11 Hậu bị buôn bán: Trải nghiệm và thách thức trong quá trình (tái) hồ nhập của người bị bn bán trong
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Thấy một vài người ở cùng địa phương đã đi Anh và kiếm được nhiều tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng, những người trong nghiên cứu này đã tìm cách di cư trái phép sang Anh với giấc mơ làm giầu. Ngồi lý do này thì việc có sẵn người quen biết đang sinh sống ở Anh để làm chỗ dựa và sự chuyên nghiệp của các đường dây đưa người trái phép đã biến giấc mơ đi Anh của nhiều người thành hiện thực. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ tiền cho những người hồi hương của chính phủ Anh cũng vơ tình khuyến khích nhiều người di cư trái phép đến Anh, vì theo họ, nếu không kiếm được tiền thì khoản hỗ trợ của chính phủ Anh cũng sẽ bù đắp một phần chi phí chuyến đi.
Để có tiền chi trả cho các đường dây đưa người sang Anh, những người vốn là nơng dân và khơng có nhiều tài sản này đã phải vay mượn tiền từ nhiều nguồn khác nhau, từ ngân hàng cho đến người thân quen và cả tín dụng đen với lãi suất cao. Họ khơng biết rằng chính việc vay mượn một số tiền lớn (200 – 800 triệu Đồng) để lo chi phí đi Anh như vậy đã đặt họ vào một rủi ro vô cùng lớn.
Trước khi đến được Anh, nơi họ tin rằng là miền đất hứa, họ đã phải trải qua một hành trình di chuyển đầy gian nan. Không chỉ sống trong điều kiện hết sức tạm bợ và thiếu thốn (ngủ ở lều bạt trong rừng) mà có người đã bị cưỡng hiếp, cướp bóc, quản thúc (giam lỏng), bỏ đói và thậm chỉ tử vong do ốm đau không được chữa trị và do bị nhồi nhét trong các phương tiện vận tải kín mít.
Khi tới được nước Anh, phần lớn trong số họ đã sớm nhận ra rằng mọi thứ không dễ dàng như họ tưởng. Sống chui lủi bất hợp pháp và khơng tìm được việc làm là thực tế nhiều người phải đối mặt. Những người kiếm được việc làm thì thu nhập khơng cao như mong đợi và công việc bấp bênh. Đối với công việc mà nhiều người mong ước được làm nhất là trồng cần sa thì khơng phải ai cũng được làm và khơng phải ai đi làm cũng có thu nhập. Sự truy quét mạnh mẽ của các lực lượng thực thi pháp luật ở Anh và sự cướp bóc của các băng đảng tội phạm đã khiến cho các trang trại (nhà vườn) trồng cần sa không thể thu hoạch để các chủ trại có tiền chia cho người trồng.
Ngồi tình trạng khơng có việc làm hoặc có việc nhưng khơng đều và khơng có thu nhập ra, những người di cư trái phép ở Anh cịn đối mặt với những khó khăn khác. Đó là tình trạng bị cưỡng bức lao động, bị đe dọa tính mạng và bị tù giam. Có trẻ em đã bị ép buộc trồng cần sa và có những người bị lừa tham gia vào các hoạt động liên quan đến trồng cây cần sa mà khơng được thơng báo trước hoặc khơng được nói rõ về những rủi ro. Có người gần như bị giam lỏng vì trong suốt q trình chăm sóc cây cần sa ở trong các nhà kín họ khơng được ra ngoài. Khi các nhà vườn trồng cần sa bị cướp phá bởi các băng đẳng mafia có người đã bị tấn cơng và bị chết. Và cuối cùng, nếu họ bị cảnh sát bắt giữ và bị chứng minh là có liên quan đến việc trồng cây cần sa ở một nhà vườn nào đó, họ sẽ bị tống giam.
Việc các lực lượng thực thi pháp luật ở Anh triệt phá các cơ sở trồng cần sa và xét xử những người liên quan đã dẫn đến một câu chuyện khác ở những người di cư trái phép. Đó là trong số những người di cư trái phép có người đã được xác định là nạn nhân của bn bán người. Điều đó cũng có nghĩa là thay vì bị nhìn nhận như là tội phạm và bị tù giam thì họ lại được chăm sóc và hỗ trợ để hồi phục. Với những người khác, sau khi thi hành án phạt tù một thời gian, nếu cải tạo tốt và có nguyện vọng hồi hương về Việt Nam sớm cũng như cam kết không quay trở lại Anh theo con đường trái phép, họ sẽ được cho ra tù và được hỗ trợ các thủ tục để về Việt Nam.
Hồi hương về Việt Nam với hai bàn tay trắng hoặc số tiền mang về không nhiều như kỳ vọng, những người di cư trái phép đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong q trình tái hịa nhập. Khó khăn lớn nhất là số tiền mà trước đó họ đã vay để đi Anh nay khơng thể trả. Có người phải đi ở nhờ hoặc đi thuê nhà vì nhà đất bị tịch thu do đã thế chấp trước đó. Những người khác thì ln căng thẳng và áp lực vì nợ nần: từ ngại ngùng xấu hổ với hàng xóm vì khơng có tiền cho đến bất hịa với anh em họ hàng vì may mượn tiền chưa trả được. Khó khăn càng lớn hơn khi họ khơng kiếm được việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập lại thấp và khơng đều.
Ngồi những khó khăn trên, cũng có gia đình có người di cư trái phép sang Anh đã xảy ra mâu thuẫn thậm chí ly hơn do có những bất đồng khơng thể giải quyết liên quan
đến việc đi Anh (như do xa cách quá lâu, do một trong hai người không chung thủy hoặc nghi ngờ sự chung thủy khi xa nhau, do khơng có tiền). Một số người khác thì bị hàng xóm dị nghị, dèm pha vì có thể họ đã bị hãm hiếp hoặc đi bán dâm trong khi di cư (mặc dù có thể trên thực tế họ khơng trải qua những chuyện đó).
Đặc biệt là chưa có các nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc sàng lọc và xác minh những người là nạn nhân buôn bán người hoặc bị cưỡng bức lao động trong số những người di cư trái phép hồi hương trở về. Điều này cũng đặt nhiều người ở ngồi phạm vi hỗ trợ của các chương trình/dịch vụ hiện có dành cho nạn nhân bn bán người.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong q trình tái hịa nhập như vậy nhưng có rất ít người được nhận hỗ trợ từ các cơ quan chức năng. Họ có nhu cầu được vay vốn để sản xuất – kinh doanh, được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, được hỗ trợ về y tế, pháp lý và tham vấn tâm lý nhưng sự tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân là chưa có các dịch vụ chuyên biệt dành cho nhóm đối tượng này mà hiện chỉ có các dịch vụ cho nạn nhân buôn bán người và người đi xuất khẩu lao động về nước. Với các dịch vụ tiềm năng sẵn có mà họ có thể sử dụng (vốn là các dịch vụ chung hoặc được thiết kế cho nhóm đối tượng khác) thì hoặc là khơng phù hợp với nhu cầu của họ hoặc là thông tin về dịch vụ không phổ biến nên họ không biết hoặc là chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo.
Một bộ phận trong số những người di cư trái phép hồi hương được nhận một khoản tiền hỗ trợ từ chính phủ Anh thơng qua IOM. Tuy nhiên chính khoản tiền này đã vơ tình khuyến khích những người khác tìm cách di cư trái phép sang Anh. Thêm nữa, việc chỉ cung cấp tiền mà khơng có các hỗ trợ về việc sử dụng tiền cho mục đích tạo sinh kế cũng như theo dõi và giám sát từ cơ quan hỗ trợ đã khiến cho việc hỗ trợ này giảm đi nhiều ý nghĩa.
Ngồi hỗ trợ tiền, chính phủ Anh thơng qua Đại sứ quán của họ ở Hà Nội cũng xây dựng và phân phát các cuốn cẩm nang địa chỉ dịch vụ cho người di cư trái phép hồi hương nhằm hỗ trợ họ tái hịa nhập. Tuy nhiên, cuốn cẩm nang này cũng có hạn chế vì được xây
dựng mà khơng dựa trên việc khảo sát nhu cầu thực sự của người hồi hương, không theo dõi việc sử dụng và ghi nhận ý kiến phản hồi nhằm cải tiến nội dung ở các lần tái bản. Hơn nữa, nhiều địa chỉ dịch vụ được đề cập trong cẩm nang chưa được đánh giá chất lượng và khả năng tiếp cận.
Những phát hiện từ nghiên cứu được tóm tắt ở trên hoàn toàn phù hợp với giả thuyết của đề tài. Và cách tiếp cận theo lý thuyết Nhu cầu, lý thuyết Hệ thống, các hệ thống thay đổi và mơ hình phát triển chương trình (dịch vụ) trong phát triển cộng đồng đã làm rõ được các vấn đề của nghiên cứu. Các khó khăn và nhu cầu trong q trình tái hịa nhập của người di cư trái phép hồi hương đã được làm rõ, sự bất cập, thiếu hụt của hệ thống chính sách - dịch vụ và sự chưa phù hợp của một số can thiệp đã được chỉ ra.