Lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 25 - 29)

Lý thuyết hệ thống được sử dụng trong khoa học quản lý và tâm lý từ những năm 1940 - 1950 và bắt đầu được sử dụng trong công tác xã hội (CTXH) từ những năm 1970. Theo L.V. Bertalanffy, người khởi xướng lý thuyết hệ thống hiện đại,“hệ thống là một

tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tố phần tạo nên nó”. Sự thay đổi

của một thành tố sẽ dẫn đến sự thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi thành tố thứ ba. Bất cứ một tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính ngun nhân, vừa có tính điều khiển. Rất nhiều tương tác có thể liên kết với nhau thành chuỗi tương tác nguyên nhân – kết quả [25, tr. 9].

Từ quan điểm của Bertalanffy, lý thuyết CTXH hiện đại cho rằng hệ thống là một

tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Mỗi hệ thống lại nằm trong hệ thống lớn hơn và bao gồm các hệ thống nhỏ hơn.

Theo Pincus và Minahan, các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống nhằm thỏa mãn cuộc sống riêng. Hệ thống có thể được nhìn từ góc độ cấu trúc, góc độ q trình, góc độ trạng thái, góc độ chuyển dịch hay từ góc độ bản chất [28]. Từ góc độ bản chất, các hình thức của hệ thống bao gồm:

Hệ thống khơng chính thức (hay hệ thống tự nhiên), như gia đình, bạn bè, hàng

xóm, đồng nghiệp, v.v. Trong CTXH, hệ thống này có thể cung cấp các nguồn lực và hoạt động trợ giúp cụ thể như chia sẻ - động viên về tinh thần, cung cấp thông tin và cho lời khuyên.

Hệ thống chính thức, như cộng đồng, các tổ chức xã hội, nghiệp đồn xã hội (ví dụ

cơng đồn) mà cá nhân là thành viên trong đó. Hệ thống này có thể cung cấp các nguồn lực trực tiếp cho cá nhân hoặc giúp cá nhân có được các hình thức thương lượng với các hệ thống xã hội khác nhau.

Hệ thống xã hội, như bệnh viện, trường học, cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm

CTXH, các hoạt động và phong trào xã hội, các chương trình dạy nghề và dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Cũng theo Pincus và Minahan, các cá nhân không tiếp cận và sử dụng được các hệ thống là vì các lý do như i) hệ thống nguồn lực khơng tồn tại (suy rộng ra có thể là nguồn lực có tồn tại nhưng khơng sẵn có, khơng đảm bảo chất lượng hoặc không thân thiện dẫn đến khó tiếp cận), ii) cá nhân khơng biết cách sử dụng nguồn lực từ các hệ thống, iii) các chính sách của hệ thống khơng phù hợp (ví như giới hạn đối tượng tiếp cận) hoặc iv) có sự xung đột giữa các hệ thống.

Để giải quyết vấn đề của các cá nhân có nhu cầu, lý thuyết hệ thống cho rằng CTXH có nhiệm vụ giúp các cá nhân i) sử dụng và tăng cường khả năng của bản thân vào giải quyết các vấn đề, ii) xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân và các hệ thống nguồn lực, iii) giúp hoặc bổ trợ thêm những tác nhân giữa các cá nhân và các hệ thống nguồn lực, iv) cải thiện tương tác giữa các cá nhân trong các hệ thống nguồn lực, v) giúp đỡ phát triển và thay đổi chính sách và vi) là tác nhân của kiểm soát xã hội.

Từ việc xác định các nhiệm vụ của CTXH, Pincus xây dựng các hệ thống của CTXH như sau:

- Hệ thống tác nhân thay đổi (hệ thống can thiệp): các nhân viên xã hội và các tổ chức mà họ làm việc trong đó.

- Hệ thống thân chủ: Cá nhân, nhóm, gia đình hay cộng đồng đang tìm kiếm các hình thức trợ giúp và tham gia vào việc giải quyết vấn đề cùng với hệ thống các tác nhân thay đổi.

- Hệ thống mục tiêu: Những người mà hệ thống tác nhân thay đổi đang cố gắng thay đổi nhằm mục đích của hệ thống. Đây chính là những người có thể giúp mang lại những thay đổi, như người làm chính sách, người nắm giữ tài chính và các nguồn lực khác.

- Hệ thống hành động: Những người liên quan tới hệ thống tác nhân thay đổi để đưa ra một kế hoạch hành động và triển khai hành động, bao gồm những người từ hệ thống thân chủ, hệ thống mục tiêu và hệ thống hỗ trợ (nêu bên dưới). Liên quan đến lý thuyết hệ thống, dựa trên quan điểm của nhà nghiên cứu R. Lippitt (1950) về “các hệ thống thay đổi”, tác giả Trịnh Văn Tùng [40, tr. 118-127] khi bàn về các cách tiếp cận trong phát triển cộng đồng đưa ra thêm các hệ thống sau:

- Hệ thống hỗ trợ: Những người và tổ chức cho phép huy động nguồn lực về vật chất hay tinh thần, hỗ trợ nhu cầu và nỗ lực đem đến sự thay đổi và phát triển của cộng đồng (như phòng khám sức khỏe, trường học, chủ doanh nghiệp, tổ chức/cơ sở tôn giáo).

- Hệ thống vốn có: Các nhóm và tổ chức xung quanh có thể gây ảnh hưởng như các chủ doanh nghiệp địa phương, các nhóm khác có tiềm năng gây ảnh hưởng bởi thay đổi được lập kế hoạch, cam kết chính trị và những người ra quyết định. - Các bên liên quan: Bất cứ ai quan tâm tới tình thế và có thể chịu ảnh hưởng bởi bất cứ thay đổi nào. Các bên liên quan có thể là một phần của một hay vài hệ thống nào đó liên quan đến quá trình thay đổi.

Như vậy, theo tác giả Trịnh Văn Tùng, các hệ thống thay đổi, hay còn gọi là các hệ thống liên quan đến quá trình thay đổi, bao gồm: hệ thống thân chủ, hệ thống tác nhân thay đổi, hệ thống mục tiêu, hệ thống hành động, hệ thống hỗ trợ, hệ thống vốn có và các bên liên quan. Để đạt được sự thay đổi (giải quyết vấn đề), các nhân viên xã hội (hệ thống tác nhân thay đổi) cần giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng (hệ thống thân chủ) nhận

diện được i) ai cần phải thuyết phục để thay đổi để đạt được mục tiêu (hệ thống mục tiêu), ii) sự đồng thuận và cùng triển khai hành động trong phạm vi nhóm để đem đến sự thay đổi trong hệ thống mục tiêu (hệ thống hành động), iii) có thể có những nguồn lực trong hay gần với cộng đồng mà có thể cung cấp những nguồn lực cho họ để giúp triển khai hành động (hệ thống hỗ trợ); iv) có thể có những người/nhóm trong cộng đồng rộng hơn chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi đã được lên kế hoạch và những tương tác của họ cần được quan tâm (hệ thống vốn có).

Từ các hệ thống thay đổi như vừa nêu, tác giả Trịnh Văn Tùng đưa ra bốn mô thức (cách tiếp cận) trong phát triển cộng đồng gồm i) phát triển cộng đồng/địa phương (xuất phát điểm là cộng đồng), ii) lập kế hoạch/chính sách xã hội, iii) xây dựng nhóm nịng cốt cộng đồng và iv) phát triển chương trình/dịch vụ.

Trong số các cách tiếp cận nêu trên tôi quan tâm đến cách tiếp cận Phát triển chương trình (dịch vụ) bởi nhận thấy đây là cách tiếp cận giúp giải quyết được vấn đề mà tơi quan tâm trong nghiên cứu này, đó là vấn đề người Việt Nam di cư trái phép sang Anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

Cụ thể, theo cách tiếp cận Phát triển chương trình (dịch vụ) thì:

- Hệ thống thân chủ ở đây là những người di cư trái phép hồi hương đang cần được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng (người sử dụng dịch vụ).

- Các mục tiêu là mở rộng hoặc tái định hướng dịch vụ đồng thời với phát triển các dịch vụ mới. Ở đây là các dịch vụ xã hội cần thiết nhằm đáp ứng cho nhu cầu tái hòaa nhập cộng đồng của người di cư trái phép hồi hương.

- Hệ thống hành động là bản thân người di cư hồi hương, lãnh đạo cộng đồng và chính quyền, người làm chính sách, người làm nghiên cứu và các tổ chức cung cấp dịch vụ (bao gồm các tổ chức hỗ trợ nhân đạo và phát triển).

- Hệ thống mục tiêu là người sử dụng dịch vụ, người làm công tác lãnh đạo – quản lý – làm chính sách và người cung cấp nguồn lực về tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người việt nam di cư trái phép sang anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)