CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái quát về thành phố Nha Trang
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hịa. Nha Trang nằm ở tọa độ địa lý 12015’22” vĩ độ bắc và 109011’47” kinh độ đơng, phía Bắc giáp thị xã Ninh Hịa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đơng giáp Biển Đơng.
Nha Trang có diện tích 251 km2, dân số 392.279 người (2009), gồm 3 tộc người sinh sống: Kinh, Hoa và Chăm. Đơn vị hành chính gồm 8 xã, 19 phường
Nha Trang có vị trí giao thơng đường bộ, đường khơng và đường biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
Nha Trang có địa hình cao từ 0 – 900m so với mực nước biển chia thành 3 vùng: Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái, vùng chuyển tiếp và các đồi thấp nằm ở phía tây, đơng nam, trên các đảo nhỏ, vùng núi phần lớn ở phía bắc, phía nam trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá.
Nha Trang là thành phố biển, có vịnh Nha Trang với diện tích 507 km2, gồm 19 đảo lớn nhỏ. Nha Trang là thành phố biển nổi tiếng với dương xanh, cát trắng, bãi biển ven bờ đẹp, dài trên 7 km, nước ấm, độ trong suốt cao, ít ơ nhiễm.
Nha Trang có hai hệ thống sơng lớn là sông Cái Nha Trang đoạn chảy qua Nha Trang dài 10 km, sơng Qn Trường (2 nhánh sơng: phía đơng dài 9 km, nhánh phía tây dài 6 km). Nha Trang có nguồn suối khống nóng ở xã Vĩnh Ngọc và Vĩnh Phương.
Nha Trang có khí hậu nhiệt đới hải dương ơn hịa, nhiệt độ trung bình năm là 26,30C, mùa khô kéo dài, lượng mưa ít so với cả nước, nhiều ánh nắng, ít ảnh hưởng của bão. Nha Trang giàu tài nguyên sinh vật, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển.
2.1.2. Tên gọi, lịch sử hình thành và phát triển của Nha Trang
Theo các nhà nghiên cứu thì tên “Nha Trang được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh của người Chăm”. Trước đây Ya Tran có nghĩa là “sơng lau”, tức là gọi sông Cái Nha Trang, trước kia có nhiều cây lau sậy. Về địa danh Nha Trang cịn có trong tồn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, do nho sinh Đỗ Bá soạn vào cuối thế kỷ 17 và trong Phủ biên tập lục (1776) của Lê Quý Đôn.
Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất dân cư thưa, thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Ngày 3/8/1924, Nha Trang trở thành thị trấn từ các làng cổ. Ngày 7/5/1937, Nha Trang được nâng lên thị xã gồm 5 phường. Ngày 27/1/1958, Nha Trang được chia thành xã Nha Trang đông và Nha Trang tây thuộc quận Vĩnh Xương. Ngày 22/10/1970 thị xã Nha Trang được tái lập làm tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa nhưng mở rộng thêm gồm 2 quận.
Ngày 2/4/1975 Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang. Ngày 6/4/1975, Ủy ban quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương. Tháng 9/1975 hợp nhất hai quận 1 và 2 thành thị xã Nha Trang.
Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Khánh.
Ngày 1/7/1989, Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hịa. Ngày 22/4/1999, Nha Trang được cơng nhận là thành phố loại 2. Ngày 22/4/2009, Nha Trang được công nhận là thành phố loại 1. [13, tr.78 – 79]
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
Nha Trang đến nay còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa vật thể gồm: Tháp bà Ponagar, chùa Long Sơn, chùa Kim Sơn, nhà thờ Đá, chợ Đầm, Viện Hải Dương Học, nhiều đình, chùa, miếu, nhà cổ, viện Pasteur, biệt thự Cầu Đá, nhiều công viên, các khu nghỉ dưỡng. Nha Trang hiện có DTLSVH được xếp hạng cấp quốc gia và DTLSVH cấp tỉnh. Nha Trang hiện còn bảo tồn được nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ hội Tháp Bà, lễ hội
Cầu Ngư và Nghinh Ông Nam Hải, lễ hội Tế xuân, Tế thu, Festival Biển (từ ngày 10/6 đến 15/6 vào các năm lẻ).
Về LNTT gồm: làng dệt cói, làm hương Ngọc Hội (Vĩnh Ngọc), làng làm gốm Lư Cấm (phường Ngọc Hiệp), Yến Sào (Bích Đầm, Vĩnh Nguyên), làng đánh bắt và chế biến hải sản (cửa Bé, Vĩnh Trường), các làng ngư nghiệp Trí Nguyên, Vũng Ngán (Vĩnh Nguyên)…
Văn hóa nghệ thuật truyền thống gồm: Các điệu múa, làn điệu dân ca, âm nhạc Chămpa, nghệ thuật hát Bộ, hò Bá Trạo. Nghệ thuật ẩm thực ở đây cịn bảo tồn nhiều món ăn, thực phẩm ngon như: Bún cá dầm, bánh căn, bánh canh cá dầm, bánh ướt, bánh xèo, các sản phẩm chế biến từ Yến Sào, nước mắm, mực một nắng…
Người dân Nha Trang hiền hòa, mộc mạc, chăm chỉ làm việc, thân thiện và hiếu khách tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển KT – XH và du lịch.
2.1.4. Kinh tế - xã hội
Nha Trang là thành phố có các ngành cơng nghiệp, ngư nghiệp và du lịch phát triển. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 8184 USD, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13 – 14%. Nha Trang chỉ chiếm 4,84% diện tích của tỉnh Khánh Hịa nhưng chiếm 1/3 dân số và 2/3 tổng sản phẩm nội địa của tỉnh. Thành phố đóng góp 82,5% doanh thu du lịch, dịch vụ và 42,9% giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh. [13]
Nha Trang có hệ thống giao thơng phát triển cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Đến năm 2013, tất cả các đường giao thông phường, xã đã được trải nhựa và bê tơng 100%. Nha Trang cịn có cảng biển quốc tế có thể đón được các tàu du lịch lớn và cách cảng hàng không quốc tế Cam Ranh 35km, quốc lộ 1A chạy qua thành phố dài 14,9km, tuyến đường sắt Bắc Nam có ga chính tại đây.
Các nguồn lực tự nhiên, văn hóa, KT – XH của Nha Trang là những thế mạnh, thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, du lịch văn hóa dựa vào cộng đồng, du lịch MICE…
2.2. Vị trí địa lý và các nguồn lực tự nhiên cho phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang