Nghiên cứu tập trung nhất và toàn diện nhất từ trước đến nay về thực trạng người Việt Nam di cư ra ngồi là “Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của cơng dân Việt Nam
ra nước ngoài” do Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao thực hiện năm 2011. Trên cơ sở phân
tích các tài liệu liên quan, báo cáo đã đánh giá tổng quan thực trạng di cư của công dân Việt Nam ra nước ngồi từ năm 1986 đến nay, trong đó đặc biệt tập trung vào những hình thái di cư trong giai đoạn 5 - 10 năm trở lại đây. Một trong số những nội dung được báo cáo đề cập là những hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động, di cư trái phép, phòng chống buôn bán người, và trở về tái hịa nhập của cơng dân Việt Nam. Báo cáo cũng cho rằng vẫn cịn thiếu một hệ thống chính sách pháp luật hiệu quả trong lĩnh vực này. Vẫn còn nhiều khoảng trống trong hệ thống pháp luật và chính sách, trong hợp tác song
phương, khu vực và quốc tế khiến cho di cư diễn ra không an tồn và cơng dân Việt Nam vẫn còn gặp nhiều rủi ro khi lao động, học tập, sinh sống và cư trú ở nước ngoài Báo cáo khuyến nghị cần phát huy vai trò của di cư quốc tế vì mục tiêu hội nhập và phát triển, thúc đẩy di cư hợp pháp, bảo đảm di cư an tồn và phịng chống di cư trái phép cũng như nạn buôn bán người [9, tr. 68].
Cùng với Bộ Ngoại giao thì Bộ LĐ-TB&XH cũng tiến hành nghiên cứu về vấn đề người Việt Nam di cư ra nước ngồi. Nghiên cứu năm 2006 có tên Vấn đề bảo vệ quyền,
lợi ích chính đáng của lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài: thực trạng và giải pháp đã chỉ ra rằng, tại một số thị trường, việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất đối với các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động lẫn bản người lao động để bảo vệ quyền lợi tối đa của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, cũng vào năm 2006, Bộ LĐ-TB&XH đã tiến hành một nghiên cứu có tên Xác định nội dung cơ bản
của Luật Xuất khẩu lao động nhằm chỉ ra những bất cập trong cơ chế, chính sách về xuất
khẩu lao động từ đó đề xuất xây dựng Luật Xuất khẩu lao động.
Bên cạnh hai bộ nói trên thì Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cũng đã tiến hành một nghiên cứu có tên Xuất khẩu lao động ở Việt Nam: một số
vấn đề thực tiễn và chính sách vào năm 2003. Nghiên cứu nêu những bất cập và tồn tại
cần khắc phục trong vấn đề xuất khẩu lao động, trong đó có việc ngành lao động chỉ nắm được số lao động đi chứ chưa quản lý được số về nước trước thời gian và số đã hoàn thành hợp đồng.
Trong số các nghiên cứu liên quan đến vấn đề người Việt Nam di cư ra nước ngoài của các tổ chức hỗ trợ nhân đạo và phát triển phải kể đến các nghiên cứu của tổ chức Health Bridge Canada. Khảo sát thứ nhất do tổ chức này thực hiện là Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động tại Thái Bình được thực hiện vào năm 2006. Ngồi việc nêu lên
một số tồn tại trong công tác xuất khẩu lao động ở địa phương, báo cáo khảo sát cũng chỉ ra những khó khăn mà người lao động phải đối mặt khi làm việc ở nước ngoài.
Tiếp tục nghiên cứu trong một phạm vi hẹp là tỉnh Thái Bình, báo cáo Tác động
của xuất khẩu lao động đến cuộc sống gia đình tại tỉnh Thái Bình do tổ chức Health
Bridge Canada và Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ thuộc Hội LHPN Việt Nam thực hiện năm 2008 đã chỉ ra những mặt trái mà các gia đình có người đi xuất khẩu lao động phải đối mặt. Theo đó, mặc dù phần lớn các gia đình có đời sống kinh tế được cải thiện, thì có một bộ phận rơi vào nợ nần, phá sản do bị phá vỡ hợp đồng, thiếu việc làm hoặc tiền gửi về Việt Nam khơng được sử dụng đúng cách. Một số gia đình xảy ra xung đột, hơn nhân đổ vỡ do ghen tuông, nghi ngờ về sự chung thủy của nhau hoặc do người đi nước ngồi về thay đổi thói quen, lối sống; con cái khơng được chăm sóc chu đáo.
Nhìn nhận vấn đề cơng dân Việt Nam di cư ra nước ngồi dưới góc độ của nạn bn bán người vì mục đích bóc lột lao động và khai thác tình dục, trong những năm gần đây Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều cơng bố Báo cáo Tình hình bn bán người hàng năm, trong đó có Việt Nam. Báo cáo này được xây dựng dựa trên các thông tin được thu thập từ các báo cáo riêng rẽ do các cơ quan, tổ chức của Việt Nam và quốc tế làm việc trong lĩnh vực phịng chống bn bán người thực hiện. Ngồi việc nêu ra các hình thức bn bán người, điểm đến của luồng bn người, các hình thức khai thác/bóc lột, số lượng nạn nhân, hoạt động hỗ trợ tái hịa nhập và cơng tác phịng chống bn bán người ở Việt Nam, báo cáo còn xếp hạng mức độ nghiêm trọng và ứng phó của Việt Nam đối với nạn buôn bán người.
Trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về di cư quốc tế, có thể kể đến đề tài khoa học cấp viện của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam mang tên “Di chuyển lao động quốc tế: những vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản, tác động chủ yếu” được thực hiện năm 2010, do
Viện Chính trị và Kinh tế thế giới chủ trì và TS. Nguyễn Bình Giang làm chủ nhiệm. Trong phần nhận định về tác động tiêu cực của xuất khẩu lao động, nghiên cứu có đề cập đến các hệ quả về mặt xã hội như mất cân bằng giới, rạn nứt gia đình và cộng đồng; và các hệ quả với chính người đi xuất khẩu lao động như stress do khác biệt về văn hóa, xa gia đình, kỳ thị, v.v.
Cũng đến từ Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, tác giả Nghiêm Tuấn Hùng đã có bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học – ĐHQG Hà Nội (2012) với tiêu đề Những nguyên
nhân cơ bản và những điều kiện thúc đẩy di cư quốc tế. Tác giả đã tập trung phân tích
nguyên nhân của di cư quốc tế, gồm nhóm các nguyên nhân liên quan đến kinh tế, nguyên nhân xung đột và chiến tranh, di cư để đồn tụ gia đình, di cư vì vấn đề mơi trường và các nguyên nhân liên quan đến sắc tộc và văn hóa. Theo tác giả, trong mỗi nguyên nhân đó thường chứa đựng những nhân tố đẩy và thu hút con người di cư. Ngoài ra tác giả cũng dành một phần nội dung để nói về các điều kiện mới góp phần thúc đẩy di cư quốc tế và vấn đề tội phạm đưa người di cư trái phép.
Năm 2012, với sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg Stifftung (Đức), trường Đại học KHXH và Nhân văn TP.HCM đã tổ chức hội thảo quốc tế mang tên Giới và di dân –
Tầm nhìn châu Á. Hội thảo đã thu hút được nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước bàn về vấn đề di dân trên cả góc độ lý thuyết lẫn thực tế. Một số bài viết nổi bật sau đó đã được biên tập thành sách cùng tên và được Nhà xuất bản ĐHQG TP.HCM xuất bản. Trong bài viết Giới và quyết định di cư: tiếp cận lý thuyết và liên hệ
với thực tiễn, PGS.TS. Đặng Nguyên Anh từ Viện Xã hội học nêu các tiếp cận lý thuyết
đối với di cư và phân tích vai trị của yếu tố giới với quyết định di cư của mỗi cá nhân. Còn trong bài viết Vấn đề giới và nghiên cứu di dân ở Việt Nam, PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh đã tổng quan những nghiên cứu ở Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây nhằm tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giới và di cư lao động, những thách thức và rủi ro đối với phụ nữ di cư; khoảng cách về thực thi chính sách, luật pháp liên quan đến phụ nữ di cư, sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới, tình trạng dễ bị tổn thương; và đề xuất những vấn đề cần thảo luận, những kiến nghị liên quan đến giới và di cư. Cũng với phương pháp tổng quan và phân tích các nghiên cứu, chính sách và văn bản pháp lý liên quan đến di cư, trong bài viết Vấn đề luật, chính sách và thực tiễn của phụ nữ đi lao động
ngồi nước nhìn từ góc độ quyền và giới tác giả Vũ Ngọc Bình đã nêu ra một số vấn đề
như động cơ đi lao động nước ngoài, trải nghiệm cuộc sống của người lao động di cư ngoài nước, những thách thức đối với phụ nữ khi đi lao động ở nước ngoài, vấn đề bảo vệ
quyền của người lao động di cư và các can thiệp gần đây liên quan đến vấn đề phụ nữ Việt Nam đi lao động ở nước ngồi.
Một luận án tiến sĩ ngành kinh tế chính trị cũng đề cập đến vấn đề người Việt Nam di cư ra nước ngồi vì mục đích lao động. Đó là đề tài Quản lý nhà nước về di chuyển lao
động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài của tác giả Lê Hồng Huyên, bảo vệ tại trường
trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) năm 2011. Theo đó, một trong các khuyến nghị mà đề tài này nêu ra là cần tăng cường vai trò giám sát và hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội đối với người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc và sau khi về nước.
Bên cạnh các cơ quan, tổ chức và nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý, nghiên cứu và can thiệp/ hỗ trợ thì các cơ quan truyền thơng cũng thực hiện các điều tra về vấn đề người Việt Nam di cư ra nước ngoài, đặc biệt là người di cư trái phép. Điển hình trong số đó là các điều tra của Báo Công an Nhân dân và hãng truyền thông Anh quốc BBC. Các điều tra của các cơ quan truyền thơng đặc biệt chú trọng vào tình trạng người Việt Nam nhập cảnh trái phép vào Anh trồng cần sa. Hành trình di chuyển gian nan và nguy hiểm từ Việt Nam sang Anh, cuộc sống chui lủi không giấy tờ tại Anh, việc tham gia trồng cần sa, bị bắt và xử tù đã được các nhà báo tìm hiểu.