Triển vọng hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của UNICEF tại việt nam (Trang 100 - 125)

Trong 10 – 15 năm tiếp theo, với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam thì việc giải quyết những vấn đề, những khó khăn trẻ em đang gặp phải sẽ không chỉ có nỗ lực của Chính phủ mà rất cần có những hoạt động của các tổ chức khác nữa. Chính vì thế hướng hợp tác để giải quyết các vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới sẽ rất rộng lớn, bao gồm tất cả các thành phần có liên quan cũng như các giới quan tâm đến bảo vệ trẻ em trong xã hội: từ Chính phủ, Quốc hội cho đến các tổ chức quốc tế, các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quần chúng, phi chính phủ trong nước, các tổ chức dựa vào cộng đồng. Tất cả các thành phần này với mối quan tâm tới công tác bảo vệ trẻ em sẽ thiết lập nên một mạng lưới cũng như một mối quan hệ rất rộng lớn.

Nhận ra những rào cản làm cho hỗ trợ của UNICEF không đến được với trẻ em, việc thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam chưa được như mong muốn, Việt Nam đã có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục chúng. Hội nghị triển khai Đề án 32/2010/QĐ-Ttg về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 9/9, tại Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh Tại Hội nghị, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UNICEF và Tổ chức Atlantic tại Việt Nam đã ký kết bản ghi

nhớ về hợp tác hỗ trợ phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam. Trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ được nâng cao năng lực, được đào tạo bài bản sẽ giúp cho việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền trẻ em hiệu quả hơn. Những dự án, chương trình của UNICEF tại các tỉnh thành, thôn, xã được thực hiện tốt hơn thông qua đội ngũ cán bộ chuyên sâu, đủ năng lực.

Trong thời gian qua, có rất nhiều dự án của UNICEF được thực hiện thí điểm ở một số khu vực với kết quả đạt được rất khả quan. Giai đoạn thí điểm của các dự án này đã sắp kết thúc: như dự án thí điểm xây dựng các nhà vệ sinh thân thiện tại các trường học ở nông thôn, miền núi hay dự án dạy song ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số... Khi đó, rất nhiều chương trình sẽ được triển khai rộng khắp trên cả nước, sự hợp tác giữa UNICEF và Việt Nam sẽ ngày càng sâu sắc và mở rộng hơn.

Để sự hợp tác có hiệu quả hơn nữa, Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp nhằm xóa bỏ các mặt hạn chế trong việc tiếp nhận viện trợ của UNICEF:

Thứ nhất, xây dựng các chính sách hợp lý từ định hướng sử dụng, phương thức quản lý, giám sát cho đến vốn đối ứng, bố trí cán bộ… để sử dụng nguồn hỗ trợ phục vụ tốt cho các mục tiêu phát triển.

Thứ hai, Tăng cường phối hợp liên ngành trong các hoạt động vì trẻ em, xem xét lập các nhóm công tác chuyên môn giữa các cơ quan để liên kết các hoạt động riêng lẻ khi có sự tương đồng trong công việc.

Thứ ba, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp cải thiện công tác giáo dục công tác xã hội ở các cấp khác nhau, lồng ghép đội ngũ công tác xã hội vào cơ cấu của Chính Phủ và tăng cường dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam.

Thứ tư, giảm tham nhũng để đảm bảo kinh phí của các dự án thực sự đến được với đối tượng cần giúp đỡ.

Thứ năm, nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân và vận động sự tham gia của toàn xã hội đối với vấn đề trẻ em bằng các kế hoạch truyền thông toàn diện, nhằm vào nhiều đối tượng như các bậc cha mẹ, các cán bộ ra quyết định, trẻ em, lứa tuổi vị thành niên và một vài dân tộc thiểu số.

Hiện nay, UNICEF đang dần hoàn thành chương trình hợp tác với chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và xây dựng chương trình hợp tác giai đoạn 2011 -2015. Trong giai đoạn tới, UNICEF sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ “truyền thống” cho các dịch vụ cơ bản như y tế và dinh dưỡng, cung cấp nước sạch và vệ sinh, giáo dục… Tuy nhiên, vì Việt Nam đã đạt được những thành tực nhất định, nên chương trình sẽ cắt giảm hỗ trợ trong những lĩnh vực truyền thống đó mà tập trung vào các khía cạnh mới như bảo vệ trẻ em, phòng tránh tai nạn thương tích, giảm bất bình đẳng vùng miền cũng như bất bình đẳng giới, xây dựng chính sách, xã hội… “Chúng tôi có nghĩa vụ đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng những tiêu chuẩn ‘cao nhất có thể đạt được’ về y tế, giáo dục, sự bảo vệ và sự tham gia. Cần có các chiến lược bảo trợ xã hội và các cách tiếp cận cho mọi đối tượng để giảm thiểu những bất bình đẳng hiện có, và ngăn không cho chúng trở nên trầm trọng hơn khi đất nước tiếp tục có được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhưng không đồng đều. Một trẻ em ở Hà Giang phải được có những cơ hội và được tiếp cận với giáo dục, y tế, nước và dinh dưỡng có chất lượng như một trẻ em ở TP Hồ Chí Minh. Chúng ta vẫn chưa đạt được đến mức độ đó, nhưng chắc chắn rằng chúng ta đang di đúng hướng”. [63] Trong bài phát biểu tại Đại Hội lần thứ nhất Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, ông Jesper Morch đã khẳng định: “Tôi khẳng định rằng UNICEF đã, đang và sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy trong việc thực thi và giám sát thực thi Công ước về Quyền trẻ em ở Việt Nam”. [61]

Các chương trình hợp tác tiếp theo, trên nền tảng quan hệ vững chắc với Chính phủ, sẽ tiếp tục thực hiện tôn chỉ của tổ chức UNICEF là hỗ trợ

việc thực hiện đầy đủ các quyền của phụ nữ và trẻ em Việt Nam trong thập kỷ tới và dài lâu hơn nữa.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã đạt được những thành công nhanh chóng về kinh tế và tiến bộ xã hội chỉ trong hai thập kỷ qua, đạt được vị thế quốc gia có thu nhập dưới trung bình năm 2009, là quốc gia dẫn đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong việc đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở cấp quốc gia và đang trong kế hoạch đạt được các mục tiêu khác vào năm 2015. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á, và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quyền Trẻ em vào năm 1990, và đã tiếp tục thể hiện sự lãnh đạo có tầm nhìn cho xấp xỉ 30 triệu trẻ em (khoảng một phần ba tổng dân số). Việt Nam rõ ràng đã đạt được những tiến bộ lớn trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em tuy còn nhiều thách thức trong chặng đường sắp tới.

Thành công đó là kết quả của những cố gắng vượt bậc của Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

Các đây hơn 30 năm (23/06/1975) vào thời điểm đất nước Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài, UNICEF đã có mặt tại Việt Nam. Từ đó đến nay, UNICEF đã cùng chính phủ Việt Nam xây dựng và thực hiện 8 chương trình hợp tác quốc gia, hỗ trợ cho hầu hết tất cả các tỉnh thành. UNICEF hiện có những chương trình hợp tác với chính phủ Việt Nam, chủ yếu là về chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và bảo vệ trẻ em. UNICEF thực hiện các chương trình này ở cấp quốc gia để hỗ trợ các địa phương, triển khai các chương trình này dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu trung là nhằm để giúp đỡ trẻ em và phụ nữ. “Theo tôi, nhìn lại trong năm qua, Việt Nam đã kết hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, Liên Hợp Quốc và chúng tôi để làm việc cụ thể trên từng mảng xã hội. Tôi nghĩ rằng có khá nhiều dự án hợp tác quốc tế để lo cho trẻ em Việt Nam. Điều đó rất tốt và rất hữu ích cho Việt

Nam. Mặc dù có những mục tiêu chưa đạt được, nhưng tôi cũng nhìn thấy có những cải thiện và tiến bộ. Chẳng hạn chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Tổ chức Quĩ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc- UNICEF tại Việt Nam đã và đang tiếp tục làm việc với từng cấp chính quyền, các Bộ, Ngành, các cơ quan chức năng để có thể giúp đỡ trẻ em Việt Nam một cách trực tiếp và có hiệu quả hơn.” – Phát biểu của bà Caroline Den Dulk, trưởng phòng truyền thông của UNICEF Việt Nam [75] “Xin chúc mừng Việt Nam vì những thành tựu đáng khích lệ trong việc cải thiện cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em và cũng xin chúc mừng UNICEF vì đã đóng một vai trò quan trọng đóng góp cho những thành công này của Việt Nam” [89]

Những gì UNICEF đem lại cho trẻ em và phụ nữ Việt Nam là hết sức to lớn. Việt Nam không thể đạt được những thành quả như ngày nay nếu không có sự giúp đỡ của UNICEF.

Đầu tư vào trẻ em không có nghĩa là thưc hiện quyền trẻ em mà còn là đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự đồng hành của UNICEF, Việt Nam sẽ đạt được nhiều tiến bộ lớn lao hơn nữa trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Nguyễn Lê Hoài Anh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (2010). Thực trạng chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Việt Nam.

2. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UNICEF, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (2008). Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006.

3. Bộ Giáo dục Đào tạo – UNICEF – UNESCO (2008). Nghiên cứu về chuyển tiếp từ tiểu học lên trung học cơ sở của trẻ em gái người dân tộc thiểu số.

4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - UNICEF (2009). Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin. Hà Nội.

5. Bộ Ngoại giao – Vụ các tổ chức quốc tế (2005). Các tổ chức Quốc tế và Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2010). Báo cáo đánh giá dự án “Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con”.

7. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1999). Nxb Chính trị Quốc gia.

8. Trần Thanh Hải (2001). Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp Quốc. Nxb Chính trị Quốc Gia. Hà Nội.

9. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hải – Cục trưởng Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em (2010). Báo cáo: “Tổng quan về trẻ em và HIV/AIDS tại Việt Nam”.

10. PGS.TS Đỗ Sĩ Hiền (2005). Tiêm chủng mở rộng - thành quả 20 năm ở Việt Nam. Hà Nội.

11. Nguyễn Quốc Hùng (1992). Liên Hợp Quốc. NXB Thông tin Lý luận. Hà Nội.

12. Thanh Mai (2005). Giáo dục truyền thông về bình đẳng giới. Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 25, Tr.5.

13. Tôn Nữ Thị Ninh (1999). Các vấn đề toàn cầu, các tổ chức quốc tế và Việt Nam. Nxb Trẻ Tp.Hồ Chí Minh.

14. Võ Anh Tuấn (2004). Hệ thống Liên Hợp Quốc. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

15. Nguyễn Đức Tuyến (2009). Một vài nét nghiên cứu về trẻ em trong hai năm 2007-2008. Nghiên cứu gia đình và Giới. Quyển 19, số 3, tr. 24-34.

16. UNICEF (2010). Báo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010.

17. UNICEF Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2008). Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu? Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em.

18. UNICEF (2008), Báo cáo tình hình trẻ em Châu Á - Thái Bình Dương 2008.

19. UNICEF, Cục y tế dự phòng Việt Nam (2008). Tài liệu tập huấn: Quản lý và giám sát các dự án về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn. Chương trình nước sạch, môi trường và vệ sinh. Nxb Phụ nữ.

20. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương(2005). Hai mươi năm chương trình TCMR ở Việt Nam (1985-2005). Hà Nội.

21. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006). Phát triển con người Việt Nam 1999-2004: Những thay đổi và xu hướng chủ yếu. NXB Chính trị Quốc Gia. Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Việt, Trần Thanh Bình, Phạm Thị Thúy Nga (2010).

Tiểu luận: Bất bình đẳng giới trong giáo dục ở Việt Nam. Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

23. Phương Anh - Đài RFA. UNICEF: Cần thêm cải thiện dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ nghèo. http://www.rfa.org/vietnamese, 05/06/2008

24. Báo Hà Nội Mới. Chống tai nạn thương tích ở trẻ em: còn nhiều nỗi lo. http://www.hanoinews.com.vn, 22/12/2009

25. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/preview, 12/09/2008.

26. Bài phỏng vấn của báo Thanh niên với Quyền trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm tổ chức này hoạt động tại Việt Nam. http://vietbao.vn, 20/04/2008.

27. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc(UNICEF). http://www.mpi.gov.vn.

28. Bộ Y tế. Chính sách dinh dưỡng và vận động xã hội, http://www.nutrition.org.vn, 23/08/2010

29. Bộ Y tế. Bổ sung vitamin A và mở rộng tẩy giun cho trẻ em vùng khó khăn. http://www.nutrition.org.vn/news, 23/08/2010.

30. Bộ Y tế. Xây dựng nhân lực cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho các bà mẹ và trẻ em ở 10 tỉnh khó khăn ở Việt Nam.

http://www.nutrition.org.vn/news, 23/08/2010

31. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Cần tạo cơ hội về giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. http://www.molisa.gov.vn. 29/07/2008

32. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Hội thảo về “Dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020”.

http://www.molisa.gov.vn, 16/07/2010

33. Bộ Ngoại giao Việt Nam. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc. http://.mofa.gov.vn/vi. 07/2007.

34. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo so sánh độ rủi ro các quốc gia năm 2007. http://fia.mpi.gov.vn.

35. Bảo vệ trẻ em. http://www.unicef.org/vietnam.

36. Cần thay đổi văn hóa ứng xử với trẻ em. http:// www.gdtd.vn, 03/2010

37. Chiến lược HIV/AIDS mới của UNICEF. http://vietbao.vn. 27/10/2005.

38. Cổng thông tin sức khỏe cộng đồng. Chương trình tiêm chủng mở rộng: hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng. http://www.vho.vn, 12/2005.

39. Thu Cúc. Cam kết giảm tỷ lệ đuối nước trẻ em. http:// www.baodientu.chinhphu.vn, 16/07/2010. 40. Cúm gia cầm. http://www.unicef.org/vietnam

41. Hướng Dương - Hội bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam. Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em – một việc làm cấp bách.

42. Diễn văn của Jean Dupraz – Quyền trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam tại Hội nghị phát động chiến dịch truyền thông và cam kết phòng chống đuối nước trẻ em tại 15 tỉnh có tỷ lệ đuối nước trẻ em cao nhất.

http://www.un.org.vn, 16/07/2010.

43. Dự án hợp tác ba bên CERWASS – UNICEF – Plan International thu thập đánh giá và phổ biến tài liệu truyền thông cấp nước và vệ sinh môi trường. http://www.cerwass.org.vn. 08/12/2006.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam. Cần giảm sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận các dịch vụ đối với trẻ em. http://www.cpv.org.vn/cpv, 01/09/2010

45. Giáo dục cơ sở và bình đẳng giới. http://www.unicef.org/vietnam 46. Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Cơ hội học tập của trẻ em lang thang – vấn đề cần được quan tâm. http://baovequyentreem.vn. 31/09/2009

47. Hợp tác phòng chống dịch cúm gia cầm: các tổ chức quốc tế sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của UNICEF tại việt nam (Trang 100 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)