Như chính tiêu đề của nghiên cứu này, những người được đề cập ở đây đều là những người di cư trái phép đến Anh và cư trú bất hợp pháp tại quốc gia này. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn người di cư trái phép khi vào Anh đều khơng có bất kỳ loại giấy tờ tùy thân nào. Các loại giấy tờ tùy của người di cư đều đã bị các tổ chức đưa người bất hợp pháp tịch thu và hủy bỏ hoặc chính người di cư tự hủy bỏ trước khi nhập cảnh vào Anh. Việc khơng có giấy tờ sẽ giúp họ tránh được việc bị trục xuất về nước bởi các cơ quan hữu quan của Anh không thể xác định được nguồn gốc và nước xuất phát của họ. Những người di cư và định cư trái phép không giấy tờ như vậy được cộng đồng người Việt tại Anh đặt tên là “người rơm”: “Dân nước ngồi họ hay gọi mình là “người rơm”
bởi vì mình là người sống bất hợp pháp, khơng có một giấy tờ tùy thân. Khi cảnh sát bắt thì bọn mình khơng có giấy tờ tùy thân gì cả. Có người bị bắt thì sau 24 tiếng là được thả, vì theo luật của Anh không được giữ người lâu hơn” - (TDD, nam, sinh năm 1967, Hà
Theo chia sẻ của những người tham gia nghiên cứu, những người đã bị bắt giữ một lần thường được cấp giấy thông hành và yêu cầu đến trình diện tại cơ quan chuyên trách về di trú. Nhưng thơng thường họ khơng đến trình diện theo lịch hẹn. Họ sợ khi khai báo sẽ có khả năng bị bắt giữ, bị đưa vào trại di dân và trục xuất về Việt Nam. Nhưng có thể cịn một lý do sâu xa hơn. Đó là nếu khai báo, người di cư bất hợp pháp sẽ có mốc thời điểm vào nước Anh trên hồ sơ và đây sẽ là cơ sở để xem xét mức án nếu người di cư bất hợp pháp phạm tội:“Anh em tư vấn mình qua đây là xác định làm ăn bất hợp pháp. Mình
vứt giấy tờ đi để người ta không xác định được danh tính, coi như mình là người lưu vong. Nếu mình trình diện thường xuyên, đi học tiếng, xin được việc làm, có giấy báo thuế khi có việc làm, từ từ thì có thể xin tị nạn lâu dài tại Anh, nhưng rất lâu. Trong khi đó nếu vào đúng chiến dịch có thể bị bắt về nước. Hơn nữa, nay đây, mai đó làm thế nào mà trình diện ở một chỗ được” – anh TVH (47 tuổi, Hải Phịng) chia sẻ. Chính bởi những lý
do nêu trên mà chỉ có khoảng 20% số người tham gia nghiên cứu cho biết họ có giấy thơng hành khi ở Anh.
Như chia sẻ của người đàn ơng nói trên, vì khơng khai báo sự có mặt của mình với chính quyền nên những người di cư trái phép không được công nhận và cũng gần như khơng nhận được hỗ trợ gì từ chính quyền sở tại. Có tới 94,4% số người được hỏi cho biết là họ không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào.
Không chỉ không nhận được hỗ trợ (lẽ ra rất cần thiết cho nhưng người mới nhập cư như họ), việc khơng có giấy tờ và khơng khai báo với chính quyền cịn khiến người nhập cư bất hợp pháp gặp khó khăn khi xin việc và đối mặt với nhiều rủi ro khác, như phân tích trong các phần dưới đây.
2.4.1. Cơng việc
Người di cư trái phép Việt Nam có thời gian sống tại Anh trung bình là 3,7 năm. Để tìm được việc làm, trung bình họ phải đợi từ một đến tám tháng kể từ lúc nhập cảnh, trong đó có những người phải đợi tới một năm mới kiếm được việc làm (số này chiếm 7,4%).
Các loại hình cơng việc mà người di cư trái phép thường hay làm tại Anh là trồng cần sa, làm móng tay, trơng trẻ, phụ bếp, dọn khách sạn và một số công việc khác. Xem biểu đồ bên dưới:
Biểu đồ 2.12. Các công việc mà người di cư trái phép đã làm
(Một người có thể làm nhiều nghề do vậy tỷ lệ các nghề ở đây được tính theo lượt chọn)
Lý do chủ yếu để họ chuyển việc là vì các cơng việc ban đầu (như làm móng, trơng trẻ, làm bếp) có thu nhập thấp (chiếm 70% lý do thôi việc). Riêng trong lĩnh vực dọn khách sạn, lý do chính để họ chuyển cơng việc lại là do khơng có giấy tờ nên bị chủ thơi việc (chiếm 60% lý do thôi việc). Thu nhập thấp ở đây được hiểu là thu nhập rất thấp so với hình dung và tính tốn của họ trước khi đi. Với thu nhập chỉ khoảng 9 – 12 triệu/tháng sau khi trừ đi chi phí, nếu có việc liên tục thì phải từ 3 - 4 năm sau họ mới có thể trả hết số tiền nợ mà họ đã vay để làm lộ phí cho chuyến đi. Thu nhập của các loại cơng việc này được người di cư đánh giá là thấp khi so với thu nhập của việc trồng cần sa:“Cũng không
biết chắc lắm, nhưng nghe mọi người nói, nếu có việc làm thì thu nhập vào khoảng 60-70 triệu đồng/tháng. Sang đến nơi mới biết làm gì có việc mà làm. Mình đi phụ bếp 3 tháng, trừ đi chỉ còn khoảng 9 – 12 triệu/tháng. Khi ở nhà chẳng ai tính đến chi phí ăn uống, cũng khơng nghĩ có rất nhiều thời gian mình khơng có việc để làm. Nghĩ rất đơn giản là
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Trồng cần sa Phụ bếp Làm móng Dọn khách sạn Bốc vác Trông trẻ Công việc khác 74,4 19,7 15,6 5,3 5,3 2,1 5,9
có việc làm thì khoảng một năm là trả hết nợ và sau đó có ít vốn về nước” (TMT, nam, 42
tuổi, Quảng Bình).
Do khơng xin được việc làm hợp pháp hoặc có việc nhưng lương thấp và cơng việc cũng bấp bênh vì khơng có giấy tờ, nhiều người đã chuyển sang làm các công việc liên quan đến các trang trại trồng cây cần sa (từ tham gia sửa chữa nhà ở thành các cơ sở trồng cần sa cho đến ươm cây, chăm bón cây, thu hoạch, đưa đồ ăn, v. v.).
Trong số 340 người di cư trở về tham gia khảo sát, có 264 người (77,6/)% thừa nhận mình có tham gia vào trồng cần sa, chủ yếu cho chủ người Việt Nam. Thời gian tham gia các hoạt động liên quan đến trồng cây cần sa của từng người là khác nhau, có người chưa được một tháng và có người trên hai năm. Xem bảng dưới:
Bảng 2.3. Thời gian tham gia các công việc liên quan đến trồng cây cần sa:
Tổng số
Thời gian làm việc (tháng)
Dư ới 1 tháng 1 – g ần 2 tháng 2 – g ần 3 tháng 3 – g ần 4 tháng 4 – g ần 5 tháng 5 – g ần 6 tháng 6 – g ần 7 tháng trên 7 tháng Số người 264 2 40 27 37 18 12 29 99 Tỷ lệ % 100 0,8 15,3 10,3 14,1 6,9 4,6 11,1 36,7
Thời gian tham gia trồng cần sa liên quan trực tiếp đến số tiền mà người di cư tích lũy được trong lúc ở Anh. Có nghĩa là nếu chỉ tham gia ngắn thì họ gần như chưa có thu nhập, cịn nếu thời gian tham gia dài thì có thể đã có thu nhập. Tuy nhiên việc có thu nhập hay khơng và ở mức bao nhiêu còn tùy thuộc vào việc nhà trồng cần sa của họ có bị cướp hoặc bị động mà phải bỏ hay có bị cảnh sát tịch thu hay không.
Mặc dù biết đây là công việc phạm pháp với nhiều rủi ro nhưng họ khơng có nhiều lựa chọn. Họ buộc phải làm nếu khơng sẽ khơng có thu nhập và do đó khơng có tiền: “Ai
thì lương thấp và thậm chí ngay cả làm chui cũng khó xin được việc làm vì chủ sợ bị liên lụy. Luật pháp sẽ phạt các ông chủ và có thể đóng cửa nếu họ bị phát hiện th những người khơng có giấy tờ và khơng có giấy phép lao động. Người chủ có thương mình thì họ cũng phải nghĩ đến họ trước. Biết sao giờ, có nguy hiểm thì cũng phải làm, chả lẽ ngồi chờ chết” (MVA, nam, 40 tuổi, Hải Phòng).
Tuy vậy, cũng có những người trong số họ, nhất là những người sang Anh sau năm 2005, đã xác định ngay từ đầu là sẽ tham gia trồng cần sa để nhanh có tiền trả nợ và sau đó sẽ tìm các cơng việc làm ổn định khác. Họ biết được thông tin này qua bạn bè, người quen đang sống tại Anh, từ những người có người nhà đang ở Anh và thơng qua đường dây đưa người. Họ cũng đã biết trước khó khăn, mạo hiểm của việc cần sa so với các công việc hợp pháp khác.
Hộp 2.8. Sang Anh để trồng cây cần sa
“Em sang Anh chỉ chờ để đi trồng cần sa. Đã biết được nguy hiểm của việc trồng cần sa, nhưng vẫn quyết định đi làm. Em muốn vào làm cỏ để có được nhanh số tiền lớn gửi về để trả nợ. Lúc đó số tiền vay hơn 500 triệu ở Việt Nam, lãi suất hàng tháng rất nhiều. Lúc đấy em nóng ruột. Em tính làm vài vụ cho đỡ số vốn rồi sẽ chuyển sang học và làm móng. Em cịn nhỏ nên có thể xin học và làm được lâu dài” (PTM, nữ, 25 tuổi, Quảng Bình).
“Mình cũng biết là qua đó ai cũng trồng cần sa. Nó như cái số. Ai qua trúng thì trúng, như đánh bạc đó một là đỏ hai đen. Mình cũng muốn có tiền cho con ăn học bằng người ta nên đi. Từ Việt Nam mình qua đó muốn làm cho mau để về với vợ với con, nên nghề chi mà nhiều tiền là muốn đi làm” (LĐV, nam, 43 tuổi, Quảng Bình).
Có thể thấy là người Việt di cư trái pháp sang Anh đã làm nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Tuy nhiên do thiếu ngoại ngữ, tay nghề, kỹ năng và đặc biệt là khơng có giấy tờ cư trú và lao động hợp pháp nên các công việc mà họ làm đều bấp bênh, thu nhập không ổn định và cũng không cao như kỳ vọng của họ trước khi đi Anh. Nhiều người quyết định tham gia vào hoạt động trồng cần sa với mong muốn nhanh chóng có nhiều tiền nhưng cũng không thành công bởi cảnh sát Anh tăng cường truy quét và triệt
phá các cơ sở trồng cần sa và bởi tình trạng cướp bóc cần sa giữa các băng nhóm tội phạm.