2.1. Cổ phiếu thường và huy động vốn bằng cổ phiếu thường 2.1.1. Khái niệm
Cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ
phần và cho phép người sở hữu nó được quyền hưởng các quyền lợi thông thường trong Công ty cổ phần.
2.1.2. Các quyền lợi thông thường bao gồm:
- Quyền trong quản lý và kiểm soát công ty: Cổ đông thường được quyền tham gia bỏ phiếu và ứng cử vào hội đồng quản trị; được tham gia quyết định các vấn đề quan trọng đối với hoạt động công ty.
- Quyền đối với tài sản của công ty: Cổ đông thường được quyền nhận phần lợi nhuận của công ty chia cho cổđông hàng năm dưới hình thức lợi tức cổ phần. Khi công ty bị giải thể hoặc phá sản cổđông thường được quyền nhận một phần giá trị còn lại của công ty sau khi đã thanh toán các khoản nợ, các khoản chi phí và thanh toán cho các cổđông ưu đãi.
- Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần: Cổ đông thường không được quyền rút vốn trực tiếp ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần cho người khác dưới hình thức bán lại cổ phiếu hoặc để lại cho người thừa kế.
- Ngoài các quyền chủ yếu kể trên, cổđông thường có thể được hưởng các quyền khác như quyền được ưu tiên mua trước các cổ phần mới do Công ty phát hành, quyền được xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, sổ
biên bản họp Đại hội cổđông, các nghị quyết của Đại hội cổ đông, kiểm tra sổ sách kế toán v…v theo qui định cụ thể trong điều lệ của công ty.
2.1.3. Các hình thức phát hành cổ phiếu thường huy động vốn:
- Phát hành cổ phiếu mới có dành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông hiện hành;
- Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng;
- Phát hành cổ phiếu mới bằng cách chào bán cho người thứ ba;
2.2. Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới của các cổđông 2.2.1. Quyền ưu tiên mua cổ phiếu thường mới của cổđông
Nhằm bảo vệ quyền lợi của cổđông hiện hành, cụ thể: - Bảo vệ sự kiểm soát của cổđông hiện hành với công ty
- Bảo vệ cho cổ đông tránh sự thiệt hại về sụt giá của cổ phiếu trên thị trường khi công ty phát hành cổ phiếu thường mới.
Ví dụ: Cty cổ phần Z có 1.500.000 cổ phiếu đang lưu hành với giá 14.000đ/cp. Cty dự kiến phát hành thêm 500.000 cổ phiếu với giá 12.000đ/cp.
- Trước khi phát hành:
+ Tổng giá trị thị trường = 21.000 triệu đồng + Giá trị lý thuyết của 1 cổ phiếu = 14.000 đ - Sau khi phát hành thêm cổ phiếu thường mới:
+ Tổng giá trị thị trường = 21.000 + 6.000 = 27.000 triệu đồng + Giá trị lý thuyết của 1 cổ phiếu thường = 13.500 đ
Giá của quyền mua được xác định theo công thức sau:
m n F . m P . n P P P Vr 0 0 1 0 + + − = − = Hoặc 1 N F P N F P Vr 1 0 + − = − =
2.2.2. Điểm lợi phát hành CPT mới dành quyền ưu tiên mua
- Công ty mở rộng được hoạt động kinh doanh mà vẫn bảo vệ được quyền lợi của các cổđông hiện hành (quyền kiểm soát, quyền lợi kinh tế)
- Huy động tăng vố kinh doanh được thực hiện dễ dàng
- Tiết kiệm chi phí phát hành cổ phiếu thường so với trường hợp phát hành rộng rãi ra công chúng.
2.2.3. Điểm hạn chế phát hành CPT mới dành quyền ưu tiên mua
- Ít làm tăng tính hoán tệ của cổ phiếu công ty
- Quy mô vốn huy động thấp hơn so với hình thức chào bán công khai.
2.3. Phát hành cổ phiếu ra công chúng
Điểm lợi:
- Giúp công ty tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay. Khi công ty huy động vốn theo cách này để mở rộng kinh doanh nếu chỉ thu được ít lợi nhuận hoặc bị lỗ thì công ty có thể tuyên bố không phân chia lợi tức cổ phần cho các cổđông thường cho đến khi công ty thu được lợi nhuận và có khả năng trả lợi tức cổ phần. Điều này giúp công ty giảm được nguy cơ phải tổ chức lại hoặc bị phá sản. Mặt khác, việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường ra công chúng là một phương pháp huy động vốn từ bên ngoài, nhưng công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định. Điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải lo gánh nặng nợ nần như sử dụng nợ vay.
- Việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, trên cơ sở đó càng làm tăng thêm khả năng vay vốn và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp.
- Trong một số trường hợp cổ phiếu thường được bán ra dễ dàng hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu dài hạn. Cổ phiếu thường có thể hấp dẫn một số nhóm các nhà đầu tư ở mức lợi tức cao (không bị giới hạn) hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Mặt khác đối với nhà đầu tư thì cổ phiếu thường còn tạo ra rào chắn chống tác hại của lạm phát tốt hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Bởi vì cổ phiếu thường đại biểu cho quyền sở hữu cho công ty, đầu tư vào cổ phiếu thường là đầu tư vào một lượng tài sản thực trong công ty. Do vậy thông thường trong thời kỳ lạm phát thì cổ phiếu thường không bị mất giá như trái phiếu.
Điểm bất lợi:
- Việc phát hành cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông mới từ đó phải phân chia quyền biểu quyết, quyền kiểm soát của công ty cũng như quyền phân phối thu nhập cao cho các cổđông mới.
- Chi phí phát hành cổ phiếu thường như hoa hồng cho người bảo lãnh, chi phí quảng cáo ...nói chung cao hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu.
- Lợi tức cổ phần không được tính vào thu nhập chịu thuế trong khi đó lợi tức trái phiếu hay lợi tức tiền vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của
doanh nghiệp. Điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng trái phiếu.
Cần lưu ý để đi đến quyết định phát hành thêm cổ phiếu thường đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạn cho kinh doanh, bên cạnh việc xem xét các điểm lợi và bất lợi cần phải xem xét, cân nhắc thêm các yếu tố sau đây:
- Yếu tố doanh thu và lợi nhuận của công ty: Nếu tình hình kinh doanh của công ty chưa ổn định thể hiện qua sự thay đổi bất thường về doanh thu và lợi nhuận; trong trường hợp này việc tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường là hợp lí hơn so với vay vốn. Bởi nếu vay vốn thì mức độ rủi ro của việc huy động vốn do phải trả lợi tức cốđịnh là rất cao.
- Tình hình tài chính hiện tại của công ty: Yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc, trong đó kết cấu nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu hệ số nợ của công ty đã ở mức cao so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành thì việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường là có thể chấp nhận được.
- Quyền kiểm soát công ty cũng là yếu tốđược nhiều công ty chú ý. Nếu các cổđông coi trọng vấn đề giữ nguyên quyền kiểm soát công ty thì việc huy động vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu thường không được tính đến.
- Chi phí phát hành cổ phiếu thường: Yếu tố cần được cân nhắc kĩ trong việc tìm kiếm các phương tiện huy động vốn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp với những bối cảnh nhất định, việc huy động vốn bằng cổ phiếu thường có nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các công cụ khác thì việc chấp nhận phát hành cổ phiếu thường với chi phí phát hành khá cao vẫn là quyết định đúng đắn.