5.1. Khái niệm và lợi ích thuê tài sản 5.1.1. Khái niệm
Thuê tài sản là một hợp đồng thoả thuận giữa hai bên, trong đó người thuê được quyền sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê theo thời hạn hai bên thoả
thuận; người cho thuê là người sở hữu và nhận được tiền thuê.
5.1.2. Lợi ích của việc thuê tài sản:
- Tránh được những rủi ro do sở hữu tài sản
- Tính linh hoạt hay có quyền huỷ bỏ hợp đồng thuê tài sản - Lợi ích về thuế
- Tính kịp thời
- Giảm được những hạn chế tín dụng
- Giúp tránh né các thủ tục phức tạp của quy trình mua tài sản
5.2. Thuê vận hành
- Khái niệm: Thuê vận hành là thuê tài sản được nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.
- Đặc trưng của hình thức thuê vận hành:
+ Thời hạn thuê rất ngắn so với đời sống hữu ích của tài sản
+ Người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản và được hưởng tiền thuê và những quyền lợi do quyền sở hữu tài sản mang lại
+ Người thuê có quyền huỷ ngang hợp đồng.
Người cho thuê (Lessor) Người thuê (Lessee) Quyền sử dụng tài sản + Dịch vụ Trả tiền thuê
+ Khi hợp đồng hết hạn, người cho thuê có thể bán tài sản đó, hoặc gia hạn hợp đồng cho thuê, hoặc tìm khách hàng khác.
+ Số tiền thuê trả mỗi lần thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản thuê và được hạch toán như mọi chi phí bình thường khác
5.3. Thuê tài chính 5.3.1. Khái niệm
Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.
Sơđồ 17: Thuê tài chính
TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính, nếu hợp đồng thuê thoả mãn ít nhất 1 trong 4 điều kiện sau
đây:
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.
- Nội dung hợp đồng thuê có quy định: khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
Mọi hợp đồng thuê TSCĐ nếu không thoả mãn bất kỳ điều kiện nào trong 4 điều kiện trên được coi là TSCĐ thuê hoạt động (vận hành).
5.3.2. Đặc trưng của hình thức thuê tài chính - Thời hạn thuê dài
- Người thuê chịu mọi chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời gian thuê.
- Người thuê không được hủy ngang hợp đồng
- Bên thuê được chuyển giao quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận khi kết thúc thời hạn thuê.
- Tổng số tiền thuê mà người thuê trả thường đủ bù đắp giá gốc của tài sản.
Nhà cung cấp thiết bị
5.3.3. Điểm lợi và điểm bất lợi của việc sử dụng thuê tài chính.
Điểm lợi
- Là một công cụ tài chính giúp cho doanh nghiệp có thể tăng vốn kinh doanh trung hạn và dài hạn đểđáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh.
+ Sử dụng thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp huy động nhanh chóng một lượng vốn lớn dưới dạng tài sản cố định. Như vậy, với số vốn hạn chế doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh.
+ Sử dụng hình thức bán và tái thuê có thể giúp cho doanh nghiệp có thêm vốn kinh doanh nhất là tăng thêm vốn lưu động mà quyền sử dụng đối với các loại TSCĐ của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên.
+ Sử dụng phương thức thuê tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động và sử dụng vốn vay so với các hình thức vay khác.
- Sử dụng thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện nhanh chóng dự án đầu tư, chớp được kịp thời cơ hội kinh doanh. Bởi lẽ: Người đi thuê có quyền lựa chọn các tài sản thiết bị và thoả thuận trước về hợp đồng thiết bị với nhà cung cấp. Sau đó mới yêu cầu Công ty cho thuê tài chính tài trợ. Do vậy, có thể rút ngắn được thời gian tiến hành đầu tư vào tài sản thiết bị.
Điểm bất
- Bên thuê phải chịu chi phí sử dụng vốn tương đối cao so với tín dụng thông thường.
- Bên thuê có thể gánh chịu nhiều rủi ro như rủi ro tài chính, rủi ro về tài sản và sự biến động của cơ chế chính sách.