CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Du lịch cộng đồng
1.2.9.2. Mơ hình phát triển du lịch cộng đồn gở Việt Nam
- Thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách thành phố Huế 60km về phía tây nam, thôn Dỗi nằm trong thung lũng, thượng nguồn của sông Hương, VQG Bạch Mã. Người dân nơi đây thuộc tộc người Cơ Tu. Trước đây, đa số dân cư ở đây có đời sống khó khăn, dựa vào trồng lúa, trồng và bảo vệ rừng, làm nương rẫy, thu lượm sản phẩm rừng. Trên cả nước năm 2009, người Cơ Tu có trên 4000 người, tại thơn Dỗi có 141 hộ gia đình gồm 670 người.
Tháng 7/2004, SNV và Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã bắt đầu hợp tác, hỗ trợ phát triển DLCĐ tại tỉnh nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng. Dự án cũng đã tăng cường liên kết, huy động được sự hỗ trợ của nhiều bên tham gia như: Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, UBND huyện Nam Đông, Công ty Du lịch Đông Kinh Nhật Bản, Đại sứ quán Mỹ. CĐĐP ở thôn Dỗi đã nhận được sự hỗ trợ để xây dựng CSHT, nhà văn hóa, đồ dùng cho học sinh và dân làng, dụng cụ và thiết bị nấu ăn, quần áo, cồng chiêng để biễu diễn văn nghệ.
Dự án đã giúp cộng đồng thành lập các nhóm tổ sản xuất hàng thủ công và làm du lịch: Tổ văn nghệ, tổ đan cói, tổ dệt, tổ hướng dẫn, tổ ăn uống và lưu trú. Dự án đã liên kết với trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế trong việc giáo dục đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho cộng đồng.
Hằng năm, công ty du lịch Đông Kinh Nhật Bản đã đưa hơn 300 du khách Nhật đến tham quan, sử dụng sản phẩm du lịch của CĐĐP. KDL của cơng ty cịn hỗ trợ trên 100 triệu đồng mỗi năm bằng hiện vật và tiền để phát triển giáo dục và xóa đói giảm nghèo ở đây. Mỗi lao động tham gia vào các hoạt động du lịch có thu nhập từ 300 – 700 ngàn đồng/1 tháng. Tồn thơn Dỗi hiện khơng cịn hộ nghèo, CSHT được xây mới, nhà cửa của người dân đã được xây dựng khang trang, 60 gia đình có thể tham gia, trong đó có nhiều phụ nữ và thanh niên và đã được hưởng lợi từ du lịch.
- Mơ hình phát triển DLCĐ Viela VuLinh: Thơn Ngịi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái nằm cách trung tâm thành phố Yên Bái 35km theo đường ô tô và 10km theo đường bộ và khoảng 1 giờ đi tàu trên hồ Thác Bà. Thơn Ngịi Tu nằm ở trong vùng đồi núi thấp, xen với các thung lũng trú phú ven hồ Thác Bà với phong cảnh thủy mạc thơ mộng. Người dân thôn này thuộc tộc người Dao ngành quần chẹt. Gần với thơn Ngịi Tu là các thôn bản của người Dao như: Đồng Tí, Đồng Tanh, Đồng Tầm, Tầm Vơng. Các thơn bản ở đây CĐĐP cịn bảo tồn được nhiều ngôi nhà và văn hóa truyền thống.
Thơn Ngịi Tu có 110 hộ gia đình với trên 800 nhân khẩu. Trước đây, người dân ở thôn chủ yếu sống dựa vào nghề trồng lúa, trồng và khai thác rừng, đánh bắt cá trên hồ Thác Bà, tuy làm việc chăm chỉ nhừng đời sống của nhiều hộ gia đình vẫn nghèo, CSHT kém phát triển.
Năm 2008, cơng ty du lịch VieLa VuLinh do ơng Phedo Bình làm giám đốc được thành lập, đã phối hợp với Sở Du lịch và Thương mại Yên Bái hỗ trợ CĐĐP phát triển du lịch và KT – XH. Ngân sách của tỉnh đã hỗ trợ làm đường giao thông bản, trạm y tế, nước sạch. Mỗi hộ làm du lịch được hỗ trợ 8 triệu đồng làm nhà vệ sinh, được vay vốn từ 100 – 200 triệu để sửa sang nhà cửa, mua sắm các trang thiết bị đón KDL.
Công ty VieLa VuLinh đã hỗ trợ 5 triệu VNĐ/1 năm để khơi phục văn hóa nghệ thuật truyền thống, 300 triệu VNĐ tổ chức lễ hội văn hóa ở địa phương và marketing sản phẩm du lịch của địa phương. Cơng ty cịn hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ
và nghiệp vụ du lịch cho CĐĐP (có 70 lượt người tham gia). Cơng ty đã đầu tư trên 5 tỷ đồng để xây dựng nhà nghỉ (8 phòng) và bến tàu.
Khách du lịch của Công ty VieLa VuLinh đưa đến thường lưu trú ăn uống ở nhà dân 1 ngày và lưu trú, ăn uống và ở nhà nghỉ của công ty 2 ngày. Cơng ty mỗi năm đón từ 1200 – 1500 du khách, đã tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức lương trung bình 3,5 triệu/1 tháng. Hiện nay, thơn Ngịi Tu có 40 gia đình có thể tham gia đón KDL, lưu trú, ăn uống, tham quan, trong đó 10 gia đình đón KDL thường xuyên, số lượng từ 50 – 150 khách/1 hộ gia đình/1 năm, doanh thu trung bình từ 5 – 10 triệu đồng/1 tháng/1 hộ gia đình.