cận
Mặc dù đa phần người di cư trái phép sang Anh hồi hương mong muốn được nhận một sự hỗ trợ nào đó để giúp họ nhanh chóng tái hịa nhập, nhưng kết quả khảo sát thực tế cho thấy rất ít người đã từng nhận được hỗ trợ. Những hỗ trợ hàm ý ở đây chưa bao gồm khoản tiền mà chính phủ Anh hỗ trợ cho một số người di cư hồi hương. Xem bảng dưới:
Bảng 3.1. Những hỗ trợ mà người di cư trái phép hồi hương nhận được
Vấn đề đƣợc hỗ trợ Tỷ lệ %
Thăm hỏi, động viên 2,1
Hỗ trợ về pháp lý 2,1
Cho vay vốn 0,6
Hỗ trợ và tham vấn tâm lý 0,6
Đào tạo nghề 0,3
Giới thiệu việc làm 0,0
Việc có rất ít người tham gia khảo sát cho biết đã từng được trợ giúp hoàn toàn phù hợp với kết quả trong các nghiên cứu khác mà tác giả đã đề cập ở trên trong phần tổng quan nghiên cứu. Có nghĩa là hiện chưa có các dịch vụ cụ thể được xây dựng và cung cấp riêng cho những người di cư trái phép hồi hương.
Hỗ trợ nạn nhân buôn bán người và người đi xuất khẩu lao động về nước tái hòa nhập được coi là các chính sách và chương trình hiện có “gần gũi” nhất với người di cư trái phép sang Anh hồi hương. Các chính sách và chương trình này khơng chỉ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước mà cịn có sự tham gia của các tổ chức LHQ và các tổ phi chính phủ trong nước cũng như quốc tế (xem thêm trong Phụ lục số 1 – tr. 105).
Riêng trong mảng hỗ trợ người đi xuất khẩu lao động, tổ chức Health Bridge Canada đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể. Các hoạt động mà Health Bridge Canada
triển khai bao gồm thực hiện các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động và tác động của xuất khẩu lao động tới đời sống gia đình, tổ chức các khóa tập huấn cho những người làm công tác tư vấn cho người đi lao động ở nước ngồi. Những người làm cơng tác tư vấn ở đây là cán bộ của các hội – đồn thể ở cấp thơn, xã. Nội dung tập huấn bao gồm kỹ năng tư vấn và các kiến thức liên quan đến việc chuẩn bị trước khi đi, trong khi lao động ở nước ngồi và sau khi về nước. Bên cạnh đó Health Bridge Canada cũng biên soạn một cuốn sách dưới dạng cẩm nang nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho người lao động đi làm việc ở ngoài. Những hoạt động hỗ trợ như Tổ chức Health Bridge Canada thực hiện là cần thiết. Tuy nhiên, đối tượng mà những hỗ trợ này hướng đến là những người ra nước ngoài lao động theo con đường hợp pháp, rất khác so với những người tìm cách sang Anh một cách trái phép. Khác là bởi ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn giống như người đi xuất khẩu lao động trở về, người di cư trái phép hồi hương còn phải đối mặt với gánh nặng nợ nần, mất nhà cửa, khơng có việc làm và thu nhập.
Như trên đã phân tích ở trên, mặc dù có khá nhiều chính sách và chương trình can thiệp như vậy nhưng có thể thấy là các chính sách và chương trình này nhắm đến đối tượng chính là những người đi xuất khẩu lao động và những người là nạn nhân của nạn bn bán người. Trong khi đó, nhóm những người di cư trái phép nói chung và di cư trái phép sang Anh hồi hương nói riêng là một nhóm hồn tồn khác (như đã mơ tả ở trên). Có một số dịch vụ xã hội tuy không dành riêng cho người di cư trái phép hồi hương nhưng những người này vẫn có thể sử dụng nếu có nhu cầu, thì khả năng tiếp cận vẫn thấp vì dịch vụ chưa phù hợp hoặc thơng tin về dịch vụ chưa được phổ biến.
Trở lại các hoạt động hỗ trợ người đi xuất khẩu lao động về nước tái hịa nhập (đã có nhiều chính sách được ban hành và hoạt động được triển khai như trên đã đề cập), theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, kết quả trên thực tế cũng không mấy khả quan. Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng thì người lao động trở về cần được trợ giúp để tái hòa nhập. Tuy nhiên, theo một báo cáo của IOM, ILO và UNWOMEN9, cơng tác hỗ trợ người di cư ra nước ngồi trở về hiện rất đáng quan
ngại. Không chỉ bỏ lỡ cơ hội phát triển, việc quản lý thiếu hiệu quả quá trình trở về của người lao động có thể khiến họ gặp những rủi ro về sức khỏe và an tồn, và họ có thể bị ép buộc phải trả các khoản tiền môi giới và dịch vụ cao, hay khơng địi lại được tiền đặt cọc/ ký quỹ và bị nợ lương, đặc biệt đối với nhóm di cư lao động tự do hoặc khơng có giấy tờ, hoặc nhóm di cư hợp pháp nhưng phải trở về trước hạn hợp đồng. Khi trở về, người di cư phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, nợ nần, xa lánh xã hội, mâu thuẫn gia đình, và tình trạng sức khỏe kém liên quan tới di cư, kể các các vấn đề tâm lý và thể chất [17, tr. 2].
Trong khi đó, cơng tác quản lý việc trở về và tái hòa nhập cho người lao động di cư vẫn chưa được giải quyết triệt để, mặc dù hiện nay Việt Nam đã có luật về người Việt Nam đi lao động ở nước ngồi10. Luật có đề cập đến việc hỗ trợ người di cư trở về nhưng trên thực tế chính quyền các địa phương khơng có các chính sách hỗ trợ người trở về hoặc thậm chí khơng biết con số người trở về. Cũng khơng có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ người lao động di cư trở về mặc dù Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm chung về quản lý lao động đi làm việc tại nước ngoài. Việc quản lý thiếu hiệu quả quá trình trở về của người lao động có thể khiến họ gặp những rủi ro về sức khỏe và an tồn, và họ có thể bị ép buộc phải trả các khoản tiền môi giới và dịch vụ cao, hay khơng địi lại được tiền đặt cọc/ ký quỹ và bị nợ lương, đặc biệt đối với nhóm di cư lao động tự do hoặc khơng có giấy tờ, hoặc nhóm di cư hợp pháp nhưng phải trở về trước hạn hợp đồng. Không những thế, người di cư trở về thường ít được tiếp cận với việc tư vấn và định hướng nghề nghiệp [17, tr. 2 & 7].
Nêu khuyến nghị với các quan chức năng và các tổ chức làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ người di cư trở về tái hòa nhập, báo cáo của IOM, ILO và UNWOMEN cho rằng các chính sách hỗ trợ người di cư trở về cần được xây dựng dựa trên các nhu cầu đa dạng của từng cá nhân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm người di cư khơng có giấy tờ, những người khuyết tật chịu các tổn thương nghiêm trọng do quá trình di cư, người sống chung với HIV/AIDS, các nạn nhân của buôn bán người hay bị bóc lột, những người
di cư không thành cơng thuộc các huyện nghèo. Bên cạnh đó báo cáo cũng giới thiệu các khuyến nghị dựa trên các thực tiễn tốt của các nước, các khuyến nghị của Diễn đàn ASEAN về di cư năm 2011, như: thúc đẩy hình ảnh tích cực, quyền và nhân phẩm của người lao động di cư; đẩy mạnh các chiến lược hiệu quả về trở về và tái hòa nhập, cũng như các lựa chọn thay thế bền vững cho lao động di cư [17, tr. 1 & 7].
Đối với các hoạt động hỗ trợ nạn nhân buôn bán người, báo cáo của các cơ quan chuyên môn cũng nêu ra nhiều bất cập và thách thức. Theo một báo cáo của UNIAP, World Vision và Nexus Institute11, một số dịch vụ hỗ trợ tái hịa nhập có chất lượng chưa tốt do năng lực chuyên môn yếu kém của các bên cung cấp dịch vụ. Các chương trình hỗ trợ sinh kế thì gặp nhiều khó khăn do thiếu năng lực chuyên môn trong công việc tăng cường năng lực kinh tế; chương trình đào tạo dạy nghề khơng sẵn có hoặc khơng phù hợp với học vấn, giới tính, tuổi tác của người học và thị trường lao động tại địa phương; thiếu đào tạo và các lựa chọn việc làm, ít quan tâm tới mối quan tâm/kỹ năng của từng cá nhân; kế hoạch phát triển kinh tế không phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương; không cung cấp các khóa tập huấn phát triển kinh doanh, thiếu hỗ trợ hoặc nhận thức kém; thiếu các cơ hội phát triển kinh tế - trong cộng đồng nơi chôn rau cắt rốn, cộng đồng mới hoặc ở nước ngồi; có rất ít lựa chọn dành cho người bị bn bán có nhu cầu đặc biệt; thiếu quan tâm tới những nhu cầu trợ giúp khác, trong đó có nhu cầu của gia đình nạn nhân; và thiếu giám sát và hỗ trợ cho việc tăng cường năng lực phát triển kinh tế [46, tr. 21-23 & 30].
Bên cạnh đó, báo cáo nêu trên cũng cho rằng vẫn cịn nhiều nạn nhân bn bán người không được nhận hỗ trợ hoặc được hỗ trợ không đầy đủ (nhất là với các nạn nhân là nam giới và tự trở về). Các lý do không nhận được hỗ trợ gồm: không được xác định là nạn nhân của bn bán người hoặc q trình xác minh kéo dài; dịch vụ hỗ trợ khơng có sẵn; người bị buôn bán không được chuyển tuyến để hỗ trợ; người bị buôn bán không biết về các dịch vụ hỗ trợ sẵn có; khơng thoải mái khi yêu cầu trợ giúp; thiếu quan tâm tới những nhu cầu trợ giúp khác, trong đó có nhu cầu của gia đình nạn nhân; thiếu lịng tin