6. Kết cấu luận văn
2.4 Những thuận lợi và hạn chế trong việc phát triển hoạt động du lịch đêm tạ
tại thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Thuận lợi
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và khá hấp dẫn (như đã trình bày ở Chương 2, mục 2.2), thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch đêm nói riêng.
Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được nhiều tên tuổi lớn như khi nhắc tới doanh nghiệp du lịch Việt Nam, không thể không nhắc đến những thương hiệu Saigontourist, Bến Thành Tourist, Vietravel, VYC, Du lịch Hòa Bình; các
khách sạn Rex, Majestic, Grand, Đệ Nhất... và còn rất nhiều tên tuổi khác của ngành Du lịch thành phố đã và đang có chỗ đứng xứng đáng trong lòng du khách.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu cả nước. Là địa phương đi đầu trong việc đề ra các giải pháp phát triển du lịch liên quan đến đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà điểm nhấn là chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị” - sản phẩm du lịch lần đầu tiên xuất hiện trong cả nước. Bên cạnh đó, còn tập trung triển khai Chương trình du lịch đường sông, Chương trình nghệ thuật phục vụ khách du lịch,
Chương trình dịch vụ đạt chuẩn du lịch… Công tác quảng bá xúc tiến du lịch nhằm giới thiệu điểm đến và các sản phẩm du lịch của thành phố đến với du khách trong và ngoài nước được tăng cường. Việc tổ chức các sự kiện được chú trọng với các hoạt động thiết thực, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và du khách, trong đó điểm nhấn là các sự kiện như: Đường hoa Nguyễn Huệ - Lễ hội Bánh tét;
Ngày hội Du lịch; Lễ hội Trái cây Nam bộ, Triển lãm Quốc tế Du lịch ITE, Liên
hoan Ẩm thực “Món ngon các nước”… không ngừng được đổi mới về cách thức
tổ chức, nâng cao chất lượng và dần trở thành một thương hiệu, nét riêng độc đáo của du lịch thành phố.
2.4.2 Hạn chế
Thành phố Hồ Chí Minh đang dần mất đi vị thế đầu mối của du lịch Việt Nam. Những năm trước, khách bay thẳng đến thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu di chuyển dài ngày để tham quan khắp Việt Nam. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam ngày càng kém, nên hành trình tour dài ngày cũng bị rút ngắn. Cộng với kinh tế khó khăn, tour dài ngày cũng không còn là lựa chọn trước nhất. Đối với du khách quốc tế đặt mục tiêu nghỉ dưỡng và tham quan danh thắng, thì thành phố Hồ Chí Minh không phải là ưu tiên.
Thành phố Hồ Chí Minh chưa phát huy hết trong hoạt động quảng bá xúc tiến, còn thiếu kênh thông tin quan trọng. Chẳng hạn, khách đến thành phố Hồ Chí Minh muốn lựa chọn sản phẩm du lịch như: chọn tour, giá cả, phương tiện… không biết
tìm ở đâu. Không có một kênh thông tin, một ấn phẩm tạp chí nào đầy đủ về vấn đề này, kể cả các bảng quảng cáo giới thiệu cũng ít ỏi và thiếu thông tin.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp du lịch, các quận, huyện trong thành phố với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố chưa có sự đồng bộ. Năm 2007, các doanh nghiệp du lịch muốn tổ chức một hội chợ ngành du lịch để giới thiệu mình ra thế giới, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố lại không muốn làm. Trong khi muốn thu hút khách, muốn xác định vị trí cạnh tranh với các thành phố khác của các nước, phải có thông điệp chuyển cho du khách, thông điệp đó phải chuyển tải được thông tin của thành phố và đặc thù của sản phẩm giới thiệu. Hay như thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị được gom những cơ sở kinh doanh nhạy cảm này vào một khu vực vì thành phố cho rằng tình hình mại dâm trên địa bàn diễn biến phức tạp, không chỉ bằng hành vi giao cấu giữa kẻ mua và người bán tại khách sạn hoặc một số nhà hàng, vũ trường, karaoke mà phổ biến là việc khiêu dâm, kích dục tại các điểm từ bình dân đến cao cấp, núp bóng quán cà phê, tiệm hớt tóc gội đầu, xông hơi, xoa bóp, y học cổ truyền... Tuy nhiên, các quận, huyện không muốn gom các điểm kinh doanh ngành nghề nhạy cảm về một khu vực vì sợ nảy sinh các phố đèn đỏ trên địa bàn mình. Trong khi nếu được quy hoạch và quản lý tốt như Thái Lan, dịch vụ này sẽ tăng nguồn thu đáng kể cho ngành Du lịch thành phố.
Một khó khăn nữa của ngành Du lịch thành phố là sản phẩm du lịch chưa đổi mới, thiếu tính cạnh tranh. Sự hấp dẫn giá rẻ so với các nước cũng không còn nữa.
Hiện nay thành phố vẫn chưa có biện pháp kéo du khách quay lại lần sau. Chỉ 46% du khách tham gia cuộc khảo sát của tác giả cho biết họ sẽ quay trở lại thành phố Hồ Chí Minh, 17% du khách khẳng định là họ sẽ không quay trở lại và 37% du khách còn đang lưỡng lự, không biết có nên quay trở lại hay không. Phân tích nguyên nhân, các nhà làm du lịch cho rằng ngoài việc thành phố chưa làm mới sản phẩm, còn có những quy định tự trói mình. Chẳng hạn, việc quy định giờ đóng cửa các khu vui chơi là một hạn chế lớn. Những nơi thăm thú du khách chỉ đi một hai lần, còn lại những dịch vụ khách thường sử dụng có thể là mua sắm và vui chơi về
ban đêm. Với việc đóng cửa các điểm vui chơi vào lúc 24 giờ, thành phố đã tạo rào cản ngăn khách du lịch đến.
Mỗi thị trường du khách có những đặc điểm và nhu cầu riêng, có thị trường khách rất thích thú khi đi dạo quanh thành phố hoặc tham quan danh lam thắng cảnh, thị trường khác mong muốn tìm hiểu di tích lịch sử, khảo sát thị trường hoặc hào hứng với các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm, có thị trường du khách chỉ thích nghỉ dưỡng, hòa mình trong môi trường sinh thái… Hiện tại chúng ta đang thiếu giai đoạn phân khúc thị trường khách hàng mục tiêu, tất cả các chương trình chiêu thị, sản phẩm hiện có của chúng ta đều không nhằm vào phân khúc thị trường khách hàng rõ ràng nào. Do vậy, tính hiệu quả trong các chương trình chiêu thị cũng như tạo niềm hứng khởi của khách hàng rất hạn chế. Chúng ta vẫn biết rằng, mỗi du khách ở mỗi quốc gia và ở các độ tuổi khác nhau đều có nhu cầu, mong muốn, sở thích… khác nhau, nhưng để làm thế nào tiếp cận từng phân khúc này thì chúng ta chưa tiến hành nghiên cứu sâu rộng.
Trong khi đa phần du khách thích những hoạt động biểu diễn văn hóa có chiều sâu và mang đặc trưng của Việt Nam. Chúng ta cũng chưa có những trung tâm biểu diễn đặc trưng như võ thuật, nghệ thuật, các trung tâm kịch nghệ trình diễn có bài bản, hệ thống, có tính khái quát hoặc chuyên sâu về lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
Hiện nay, chúng ta đang có rất nhiều các đơn vị cung ứng, tuy nhiên để kiểm soát được chất lượng thì lại không có quy định chuẩn nào, mỗi doanh nghiệp đều có cam kết riêng với khách hàng. Phần lớn các doanh nghiệp không chuyên thường chỉ quan tâm đến làm sao để thuyết phục được du khách hiện tại (du khách đã đến) tham gia trong tour của họ mà không cần quan tâm tới việc làm gì và làm như thế nào để những du khách này tiếp tục quay lại, vì thực tế không ai bắt họ phải làm điều này. Theo họ đây thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp Nhà nước. Cùng một chương trình tour, cùng một chất lượng dịch vụ đăng ký nhưng mỗi nhà cung cấp giới thiệu một loại giá khác nhau. Điều này dẫn tới du khách có cảm giác không biết đâu là thật, đâu là giả. Nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua và quyết định đặt lòng tin của du khách. Chúng ta không thể chứng minh cho
bạn bè quốc tế rằng chúng ta đang làm du lịch chuyên nghiệp nếu như cứ để tình trạng này xảy ra.
Vấn đề nóng nhất hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển du lịch vẫn là sự bất ổn trong môi trường du lịch. Tình trạng cướp giật, móc túi, mất an ninh trật tự đã ảnh hưởng tới khách du lịch và hình ảnh du lịch Việt Nam.
Hiện nay lực lượng của Sở còn thiếu, chỉ riêng đội ngũ cán bộ để thực hiện thanh tra, kiểm tra trực thuộc Sở cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Công tác quản lý hoạt động du lịch tại chính quyền địa phương còn yếu nên nhiều trường hợp vi phạm pháp luật vẫn diễn ra. Bên cạnh đó, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có hơn 40.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Trong đó tỉ lệ lao động được đào tạo mang tính chất quốc tế chỉ chiếm gần 5%. Đây là con số rất khiêm tốn so với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng ngành Du lịch để đáp ứng lượng khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh ngày một tăng.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương này giới thiệu khái quát về hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh và các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh phát triển hoạt động du lịch đêm. Tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển, cùng với các chính sách thúc đẩy hoạt động du lịch đã giúp cho thành phố Hồ Chí Minh trở thành nơi hoạt động du lịch phát triển mạnh nhất so với các địa phương khác trong cả nước.
Chương 2 cũng đánh giá được thực trạng phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra những thuận lợi và hạn chế trong việc phát triển hoạt động du lịch đêm để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong đề án “Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025”, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng đang xây dựng và lấy ý kiến các sở, ngành về “Quy hoạch phát triển du lịch thành phố trong giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2025”. Đây là quy hoạch mang tính chiến lược nhằm phát triển ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất cả nước đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững.
Từ năm 2011, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã định hướng phát triển sản phẩm với chương trình trọng tâm, đó là:
- Chương trình du lịch đường sông. Từ tháng 6 năm 2013, Saigontourist đã triển khai 7 tuyến du lịch đường sông xuất phát từ bến Bạch Đằng đến các điểm: Đại lộ Đông Tây; Khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Bình Quới, Nhà vườn Long Phước (Quận 9), Địa đạo Củ Chi, Đồng bằng sông Cửu Long – Long An; Cần Giờ. TP.HCM với lợi thế có 2 con sông chảy qua là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, kết nối với hệ thống kênh rạch trên địa bàn thành phố, tạo nên tuyến đường sông dài hơn 900 km. Với những tiềm năng, những đặc trưng riêng có như: vẻ đẹp dọc 2 bên bờ sông, có những nhà vườn, phố thị phong phú, văn hóa ẩm thực, văn hóa truyền thống… là điều kiện rất hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Với sự kết hợp các dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực, văn hóa,… du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành loại hình du lịch mới, hấp dẫn du khách nội địa và quốc tế đến với thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” tập trung cho việc lấy ý kiến đóng góp cho việc triển khai các chương trình tiếp theo để giới thiệu tính đa dạng của các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng, nâng cao chất lượng bình
chọn. Bên cạnh đó tiếp tục quảng bá kết quả bình chọn chương trình thông qua các ấn phẩm như sách giới thiệu, bưu thiếp, đĩa VCD, USB…
- Chương trình Dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được tập trung cho công tác phát triển mới các điểm mua sắm đạt chuẩn kết hợp với việc khảo sát nhu cầu mua sắm của khách du lịch trên địa bàn thành phố. Hệ thống các Dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch hiện nay đang tập trung ở các loại hình dịch vụ như sau: Trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp; Thủ công mỹ nghệ, gỗ, sơn mài; Thời trang, lụa tơ tằm, may đo; Kim hoàn, nữ trang; Sản phẩm thêu tay (tranh, quần áo, drap,…), tranh cát; Thời trang trẻ em; Giày da thời trang; Kinh doanh hàng miễn thuế; Nhà hàng (trong các khách sạn - khu du lịch - trung tâm thương mại – trung tâm mua sắm, các nhà hàng đặc sản) và các cơ sở ăn uống trên địa bàn thành phố. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã xét chọn và cấp biển hiệu của chương trình cho 108 cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố, bao gồm 67 cơ sở mua sắm và
41 cơ sở ăn uống.
Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh phát triển mạng lưới chương trình
Dịch vụ du lịch đạt chuẩn bao gồm các điểm mua sắm và ăn uống đạt chuẩn du lịch và vận động tham gia bình chọn, phối hợp quảng bá chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị”.
Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố cũng đang xây dựng và hoàn thiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng như: “Hoạch định và phát triển khu phố du lịch Phạm Ngũ Lão”; “Phát triển du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minhvà phụ cận”…
Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố cũng tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng, sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố thông qua việc lựa chọn và biểu dương các dịch vụ hàng đầu để giới thiệu, quảng bá rộng rãi tới du khách trong và ngoài nước. Đồng thời duy trì, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và từng bước đưa vào khai thác các sản phẩm, các chương trình du lịch
mới gắn với thế mạnh của thành phố như du lịch mua sắm, du lịch đường sông, du lịch lịch sử, văn hóa…
Ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh phải đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, độc đáo, bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch thế mạnh, chú ý xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minhcũng xác định những phương hướng cần triển khai khác như: tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị đến du khách, đặc biệt là các thị trường tiềm năng; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch, phối hợp trong phát triển du lịch với các địa phương trong nước, các quốc gia trong khu vực; giới thiệu hình ảnh, điểm đến thông qua nhiều kênh tuyên truyền; tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức du lịch quốc tế…
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh
3.2.1.Quảng bá hình ảnh du lịch đêm thành phố Hồ Chí Minh
- Phổ biến “cẩm nang du lịch” tại các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, qua đó cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế…