2.2 .Các điều kiện phát triển du lịch tại Khu RamsarMũi Cà Mau
2.2.1 .Điều kiện về tự nhiên
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch tại khu RamsarMũi Cà Mau
3.3.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch
Có kế hoạch cử cán bộ, nhân viên có trình độ có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.
Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.
3.3.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch du lịch
Để hoạt động DL diễn ra thuận lợi, đảm bảo sự PTBV trong thời gian tới việc đầu tư hoàn thiện và nâng cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật cần phải:
Tăng cường đầu tư cho việc cải tạo, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, các công trình dẫn đến Khu Ramsar Mũi Cà Mau và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống đường giao thông, điện, nước tại các khu du lịch, điểm du lịch, xúc tiến xây dựng những khu vực lưu trữ hệ thống thực vật đặc trưng có giá trị khu vực phục vụ nghiên cứu, giáo dục về việc bảo tồn sinh học.
Về giao thông: Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh DL ở Khu Ramsar Mũi Cà Mau. Ở phương diện này, mạng lưới giao thông và phát triển giao thông là nhân tố hàng đầu. Mặc dù Khu Ramsar Mũi cà Mau là khu vực rất hấp dẫn với khách DL, nhưng không thể khai thác được tiềm năng này khi các tuyến DL rất khó di chuyển bằng đường bộ, chỉ có thể di chuyển bằng phương
tiện đường thủy. Điều kiện giao thông quá khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển DL. Đó là một trong những lý do mà lượng khách đến với Khu Ramsar chưa nhiều.
Như vậy, để phát triển DL ở Khu Ramsar Mũi Cà Mau cần xây dựng hệ thống giao thông đường bộđến được Khu Ramsar, ngoài ra cần hoàn thiện hệ thống giao thông tại các điểm du lịch, các tuyến du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách khi tới tham quan Khu Ramsar.
Đặc biệt chú ý đến các yếu tố an toàn trong việc khai thác các loại hình giao thông tại Khu Ramsar. Ngoài ra, cần phải kết hợp các loại hình giao thông “đường không – đường bộ - đường thủy” để cho việc di chuyển đi lại cho du khách là thuận tiện nhất và thời gia di chuyển là ngắn nhất.
Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú: Để bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các mục tiêu phát triển, Khu Ramsar Mũi Cà Mau ngoài việc lập qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của Vườn cần xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển để xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm một cách khoa học và có tập trung hơn. Do đó để DL của Khu Ramsar phát triển, ngoài việc xây dựng cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú tại trung tâm hành chính dịch vụ của Vườn. Ngoài ra, cần tổ chức nơi ăn ở, nơi làm việc cho sinh viên, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học bên trong vùng lõi, tạo điều kiện cho họ học tập và nghiên cứu.
Cơ sở phục vụ các dịch vụ khác: Các công trình này tạo điều kiện bổ sung, tạo ra những tiện nghi cho du khách đi lại và lưu trú tại cá điểm du lịch. Do đó, cần phải xây dựng hệ thống bảo hiểm, các phương tiện bảo đảm an toàn sứ khỏe tại các điểm, các tuyến du lịch. Hơn thế nữa, tại các điểm, các tuyến du lịch cần xây dựng các nhà vệ sinh tạm, các thùng chứa rác để tránh tác hại ô nhiễm, đồng thời bảo đảm an toàn vệ sinh cho khách du lịch.
Sử dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để tạo môi trường thuận lợi cho việc trao đổi, lưu trữ, xử lý thông tin, xây dựng thêm website và thư viện điện tử để cung cấp thông tin về du lịch về Khu Ramsar Mũi Cà Mau, ứng dụng công nghệ thông tin
hiện đại trong việc quản lý hệ thống thông tin dữ liệu tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau, nhất là trong vấn đề lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen, thông tin về các loài động thực vật quý hiếm, đặc trưng tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau.
Xây dựng trung tâm chuyên cung cấp thông tin về du lịch cho khách du lịch để khai thác có hiệu quả, bảo vệ các tài nguyên và việc điều hành quản lý tốt, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Hơn nữa, BQL Khu Ramsar cùng các doanh nghiệp khai thác về du lịch phải chú ý đến vấn đề thiết kế các phương tiện phục vụ du lịch, nhất là DLST, phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bởi việc này đóng vai trò rất đặc biệt trong sự PTBV. Cần dựa vào các tiêu chuẩn và yêu cầu của một khu DLST, các mức độ khác nhau của từng loại hình DLST và khách du lịch đại chúng để xây dựng.
Quy hoạch các hộlàm nghề truyền thống và cửa hàng bán sản phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương phục vụ cho khách du lịch. Bởi sở thích của du khách nói chung đối với loại hình DLST là tìm đến phong cảnh và đời sống hoang dã, tránh sự ồn ào và ô nhiễm môi trường, tuy nhiên khách cũng rất ưa chuộng những giá trị văn hóa độc đáo được hòa vào khung cảnh tự nhiên, vào các công trình kiến trúc, phương tiện phục vụ du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành du lịch.
Nghiên cứu, thiết kế xây dựng các công trình, phương tiện phục vụ du khách phù hợp với môi trường thiên nhiên mang tính sáng tạo và độc đáo, sử dụng vật liệu có tại địa phương, kiểu kiến trúc của các phương tiện phục vụ không mâu thuẫn với môi trường sinh thái. Các đồ nội thất và các thiết bị phù hợp với chủ đề kiến trúc do địa phương sản xuất.
Đặc biệt, trong quy hoạch và chỉ đạo khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác với nhau và phải gộp các dự án nhỏ lẻ lại, quy hoạch phân khu theo chức năng, hợp tác với nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách, mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mùa vụ,… Khi đó, khách du lịch sẽ không có cảm giác thất
vọng về chủng loại sản phẩm nghèo nàn, trùng lắp… Như thế, sẽ vô hình chung tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc trưng của các sản phẩm du lịch.
3.3.5. Hoàn thiện chính sách, biện pháp tuyên truyền giáo dục về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường
Trong khu vực Khu Ramsar Mũi Cà Mau có thể có các tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái rừng cần hạn chế và khắc phục nhằm tạo ra môi trường sinh thái có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.
Một số giải pháp cần thực hiện gồm:
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất, tránh xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm;
Xây dựng khu vực chứa và xử lý rác, tránh thải rác bừa bãi gây phản cảm đối với cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng;
Thường xuyên kiểm tra và xử lý các trường hợp phát xả khí thải quá mức cho phép của động cơ xe máy và tàu thuyền, gây ô nhiễm không khí, hại cho thực vật, động vật hoang dã;
Quy định các tuyến đường nhất định để hạn chế tiếng ồn từ các phương tiện giao thông đến du khách, dân địa phương và các động vật hoang dã;
Không cho phép xây dựng các công trình có kiến trúc thô kệch, vật liệu không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo trong Vườn;
Không phát triển các hoạt động du lịch có thể tác động lên đất, bãi bồi (đào, đắp), tác động xấu đến nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật rừng, sinh vật biển…
Xây dựng bộ tài liệu giáo dục, truyền thông về bảo tồn ĐDSH, bảo vệ rừng; Tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng bảo tồn ĐDSH, bảo vệ rừng cho người dân;
Tổ chức các cuộc hội thảo nhỏ về bảo tồn ĐDSH, bảo vệ rừng tại các thôn, ấp;
Tổ chức các buổi tuyên truyền về bảo tồn ĐDSH, bảo vệ rừng trong các trường học trên địa bàn;
Lồng ghép nội dung tuyên truyền bảo tồn ĐDSH và bảo vệ rừng trong các đợt tuyên truyền về văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương.
Khuyến khích áp dụng công nghệ xanh tại các điểm du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch, cụ thể khuyến khích các khách sạn thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 14000, sử dụng công nghệ sinh thái khi thiết kế các công trình phục vụ du lịch như: năng lượng mặt trời, ánh sáng và thông gió tự nhiên, hạn chế sử dụng điện, máy móc các loại.
Sử dụng các phương tiện vận chuyển mang tính sinh thái bền vững không hoặc ít ảnh hưởng tới môi trường, xây dựng được một mạng lưới nối kết các sản phẩm du lịch với khách hàng và nhà cung cấp để tạo ra sản phẩm sáng tạo và hấp dẫn. Di chuyển bền vững nhằm tạo ra một sự dung hòa giữa ba yếu tố: bảo vệ tài nguyên, lợi ích kinh tế và xã hội. Để làm cho sự di chuyển bền vững trở thanh khả thi trong việc phát triển du lịch cần sử dụng tổng hợp các biện pháp như: khuyến khích tour đi bộ, xe đạp, chèo thuyền, hoàn thiện sử dụng phương tiện vận chuyển ít ô nhiễm, giữ các loại phương tiện có động cơ ngoài vùng du lịch - khu DLST, quảng bá cho di chuyển bền vững, áp dụng biện pháp nghiêm ngặt đối với nguồn gây ô nhiễm.
Tăng cường hệ thống kỹ thuật hỗ trợ để ngăn chặng và khắc phục có hiệu quả các sự cố môi trường như thiên tai. Đồng thời tiến hành tập huấn và đào tạo đội ngũ nhân lực tại chỗ thường xuyên để có khả năng khắc phục nhanh chóng khi sự cố xảy ra.
Khuyến khích các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động DL tại địa phương sử dụng một phần nguồn thu để tái tạo và bảo tồn gìn giữ thiên nhiên, đây là yếu tố
đảm bảo để người dân cùng doanh nghiệp du lịch tham gia vào việc gìn giữ môi trường, các hệ sinh thái tại địa phương.
Các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp kinh doanh DL cần phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và du khách ý thức bảo vệ môi trường đồng thời phải đầu tư trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động này như: thùng rác, bảng nội quy, sơ đồ nhà vệ sinh… Tỉnh và Khu Ramsarcần phải tăng cường đầu tư từ ngân sách cho bảo vệ môi trường và PTBV.Tổ chức tuyên truyền và phát tài liệu cho người dân và học sinh các xã vùng đệm về bảo tồn ĐDSH và tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng.