6. Kết cấu luận văn
1.2. Phát triển hoạt động du lịch đêm
1.2.5. Sản phẩm du lịch đêm
Đề cập đến bất cứ hoạt động kinh doanh nào chúng ta cũng không thể không nhắc đến sản phẩm của hoạt động đó.
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và làm thỏa mãn các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Nhiều người nói rằng, đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả sẽ có bấy nhiêu định nghĩa về sản phẩm du lịch.
Michael M.Cotlman cho rằng: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất, hữu hình và vô hình. sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”. Nói cách khác, sản phẩm du lịch là tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau nhằm cung cấp cho khách du lịch những kinh nghiệm về du lịch tương đối trọn vẹn và sự hài lòng.
Trong cuốn Giáo trình “Kinh tế du lịch”, tác giả Nguyễn Văn Đính và Trẩn Thị Minh Hòa có định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [6, tr.31].
Trong Luật Du lịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2005, chương 1, điều 4 định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [21, tr.2].
Dựa vào định nghĩa trên ta có thể nêu khái niệm: Sản phẩm du lịch đêm là tập hợp các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của du khách khi đi du lịch vào ban đêm.