Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tại khu ramsar mũi cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 100)

2.2 .Các điều kiện phát triển du lịch tại Khu RamsarMũi Cà Mau

2.2.1 .Điều kiện về tự nhiên

3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020, du lịch là một ngành được chú trọng phát triển. Phát triển du lịch sinh thái và du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng, liên kết phá triển kinh doanh du lịch với các tỉnh Kiên Giang (Hà Tiên, Phú Quốc), An Giang, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh; từng bước nâng mức đóng góp của hoạt động du lịch vào tăng trưởng kinh tế tỉnh, giải quyết việc làm.

Phấn đấu đến năm 2010 đón khoảng 600-700 nghìn lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 15 - 20 nghìn lượt khách quốc tế; năm 2020 đón khoảng 1,5 – 2 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế khoảng 70 nghìn lượt người.

Các địa bàn phát triển du lịch bao gồm: khu hệ sinh thái rừng ngập mặn (vườn quốc gia Mũi Cà Mau, khu rừng 184), khu vực mũi Cà Mau, bãi biển Khai Long, các cụm đảo và cồn gần bờ; hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ (vườn quốc gia U Minh hạ, khu rừng Sông Trẹm); tham quan các khu công nghiệp Khánh An, cụm dự án Khí điện đạm; một số điểm du lịch tại thành phố Cà Mau (công viên Văn hoá, chợ nổi trên sông).

Một số tuyến du lịch chủ yếu trong tỉnh bao gồm: Tuyến Cà Mau – Vồ Dơi – Hòn Đá Bạc – Sông Đốc; tuyến Cà Mau – Đất Mũi – Khai Long - Hòn Khoai; tuyến du lịch Cà Mau – Cồn Ông Trang - Bãi Bồi – Đất Mũi – Khai Long; tuyến Cà Mau – Năm Căn – Ngọc Hiển; tuyến Cà Mau – Sân chim Đầm Dơi - Lâm ngư trường Tam Giang III – Bãi biển Giá Lồng Đèn; tuyến Cà Mau – Sông Trẹm – Lâm ngư trường U Minh II – cửa biển Khánh Hội và tham quan du lịch thành phố Cà Mau.

Để phát triển nhanh du lịch, cần tăng cường công tác xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch Cà Mau một cách rộng rãi; đầu tư hạ tầng các khu du lịch nhất là hệ thống giao thông đấu nối để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch; đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ du lịch; dự báo nhu cầu phòng khách sạn năm 2010 khoảng 2.000 phòng, năm 2020 khoảng 7.000 phòng; phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí; tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch, nhà nước chủ yếu đầu tư xây dựng hạ tầng các khu du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tại khu ramsar mũi cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)