Khu RamsarXuân Thủy (Tỉnh Nam Định)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tại khu ramsar mũi cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 44)

1.1.6 .Phát triển bền vữngvà phát triển du lịch bền vững

1.4. Phát triển du lịch tại khu Ramsa rở một số nƣớc và Việt Nam

1.4.3. Khu RamsarXuân Thủy (Tỉnh Nam Định)

Vườn Quốc gia Xuân Thủy được thành lập từ Quyết định số 01/QĐ- TTg ngày 02/01/2003 của Thủ Tướng chính phủ; đồng thời VQG Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của khu vực Đông Nam Á, được UNESCO chính thức công nhận tháng 01/1989. Những chức năng cơ bản của khu Ramsar Xuân Thủy là: Bảo tồn mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái đất ngập nước ở cửa Sông Hồng;

Phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế: Tăng cường giáo dục môi trường, phát triển mô hình du lịch sinh thái; Góp phần tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững kinh tế- xã hội của khu vực.

Khu Ramsar Xuân Thủy là một vùng bãi bồi, diện tích tự nhiên hơn 15.000 ha, trong đó có 7.100 ha vùng lõi và 8000 ha vùng đệm nằm trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, cách trung tâm Thành phố Hà Nội 150 km.

Hệ sinh thái đất ngập nước ở khu Ramsar Xuân Thuỷ đạt được ba điều nhất đó là: “Đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất đồng thời cũng là hệ sinh thái nhạy cảm nhất”.

Khu Ramsar Xuân Thuỷ có hệ thực vật khá phong phú đa dạng. Theo kết quả điều tra cho thấy ở đây có trên 120 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước hình thành nên hệ thống rừng ngập mặn rộng trên 3000 ha và gần 100 ha rừng phi lao chạy dọc trên các giồng cát ở đảo Cồn Lu.

Có nhiều loài thực vật chính tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn như cây trang (Kandelia candel), sú (Aegicenia lannata), bần (Sonneratia caseolairis), mắm (Avicennia lanata), cóc kèn (Derris trifoliata)... Hệ sinh thái rừng ở khu Ramsar Xuân Thuỷ là những sinh cảnh đặc trưng cho kiểu rừng ngập mặn ở ven biển Bắc Bộ Việt Nam, đó là hệ sinh thái cửa sông ven biển. Điều này cũng tạo ra một tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái.

Tiêu biểu nhất cho Xuân Thuỷ là khu hệ chim. Từ khu Ramsar Xuân Thuỷ đã ghi nhận trên 220 loài chim, trong đó có trên 150 loài di cư, 50 loài chim nước và có tới 09 loài nằm trong sách đỏ quốc tế. đó là: Cò thìa (Platalea minor), Rẽ mỏ thìa (Eurynorynchus pygmeus), Choắt chân màng lớn (Limodromus semipanmatus), Choắt đầu đốm (Tringa stagnatinis), Cò trắng Trung Quốc (Egretta eulohotes), Te vàng (Vavielluscinereus), Choắt mỏ vàng (Tringa guttifer), Mòng bể mỏ ngắn (Larus saundersi). Bồ nông (Penecanus Philippen sis). Số lượng chim lúc đông đúc lên tới 30-40 ngàn cá thể; ở Việt nam hiện nay hầu như chỉ có thể dễ dàng

bắt gặp Cò thìa và Rẽ mỏ thìa ở khu Ramsar Xuân Thuỷ (có thời điểm số lượng cá thể Cò thìa ở đây đã chiếm tới 26% số lượng hiện còn của thế giới).

Hàng năm, cứ đến dịp đông từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau, vào mùa chim di cư, hàng chục ngàn con chim nước đã dừng chân nghỉ ngơi, trú đông, kiếm mồi tích luỹ năng lượng cho cuộc hành trình dài từ Xibêri, Trung Quốc, Triều Tiên xuống Australia và theo hướng ngược lại. Vào thời điểm đông nhất, có từ 30.000 - 40.000 con chim các loại dừng chân nghỉ ngơi, trú đông (Nguyễn Huy Thắng, 1999).

Những đàn chim rợp trời kết hợp với sinh cảnh rừng ngập mặn bao la giao hoà với biển đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà điểu học cũng như du khách trong nước và quốc tế. Là vùng đất ngập nước, tính đa dạng của Xuân Thuỷ còn được nhân lên bởi sự tham gia của các loài động thực vật thuỷ sinh (500 loài), tiêu biểu là các loài thuỷ hải sản. Những mô hình nuôi trồng thuỷ hải sản mang đậm tính nhân văn ở khu vực vừa mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương đồng thời là những điểm tham quan thú vị đối với du khách.Về thú có trên một chục loài thú, trong đó có 3 loài quý hiếm là: Rái cá (Lura lutru), Cá heo (Lipotes vixillifer), Cá đầu ông sư (Neophocaera phocaennoides).

Ngoài tài nguyên về tự nhiên, Khu Ramsar Xuân Thủy còn có tài nguyên về nhân văn, là vùng đất mới với lịch sử của quá trình lấn biển mở mang bờ cõi, mang những sắc thái riêng đã tạo lên sự hấp dẫn đối với du khách.

Trước hết là kiến trúc nhà ở (nhà bổi), nhà thờ Thiên chúa giáo và chùa chiền mang nhiều dáng dấp dân gian được xây dựng trên những làng quê thanh bình trù phú phù hợp với khí hậu vùng ven biển vẫn còn được bảo tồn và lưu giữ. Cùng với đó là những nét sinh hoạt văn hoá mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước như: chèo cổ, chầu văn, bơi chải, múa lân, chọi gà hay đấu vật… trong các lễ hội cùng với sinh hoạt thường nhật của cộng đồng đã gắn kết mọi người với nhau trong mối quan hệ mật thiết “tình làng nghĩa xóm”. Sống ở miền quê được

thiên nhiên ưu đãi, người dân miền biển cũng chất phác, nhân hậu, cởi mở và mến khách.

Khu Ramsar Xuân Thủy là nơi cung cấp việc làm và thu nhập chủ yếu cho cộng đồng cư dân nơi đây. Vì lý do này nên hoạt động kiếm sống của họ đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát, làm ảnh hưởn đến công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học và vi phạm công ước Ramsar. Do dân số ở các xã vùng đệm khá đông, cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản diễn ra khá rầm rộ, thậm trí là khai thác huỷ diệt. Những hoạt động này của họ đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, ảnh hưởng lớn đến tính đa dạng sinh học. Điều đó chính là làm cạn kiệt nguồn tài nguyên du lịch. Một số người dân đã tham gia vào hoạt động vận chuyển khách du lịch nhưng không thường xuyên và chất lượng phục vụ còn thấp. Nhiều người dân cũng chưa có hiểu biết thấu đáo về DLST ở khu Ramsar Xuân Thuỷ.

Với hoạt động du lịch, tuy được thành lập từ năm 1995 nhưng đến nay lượng khách du lịch đến khu RamsarXuân Thủy chưa cao. Đối với khách du lịch quốc tế, Hàng năm, tại Xuân Thuỷ trung bình có khoảng 30-40 đoàn khách du lịch đến từ 30 quốc tịch khác nhau, đông nhất vẫn là khách đến từ nước Anh, chiếm gần 30% tổng số khách đến khu Ramsar Xuân Thuỷ, tiếp theo là Mỹ, Nhật, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch… Đặc biệt trong vài năm gần đây số lượng khách Đông Nam Á tăng lên đáng kể. Khách nội địa thường chiếm trên 90% tổng số khách đến khu Ramsar và chủ yếu là khách đi du lịch thiên nhiên chứ chưa phải đã có động cơ du lịch sinh thái chính thức. Thông thường khách nội địa đến tham quan nghiên cứu là học sinh, sinh viên, cán bộ nhân viên đến từ khối các cơ quan nhà nước và con em địa phương đi xa về thăm quê. Số lượng khách hàng năm thường từ 4000 – 6000 lượt khách, khoảng 200 đoàn/ năm.Từ các kết quả trên có thể thấy số lượng khách đến khu Ramsar Xuân Thuỷ là quá nhỏ bé so với tiềm năng sẵn có ở đây. Do vậy, việc xây dựng các chiến lược phát triển du lịch là rất cần thiết.

Để đưa khu Ramsar Xuân thủy trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm của tỉnh Nam Định, bài toán được đặt ra là làm sao giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích của cộng đồng địa phương theo khuyến cáo của công ước Ramsar: sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước để phát huy giá trị đa dạng của hệ sinh thái đặc thù.

Từ những điều kiện thực tế nói trên, việc phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng tại khu Ramsar Xuân Thủy được coi là bước đi mới cho cộng đồng địa phương, nhằm góp phần nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn được tài nguyên tự nhiên và tính đa dạng sinh học của Khu Ramsar và phát triển kinh tế xã hội cho toàn vùng. Đây cũng là mục tiêu của Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) hướng tới trong việc tham gia phát triển du lịch sinh thái xã Giao Xuân, khu vực khu Ramsar Xuân Thủy năm 2006 – 2007, với sự tài trợ của Liên Minh Châu Âu (EU) và quỹ Mcknight (Mỹ). Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Ban quản lý khu Ramsar và các tổ chức phi chính phủ như Hội chữ thập đỏ Đan Mạch (DRC), Bird life International, Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERC) đã tổ chức các đợt giáo dục môi trường. Họ cũng đã tổ chức các đợt sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, tham quan bảo tàng động thực vật rừng ngập mặn cho học sinh khá giỏi các trường Trung học cơ sở miền biển, đã phát hành cuốn sách “Rừng ngập mặn của chúng ta” để giảng dạy trong các trường Trung học cơ sở vùng ven biển… Nhờ những hoạt động giáo dục môi trường mà nhận thức của người dân ở đây về môi trương , về tầm quan trọng của hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rừng ngập mặn trong những năm gần đây đã có những tiến bộ rõ rệt. Đây là tiền đề quan trọng không chỉ cho công tác bảo tồn mà còn phục vụ cho mục tiêu cho phát triển du lịch ở khu Ramsar Xuân Thuỷ.

Trong những năm qua, hoạt động quản lý tài nguyên và phát triển du lịch sinh thái tại khu Ramsar Xuân Thuỷ có những chuyển biển rõ rệt. Nguồn tài nguyên thiên nhiên được quản lý và bảo vệ tốt, số lượng khách du lịch có xu hướng tăng và đang chuyển dần sang hình thức du lịch sinh thái. Đặc biệt, năm 2008 là

năm khu Ramsar Xuân Thuỷ chính thức ra mắt là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng đã được UNESCO công nhận vào năm 2004 và tổ chức thành công hội nghị thường niên của khu dự trữ sinh quyển. Chính điều đó đã mở ra nhiều cơ hội và vị thế mới cho sự phát triển của khu Ramsar Xuân Thuỷ, theo đó hoạt động du lịch sinh thái cũng phát triển hơn.Tuy nhiên, để thu hút ngày càng đông lượng khách đến tham quan, Xuân Thuỷ cần có các giải pháp thích hợp để phát huy hơn nữa tiềm năng sẵn có của mình.

Để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, BQL khu Ramsar Xuân Thủy cùng với tổ chức MCD đã tổ chức nhiều hoạt động đánh giá, điều tra cơ bản tiềm năng du lịch sinh thái tại đây, nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua các lớp tập huấn, tìm hiểu về hoạt động du lịch sinh thái, tổ chức những buổi hội thảo, nói chuyện những chuyên đề về du lịch sinh thái.

Để phát triển được du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng BQL khu Ramsar Xuân Thủy đã đưa ra một số những giải pháp để phát triển hơn nữa hoạt động du lịch tại Vườn:

- Xây dựng phương hướng, kế hoạch cụ thể cho phát triển du lịch sinh thái - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá để thu hút sự quan tâm của du khách đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại khu Ramsar Xuân Thuỷ.

- Lên chương trình, kế hoạch liên kết tour, liên kết với các công ty lữ hành để thu hút lượng khách về tham quan ở Xuân Thuỷ

- Thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch.

- Tính toán sức chứa sinh thái và sức chứa tổng hợp để du lịch sinh thái ở Xuân Thuỷ hoạt động có hiệu quả.

kinh nghiệm phát triển du lịch như tranh thủ được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của các tổ chức Phi chính phủ trong và ngoài nước trong sự phát triển du lịch, bảo vệ tính đa dạng sinh học tại khu Ramsar. Ngoài ra, có thể áp dụng một số giải pháp phát triển du lịch tại Khu Ramsar Xuân Thủy vào cho phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tại khu ramsar mũi cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)