Sức khỏe sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của UNICEF tại việt nam (Trang 30 - 32)

2.1. Lĩnh vực y tế, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em

2.1.1.1. Sức khỏe sinh sản

Theo khảo sát của UNICEF, chỉ 17% bà mẹ Việt Nam cho con bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu. [54] Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ được hiểu là ngoài sữa mẹ ra, trẻ không được cho dùng bất cứ loại đồ ăn thức uống nào khác, kể cả nước lọc. Theo định nghĩa này, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thấp nhất thế giới. Tình trạng trên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ. UNICEF cho biết cho trẻ bú sữa mẹ ngay trong giờ đầu tiên sau sinh giúp giảm thiểu đáng kể tử vong sơ sinh ở các nước đang phát triển. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ có nguồn dinh dưỡng tốt nhất và giảm khả năng phát sinh bệnh tật không chỉ lúc còn nhỏ (tiêu chảy, viêm phổi, hen phế quản...) mà cả khi trưởng thành (chẳng hạn như béo phì). Hơn nữa, trẻ bú mẹ sẽ có chỉ số thông minh cao hơn trẻ bú bình tới 20%. Do đó, cần phải xem xét lại và tập trung tuyên truyền nhiều hơn nữa việc nuôi con bằng sữa mẹ. Các hoạt động thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ đã được bắt đầu ở Việt Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Các chính sách về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và việc cho con bú ngay trong giờ đầu tiên sau sinh cũng đã được thông qua và tuyên truyền vận động. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có 12% trẻ sơ sinh (số liệu năm 2007) và 17% trẻ sơ sinh (số liệu năm 2008), được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và chỉ có một phần tư các em

phẩm thay thế sữa mẹ) rất phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm ngay trong 6 tháng đầu vẫn là một cách nuôi con phổ biến, chiếm tới 55% số trẻ. [80]

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những can thiệp hiệu quả nhất để cứu trẻ em khỏi nguy cơ tử vong, giúp ngăn chặn 13% các ca tử vong của trẻ dưới 5 tuổi” bà Marjatta Tolvanen-Ojutkangas, Trưởng Phòng Y tế và Dinh dưỡng UNICEF Việt Nam nói. [80] Cho trẻ bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu có thể làm giảm tới 22% các trường hợp tử vong sơ sinh.

Việt Nam đã đạt được Mục tiêu thiên niên kỷ 4 (MDG4) giảm 48% số tử vong ở trẻ em trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2006. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong số các nước có tỷ lệ tử vong trẻ em và bà mẹ trung bình tại khu vực Đông Nam Á.

Biểu đồ 2.1. Xếp hạng các nước Đông Nam Á theo mức độ tử vong ở trẻ. (UNICEF ước tính dựa trên tài liệu của Nhóm các tổ chức Liên Hợp Quốc)

104 82 75 55 32 17 12 8 3 130 116 163 177 91 62 53 22 31 9 34 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Myanma Cam-pu-chia Lào Đông-Timo In-đô-nê-xi-a Phi-líp-pin Việt Nam Ma-lay-xi-a Thái Lan Xing-ga-po

Số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trong 1000 trẻ đang sống

2006 1990

UNICEF tiếp tục cam kết bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ, đã và đang hợp tác chặt chẽ với Vụ Sức khỏe Sinh sản Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác khác để thực hiện các sáng kiến khác nhau nhằm tuyên truyền vận động và tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của UNICEF tại việt nam (Trang 30 - 32)