Phòng chống tai nạn, thương tíc hở trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của UNICEF tại việt nam (Trang 65 - 72)

2.1. Lĩnh vực y tế, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em

2.1.4. Phòng chống tai nạn, thương tíc hở trẻ

Những nghiên cứu về sức khỏe trẻ em hiện nay cần đề cập đến một chủ đề đặc biệt là vấn đề tai nạn thương tích đối với trẻ em. Theo khảo sát thực trạng, kết quả nghiên cứu cho thấy: tai nạn thương tích của trẻ hiện nay chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 3 năm (2005 - 2007), số trẻ em và vị thành niên bị tai nạn thương tích là 556.891 trường hợp, hơn 22.000 em đã tử vong. Từ năm 2001, đã có một nghiên cứu về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam được tiến hành dưới sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và Trường Đại học Y tế công cộng. Những kết quả nghiên cứu về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam trên diện rộng, cùng với những nghiên cứu gần đây và những dữ liệu thu thập được của Bộ Y tế năm 2006 đã giúp cho cộng đồng xã hội thấy được một bức tranh toàn cảnh về quy mô, mô hình và nguyên nhân tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam. Năm 2006, có 7.198 trẻ trong độ tuổi từ 0-19 tuổi tử vong bởi những tai nạn thương tích có thể phòng tránh được. Một bản điều tra theo vùng của Liên minh vì sự an toàn của trẻ em tiến hành năm 2007 cho biết, tương ứng với 1 trẻ tử vong thì có 12 trẻ nằm viện hoặc thương tật vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm sóc y tế hoặc không đi học, đi làm do tai nạn thương tích. [52] Năm 2008, số trẻ em bị chết đuối tăng 5,6% và số trẻ em chết do tai nạn giao thông tăng 1,8% so với năm 2007. Theo báo cáo của các Sở LĐ-TB&XH, trong năm 2008 toàn quốc có gần 76 nghìn trường hợp tai nạn thương tích ở trẻ em, chủ yếu là ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2009 cả nước xảy ra trên 75.000 trường hợp tai nạn thương tích trẻ em. [24] Tai nạn thương tích xảy ra đối với cả trẻ em nam và nữ, nhưng trẻ em nam bị tai nạn thương tích cao hơn trẻ em nữ. Tai nạn đối với nhóm 15-18 tuổi thường gây ra hậu quả nặng nề nhất. Địa

điểm thường xảy ra tai nạn lại là ở gia đình – nơi được cho là an toàn đối với các em.

Tai nạn thương tích mà trẻ thường gặp nhất là bỏng, đuối nước, tai nạn giao thông, ngã và điện giật, trong đó tai nạn giao thông và đuối nước là nguyên nhân chính gây tử vong ở lứa tuổi sơ sinh cho đến vị thành niên. Đuối nước chiếm 50% nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích, số lượng cao nhất ở nhóm 5 đến 14 tuổi (năm 2007 là 1.837 trường hợp; năm 2008 có 3.500 trẻ em và thanh niên trong độ tuổi 0-19 tử vong; năm 2009, số trẻ chết đuối chiếm 46% tỷ lệ trẻ em tử vong do tai nạn thương tích), tỷ lệ ở nam cao gấp 2 lần so với nữ và cao nhất là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các chuyên gia nhận định, việc Việt Nam có đường bờ biển kéo dài, hệ thống sông, suối, ao, hồ chằng chịt, trong khi nhiều gia đình xây nhà sát nguồn nước mà không có rào chắn, thiếu sự giám sát của người lớn và không có lực lượng cứu hộ kịp thời đã làm tăng nguy cơ tử vong do đuối nước ở trẻ em. Địa phương có số trẻ em tử vong do đuối nước cao là Thanh Hoá 535 trường hợp, tiếp đó là tỉnh Nghệ An 449 trường hợp, Nam Định và Hà Tây mỗi tỉnh 220 trường hợp, Đắc Lắc 208 trường hợp và Đồng Tháp 202 trường hợp. Tính theo khu vực thì Đồng bằng sông Hồng có số lượng trẻ em, học sinh tử vong do đuối nước cao nhất (793 trường hợp), tiếp đó là vùng Bắc Trung bộ (710 trường hợp), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (657 trường hợp)[90]. Tại hội thảo quốc gia “ Định hướng công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đến năm 2020” do Bộ Lao động thương binh Xã hội phối hợp cùng WHO và UNICEF tổ chức, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) bác sĩ Nguyễn Trọng An cho biết khoảng 53% các trường hợp đuối nước xảy ra trong các hoạt động ngoài trời khi trẻ chơi gần nhà. Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em bị tử vong do đuối nước cao nhất trong khu vực. Hơn 24% tổng số trẻ em tử vong vì tai

nạn thương tích là do tai nạn giao thông. Có khoảng 21% số nhập viện do tai nạn giao thông là trẻ từ 0 đến 19 tháng tuổi. Theo Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, mỗi năm trung bình có khoảng 12.000 người bị chết và trên 20.000 người bị thương do tai nạn giao thông, trong đó trẻ em chiếm khoảng 35%. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc: tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của nhóm trẻ từ 15 đến 19 tuổi. Mặc dù ngã không là nguyên nhân gây tử vong lớn ở trẻ em nhưng nó lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, đặc biệt là chấn thương sọ não, cột sống ở trẻ. Đối tượng gặp tai nạn thương tích do ngã chủ yếu là nam và thấp nhất ở nhóm trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi). Theo số liệu của Bộ Y tế, năm 2008, bỏng là nguyên nhân của 1,7% số trường hợp tai nạn thương tích không tử vong và 1,9% số trường hợp tai nạn thương tích tử vong trong đó bỏng chất lỏng là nguyên nhân chủ yếu chiếm 83,5% và 50% xảy ra ở nhóm 1- 4 tuổi và thường xảy ra trong nhà. Một nguyên nhân khác gây ra tỉ lệ chết cao nhưng không có tình trạng tàn tật vĩnh viễn đó chính là ngộ độc. Có nhiều dạng ngộ độc: thực phẩm (40%), khí hay khói (15%), ngộ độc dược phẩm (10%), chất độc lỏng, thuốc trừ sâu (4%). Ngộ độc thường diễn ra cao nhất ở trẻ sơ sinh, giảm dần đến nhóm 14 tuổi trước khi tăng lên dần ở nhóm 15-19 tuổi. Và một nguyên nhân không thể không nhắc đến là tai nạn thương tích do súc vật cắn. Đây là nguyên nhân gây tai nạn thương tích không tử vong phổ biến thứ hai sau ngã, nó thường xảy ra khi trẻ bị chó, mèo, rắn cắn và ong đốt. 80% các trường hợp súc vật cắn phải nhập viện và khoảng 4% dẫn đến những tàn tật vĩnh viễn. [41] Theo ước tính của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB): Nền kinh tế Việt Nam hàng năm mất khoảng 30.000 tỷ đồng để chi phí cho các dịch vụ cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng, mất khả năng lao động do cả tử vong và cả bệnh tật gây ra.

Nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích thì nhiều, trong đó có sự thiếu quan tâm, chăm sóc, sự vô ý của người lớn. Nhận thức của các cấp và cộng

đồng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em lại hạn chế, cán bộ địa phương thiếu kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu và phòng chống tai nạn thương tích. Ngay tại thủ đô Hà Nội cũng chỉ có 4% trường hợp tai nạn thương tích được chăm sóc sơ cứu đúng cách trước khi chuyển đến bệnh viện.

Các Mục tiêu thiên niên kỷ về giảm 2/3 tỷ lệ trẻ tử vong vào năm 2015 sẽ không đạt được nếu Việt Nam không giảm được số trẻ tử vong do tai nạn thương tích. Trẻ em được bảo vệ khỏi bệnh truyền nhiễm nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng cho trẻ đã được ưu tiên, giáo dục cho trẻ đã được đầu tư, nhưng những thành quả này sẽ bị phá hoặc mất đi khi trẻ bị thương tích và tử vong. “Tai nạn thương tích trẻ em đang trở nên đáng báo động, ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. Các quốc gia như Việt Nam cần chú trọng và nhận thức nghiêm túc về tầm quan trọng của vấn đề này. Chúng ta có thể cứu được nhiều mạng sống nhờ thực hiện các biện pháp phòng ngừa”, cán bộ chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em của UNICEF nhấn mạnh tại Lễ công bố báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam do Bộ LĐTB&XH phối hợp với UNICEF tổ chức ngày 15/4/2010 tại Hà Nội. [41] Vì thế việc xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia toàn diện và triển khai dưới sự điều phối chung của một bộ chủ đạo là hai vấn đề chiến lược cần được quan tâm.

Trước những hậu quả báo động về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thiết thực để giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ như: năm 2001 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tích giai đoạn 2002-2010. Đến nay, sau hơn 9 năm triển khai, có 43 tỉnh, thành phố thành lập Ban điều hành thực hiện Chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tích; hơn 50 Sở LĐ- TB&XH các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch hành động về phòng chống tai nạn thương tích...; Quyết định của Bộ Y tế triển khai cộng đồng an toàn

trên toàn quốc (2006); Quyết định của Bộ Giáo dục về triển khai trường học an toàn (2007); Nghị quyết 32 về việc đội mũ bảo hiểm bắt buộc (năm 2007 và bổ sung quy định mới đối với trẻ em được ký năm 2010); Quy chuẩn xây dựng “Nhà ở và công trình công cộng an toàn sinh mạng và sức khỏe” bao gồm quy định an toàn cho trẻ của Bộ Xây dựng và Bộ LĐ-TB-XH (2008); Kế hoạch hành động liên ngành về Phòng chống đuối nước trẻ em của Bộ LĐ- TB-XH (2009). Từ năm 2003 đến năm 2010, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đặc biệt là UNICEF, Việt Nam đã đầu tư kinh phí khoảng 2 triệu USD cho công tác phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em Tuy nhiên số lượng tai nạn thương tích ở trẻ em vẫn chưa giảm.

Từ năm 2001, UNICEF đã cam kết hỗ trợ chính phủ Việt Nam giảm thiểu số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích. Trong hơn gần 10 năm qua, UNICEF đã hỗ trợ trong 5 lĩnh vực chính:

- Nâng cao nhận thức của người dân và vận động sự tham gia của xã hội. Để nâng cao nhận thức của người dân và góp phần phòng tránh thương tích ở trẻ em, UNICEF phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng và Chính phủ xây dựng một kế hoạch truyền thông toàn diện nhằm vào nhiều đối tượng, như các bậc cha mẹ, các cán bộ ra quyết định, trẻ em, lứa tuổi vị thành niên và một vài dân tộc thiểu số. Ở những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bom mìn và các vật liệu nổ còn sót lại, hiện đang triển khai các hoạt động giáo dục về nguy cơ do bom mìn gây ra.

Ngày 23/5/2008, UNICEF phối hợp với Bộ LĐTB&XH phát động chiến dịch “Phòng chống Đuối nước trẻ em”. Trong chiến dịch, UNICEF đã thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống đuối nước, đồng thời huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng trong phòng chống đuối nước trẻ em. Năm 2009, UNICEF phối hợp với Bộ Y tế và Ủy ban An toàn giao thông

Quốc gia đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Điển hình là các hoạt động phối hợp triển khai tại 6 tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ và Đồng Tháp. Tại các địa phương này, UNICEF đã thực hiện đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực đông trẻ em; tiến hành chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy; tổ chức các cuộc thi về đề tài An toàn giao thông cho trẻ; Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương; huấn luyện các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn giao thông; hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông; tổ chức các cuộc hội thảo về việc thi hành pháp luật An toàn giao thông.

- Áp dụng các kinh nghiệm, tập quán hay.

UNICEF hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện mô hình phòng ngừa thương tích ở trẻ em tại sáu tỉnh (72 xã). Mô hình này bao gồm các hoạt động như truyền thông thay đổi hành vi, phát triển kỹ năng và cải thiện môi trường nhằm mục tiêu xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em, ngôi trường an toàn cho trẻ em và cộng đồng an toàn. Chương trình này cũng sẽ xác định các công cụ bảo vệ an toàn cho trẻ em có hiệu quả chi phí và kêu gọi đưa các công cụ này vào luật mới về an toàn. UNICEF còn hỗ trợ Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động hè cho trẻ em và lứa tuổi vị thành niên, khắc phục tình trạng các bậc cha mẹ chưa quan tâm giám sát đầy đủ đối với con em mình. Ở một số vùng triển khai dự án, trẻ em còn được học bơi và các kỹ năng cứu hộ - một trong những cách thức ngăn ngừa chết đuối hiệu quả nhất.

Hiện nay, UNICEF cũng đang phối hợp với Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm chương trình dạy bơi cho học sinh tại một số tỉnh có nguy cơ đuối nước cao như Đồng Tháp, An Giang, Đà Nẵng và tại các tỉnh dự án của UNICEF/Bộ Y tế bao gồm Cần Thơ, Hải Phòng và Hải Dương. Tại Hội thảo “Xây dựng kế hoạch dạy bơi thí điểm trong trường tiểu học” tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng vào tháng 12 năm 2009, đại diện UNICEF khẳng định: “Hội thảo với mục đích tìm ra được giải pháp khả thi nhất để đưa được môn bơi vào dạy trong hệ thống trường học, giúp các em sớm được tiếp cận với bơi lội, được học bơi và có thể đối phó với rủi ro bất ngờ gặp phải để các em có thể tự bảo vệ được chính mình” [90]

- Xây dựng năng lực.

UNICEF hỗ trợ chính quyền các cấp xây dựng năng lực thiết kế, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động phục vụ cho việc phòng ngừa thương tích ở trẻ em với một số hoạt động xây dựng năng lực cụ thể: Cùng với các đối tác như WHO và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển, UNICEF hỗ trợ Chính phủ tăng cường hệ thống giám sát thương tích; UNICEF hỗ trợ các cơ quan như Viện Bỏng Quốc gia và Trung tâm Phòng chống ngộ độc tăng cường năng lực phòng ngừa và điều trị bỏng và ngộ độc thông qua các hoạt động đào tạo; UNICEF hỗ trợ các tổ chức quần chúng và các cơ quan Chính phủ như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ giải quyết vấn đề thương tích ở trẻ em trong phạm vi hệ thống và nguồn lực sẵn có của họ; UNICEF hỗ trợ Chính phủ tăng cường công tác điều phối các hoạt động khắc phục nguy cơ bom mìn.

- Nghiên cứu.

UNICEF hỗ trợ cho Chính phủ trong công tác thu thập thêm thông tin, dữ liệu về các khía cạnh của vấn đề thương tích ở trẻ em.

UNICEF ủng hộ mạnh mẽ việc đưa các biện pháp phòng ngừa thương tích ở trẻ em vào các văn bản quan trọng của Chính phủ, như Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội và các diễn đàn quan trọng như các Hội nghị Tư vấn của các nhà tài trợ. UNICEF đã tăng cường hợp tác với Quốc hội (cụ thể là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng) để xác định những khoảng trống trong hệ thống pháp lý và hoàn thiện các bộ luật và quy chế về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của UNICEF tại việt nam (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)