2.2 .Các điều kiện phát triển du lịch tại Khu RamsarMũi Cà Mau
2.2.1 .Điều kiện về tự nhiên
3.2. Định hƣớng phát triển
3.2.5. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Để bảo vệ môi trường cũng như bảo tồn được hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học hướng tới phát triển bền vững, cần phải có một số các hoạt động sau:
Về mặt thể chế:
Xây dựng quy chế bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái ở Khu Ramsar Mũi Cà Mau ở tầm quốc gia.
Củng cố BQL Khu Ramsar, trang bị thêm biên chế, nguồn kinh phí, trang thiết bị chuyên ngành, đảm bảo hoạt động bảo vệ rừng có hiệu quả.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học trong và ngoài nước có những chương trình nghiên cứu sâu về các vấn đề có liên quan đếnKhu Ramsar, nhất là trong vấn đề duy trì hệ sinh thái và bảo vệ môi trường.
Cấm mọi hình thức chặt phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, khuyến khích người dân nuôi tôm trong vùng sinh thái.
Xem việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường là một phần trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng cho miền cực nam của tổ quốc.
Về mặt sinh thái
Kiểm kê và đánh giá sự hiện hữu của tất cả các loài động và thực vật tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau.
Có kế hoạch bảo vệ và duy trì các nguồn gen động, thực vật quý hiếm và đặc trung vùng ngập triều. bảo vệ đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Đánh giá nguy cơ và có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng xói lở bờ biển và tình trạng khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát.
Lồng ghép các dịch vụ du lịch vào việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học cho Khu Ramsar.
Mô hình phát triển bền vững du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng cần phát triển cân bằng giữa Du lịch – Môi trường – Xã hội
MỤC TIÊU VÀ HIỆU QUẢ DU LỊCH
MỤC TIÊU VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI MỤC TIÊU VÀ HIỆU QUẢ MÔITRƢỜNG
Muốn mô hình phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau thành công cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương, phải cho cư dân ở đây nhìn thấy được lợi ích khi tham gia vào hoạt động du lịch và đặc biệt là du lịch sinh thái, đồng thời tạo điều kiện phát triển về mặt văn hóa xã hội đặc trưng của họ làm cho họ yên tâm và chung tay làm du lịch. Từ đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần vào quá trình khai thác tiềm năng và phát triển một cách bền vững du lịch cho Khu Ramsar Mũi Cà Mau nói riêng và cho tỉnh Cà Mau nói chung.
Về mặt kinh tế
Xây dựng mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, tạo việc làm, xây dựng cơ cấu quản lý rừng bền vững có sự tham gia của người dân địa phương.
Nhân rộng mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) như hiện nay hơn nữa nhằm thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học.
Chất lượng giải trí
Tham quan, hoạt động du lịch
Nâng cao nhận thực
Tạo lơi ích kinh tế
Bảo vệ môi trường tự nhiên
Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
Sự tham gia của dân cư địa phương
Công bằng các lợi ích
Bảo tồn các giá trị văn hóa – xã hội
Về mặt xã hội
Ổn định và nâng cao đời sống cho người dân trong vùng nhằm giảm hành vi chặt phá rừng, khai thác thủy hải sản bất hợp pháp. Hạn chế các dòng di dân thiếu kiểm soát vào các vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Ramsar.
Thường xuyên tổ chức những buổi giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học của Khu Ramsar.
Tổ chức đối thoại giữa BQL Khu Ramsar, chính quyền địa phương và người dân trong vùng để có tiếng nói chung về bảo vệ, khai thác bền vững tài nguyên đất, nước, rừng và các nguồn lợi thủy hải sản tại khu vực Khu Ramsar Mũi Cà Mau.
Cung cấp và hỗ trợ thêm cho cư dân địa phương về cơ sở hạ tầng như: điện, nước, hệ thống đường giao thông, trường học, trạm xá, mạng thông tin liên lạc…