trình viện trợ ba bên, nhiều bên cho châu Phi hơn là các tổ chức và các đối tác viện trợ khác. Nhật Bản có tiềm năng viện trợ cho châu Phi bởi Nhật Bản không bị ảnh hƣởng của quá khứ thực dân đối với châu lục này nhƣ một số nƣớc EU, đồng thời

có những phƣơng thức viện trợ vì sự phát triển con ngƣời và tăng trƣởng kinh tế. Thông qua viện trợ phát triển và các chƣơng trình TICAD, Nhật Bản có khả năng tốt hơn các nƣớc lớn khác trong việc khuyếch trƣơng mô hình phát triển Đông Á – đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao ảnh hƣởng của Nhật Bản tại các nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)