2.1. Lĩnh vực y tế, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em
2.1.2. Ngăn chặn ảnh hưởng của cúm gia cầm
Dịch cúm gia cầm H5N1 lần đầu tiên chính thức được thông báo xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 12/2003. Có 3 đợt bùng phát chính của dịch bệnh này từ cuối năm 2003, với đỉnh điểm nhiễm bệnh vào năm 2004 và 2005. Tại đỉnh điểm của dịch bệnh, đầu năm 2004, khoảng 24% số xã trên cả nước và 60% thị trấn bị ảnh hưởng. Hơn 60 triệu gia cầm bị tiêu hủy từ tháng 12/2003 đến tháng 12/2005. 324 triệu con gia cầm được tiêm chủng trong 3 chiến dịch quốc gia từ tháng 10/2005 đến tháng 10/2006. Vào tháng 5/2006, Việt Nam vẫn là nước bị ảnh hưởng xấu nhất bởi dịch cúm với 93 ca người nhiễm bệnh và 42 ca tử vong, 57% ca tử vong là trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi... Không có trường hợp người hay gia cầm bị nhiễm dịch thông báo trong năm 2006 (tính đến 1/12/2006) [104], [105].
Tác động kinh tế trực tiếp của dịch cúm gia cầm tại VN ước tính vào khoảng 0.5% GDP năm 2004, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi gia cầm. Các hộ nghèo bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi họ thường phụ thuộc
nhiều hơn vào gia cầm và trứng, là thức ăn và tài sản mà có thể chuyển đổi thành tiền nếu cần.
Chính phủ Việt Nam đã thiết lập một cơ chế phối hợp toàn quốc và áp dụng các biện pháp kiểm soát để hạn chế sự lây lan của vi-rút ở gia cầm bao gồm tăng cường giám sát, tiêu hủy, kiểm soát thị trường và kể từ tháng 10/2005 có tiêm phòng gia cầm đại chúng. Dịch vụ y tế được tăng cường và các chiến dịch truyền thông đại chúng được thực hiện. Chương trình hỗ trợ của các cơ quan Liên Hợp Quốc trong phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm người đã được chia thành 2 giai đoạn và tiến hành gồm 3 hợp phần chính: Nông nghiệp, Y tế, Truyền thông. Chương trình thu hút sự tham gia của nhiều cơ quan quốc tế: FAO, UNDP, WHO, UNICEF,…
Giai đoạn 1 của chương trình ti n h nh t 1 2 5 đ n 07/2006. FAO, WHO, UNICEF và UNDP cộng tác trong Chương trình phối hợp với Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ Giai đoạn khẩn cấp 1, mục tiêu là: “Tăng cường quản lý trường hợp khẩn cấp của y tế cộng đồng tại Việt Nam – tập trung vào phòng và kiểm soát các mầm bệnh tiềm tàng của đại dịch, trong đó có cúm gia cầm”.
Viện trợ cho Giai đoạn 1 khoảng 7.59 triệu USD viện trợ trực tiếp. Hỗ trợ kỹ thuật trong nước và quốc tế sẽ được cung cấp bởi FAO, WHO, UNICEF, và UNDP [105]. Các nguồn lực cơ bản được phân bổ cho trang thiết bị và hỗ trợ cho các chiến dịch tiêm vác-xin.
Giai đoạn 2 chương trình h i h h nh động t 2 6 đ n 2010. Từ 17-28/4/2006, Hơn 25 chuyên gia của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, các cơ quan của LHQ (WHO, FAO, UNDP, và UNICEF) và các đơn vị khác, đã xem xét và xây dựng thêm cho Chương trình
bản “Dự thảo cuối cùng”. Bản thảo này được thông qua Chính phủ Việt Nam vào ngày 31/5/2006 như khuôn khổ huy động nguồn lực quốc gia và hỗ trợ quốc tế để chống dịch cúm gia cầm.
Tổng chi phí ước tính của Chương trình phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc để chống lại dịch cúm gia cầm là 23.1 USD trong vòng 5 năm cho Giai đoạn 1 và 2 kết hợp [105].
UNICEF với vai trò là cơ quan điều phối các hoạt động truyền thông thay đổi nhận thức và thay đổi hành vi phòng chống cúm gia cầm. Vì các hoạt động truyền thông là bộ phận xuyên suốt và không thể tách rời trong cuộc chiến chống dịch cúm gia cầm ở Việt Nam, nên việc thực hiện một chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi có hiệu quả vẫn là ưu tiên của Chương trình Phối hợp.
UNICEF, trên cơ sở phát huy thành công của chiến dịch truyền thông trước đó, đã hỗ trợ xây dựng một chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức mới mang tính sáng tạo và năng động với sự tham gia của nhiều ngành, nhiều kênh và nhiều nhóm đối tượng. Với một chủ đề rất thuyết phục và thống nhất “Chung sức vì một Việt Nam không cúm gia cầm”, chiến dịch này đòi hỏi phải có hành động tích cực, quan hệ đối tác chặt chẽ và tính bền vững, được coi là những đường hướng căn bản của chương trình. Chiến dịch đã tạo ra những sản phẩm truyền thông có hình ảnh đẹp mắt, màu sắc tươi tắn, chữ đậm nét và thông điệp rõ ràng. Chiến lược tổng thể áp dụng phương thức tiếp cận đa tầng, trong đó có các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh và báo viết) được tăng cường thêm bởi các hoạt động truyền thông trực tiếp.
Hình 2.1. Một trong những sản phẩm truyền thông của chiến dịch.
Đào tạo được xác định là hoạt động chính để thiết lập một mạng lưới cán bộ truyền thông thay đổi hành vi trên toàn quốc có năng lực truyền đạt các thông điệp về cúm gia cầm trong mạng lưới. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng để giúp Việt Nam chuyển từ giai đoạn đối phó khẩn cấp sang giai đoạn xây dựng năng lực dài hạn về phòng chống cúm gia cầm. UNICEF còn hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, nhân viên trong các cơ quan chính phủ, các cán Bộ Y tế cộng đồng, các cán bộ khuyến nông, các cán bộ giáo dục về sức khỏe trong trường học và ở cơ sở, và các cán bộ truyền thông ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã.
UNICEF thường xuyên theo dõi và đánh giá các hoạt động truyền thông về phòng chống cúm gia cầm nhằm đảm bảo cho các hoạt động truyền thông mang lại tác động và hiệu quả. Văn phòng UNICEF đã hỗ trợ triển khai ứng dụng bộ tài liệu hướng dẫn về theo dõi và đánh giá được xây dựng ở cấp khu vực, nhằm tạo ra khuôn khổ cho các hoạt động theo dõi, đánh giá về phòng chống cúm gia cầm.
Để tăng cường chiến lược truyền thông dựa trên các minh chứng thực tế và xây dựng một khuôn khổ nghiên cứu về cúm gia cầm, UNICEF đã tiến
tin, giáo dục, truyền thông, đánh giá chiến dịch truyền thông và đánh giá nhu cầu đào tạo. UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng các chỉ số quốc gia để theo dõi sự thay đổi hành vi và tác động của các hoạt động truyền thông.
Ngày 14/1/2009, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và UNDP đã tổ chức Hội nghị Chương trình chung của Chính phủ hợp tác với các cơ quan Liên Hợp Quốc về phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm người ở Việt Nam. Trong hội nghị, UNICEF đã cho biết Hợp phần truyền thông đã giải ngân được 315 nghìn USD, đạt tỷ lệ 78% trong ngân sách dự trù năm 2009. Hợp phần đã giúp làm thay đổi hành vi của nông dân thông qua những mô hình kiểm soát cúm gia cầm do nông dân làm chủ. Đến nay, 83% cán bộ thú y cấp xã của Việt Nam đã được tiếp nhận kiến thức từ các khóa tập huấn, trong số đó có 71% đã biết ứng dụng hiệu quả các kiến thức được học vào trong thực tế phòng chống cúm gia cầm. 88% cán Bộ Y tế cấp xã đã được tập huấn kỹ năng phát hiện cúm H5N1 trên người, trong số này có 62% đã biết áp dụng kiến thức vào công việc một cách hiệu quả. [47] Tuy nhiên, hiện năng lực điều phối thay đổi hành vi ở các cấp chính quyền cơ sở trong phòng chống dịch bệnh còn rất hạn chế. Tầm nhìn truyền thông năm 2010 cần hướng đến giúp người dân hiểu sâu hơn về cách tiếp cận “Y tế sinh thái” và hiện thực hóa các phương pháp tiếp cận trong bối cảnh Việt Nam. Ở Việt Nam, nông dân thường xuyên tiếp xúc rất gần với vật nuôi, làm thế nào để phòng tránh những nguy cơ về sức khỏe trong quá trình sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y ghi nhận, mỗi hợp phần hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đều đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở Việt Nam.