6. Kết cấu luận văn
2.2. Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí
2.2.1. Các điều kiện về tài nguyên du lịch của thành phố Hồ Chí Minh
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa – nhân văn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của một quốc gia hay một vùng bao gồm những tài nguyên tự nhiên hấp dẫn du khách, lôi cuốn mạnh mẽ họ tới đó để du lịch, như yếu tố địa hình, yếu tố khí hậu thích hợp với từng loại hình du lịch, hệ thực vật phong phú, độc đáo và các loài động vật đa dạng, điển hình cho vùng, tạo sự tò mò, quyến rũ đối với du khách, những vùng hồ, bãi biển, nguồn nước… cũng lôi cuốn du khách đến tham quan, nghỉ ngơi.
Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa – nhân văn của một vùng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc đón tiếp du khách, có thể để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa – nhân văn bao gồm các yếu tố như lòng hiếu khách, phong tục dân tộc, di sản văn hóa, kiến trúc địa phương, lễ hội, ẩm thực, chợ địa phương…
Đề tài này chỉ tập trung đến những tài nguyên du lịch hấp dẫn khách du lịch vào ban đêm tại thành phố Hồ Chí Minh.
(i) Tài nguyên du lịch tự nhiên Hệ thống sông ngòi
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất là sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ
vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km.
Hệ thống sông, kênh rạch không chỉ giúp thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu mà đây còn là những nơi tổ chức những chuyến du ngoạn đêm trên sông Sài Gòn với một loạt các tàu du lịch trên bến Bạch Đằng luôn sẵn sàng phục vụ du khách.
Khí hậu – nhiệt độ
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
Khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh rất thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm do khí hậu không có yếu tố bất thường, mưa thuận, gió hòa. Những giai đoạn khó khăn nhất của khí hậu cũng không cản trở hoạt động của du lịch. Tuy nhiên, cuối tháng 11, khi tổ chức các hoạt động du lịch cần tính đến phương án dự trù trời mưa, khách du lịch khi đi tham quan cần mang theo dù (ô) để đề phòng những cơn mưa bất chợt.
Hệ thống công viên cây xanh
Hệ thống công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố đã phát triển nhanh chóng. Cây xanh liên tục được trồng thêm để bổ sung, thay thế trên các tuyến đường cũ và trồng mới trên các tuyến đường vừa mở. Thống kê từ ngành chức năng thành phố cho thấy từ số lượng chỉ khoảng 8.000 cây xanh cách đây hơn 30 năm, đến nay con số đó đã tăng lên hơn gấp 10 lần với 83.000 cây xanh các loại.
Hệ thống công viên trong thành phố cũng có sự đầu tư, phát triển đáng ghi nhận. Trong những ngày đầu sau khi thống nhất đất nước vào tháng 4-1975, diện tích công viên thành phố khi ấy chỉ trên dưới 54ha, tập trung chủ yếu ở các quận trung tâm như quận 1, 3, 5; trong đó chỉ có hai công viên lớn là vườn Bách thảo và Tao Đàn. Giờ đây diện tích công viên đã là 120ha. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 20 công viên và đó đều là những địa chỉ văn hóa quen thuộc của người dân thành phố và cả du khách thập phương.
(ii) Tài nguyên du lịch văn hóa - nhân văn Dân cƣ
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2010, dân số thành phố là 7.382.287 người.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị. Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác, chủ yếu là từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Điều này góp phần làm nên đặc tính thân thiện, phóng khoáng và hiếu khách của người dân Sài Gòn.
Phân tích theo cơ cấu dân tộc: Người Việt (người Kinh) 6.699.124 người chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%, còn lại là các dân tộc: Khmer 24.268 người, Chăm 7.819 người... Tổng cộng có đến 52/54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố (chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống), ít nhất là người La Hủ chỉ có 01 người. Ngoài ra còn 1.128 người được phân loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia khác (India, Pakistan, Indonesia, France...). Cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh là cộng đồng người Hoa lớn nhất Việt Nam (bằng 50,3% tổng số người Hoa cả nước), cư trú khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.
Phân tích dân số theo tôn giáo: Căn cứ theo số liệu điều tra dân số năm 2009, 1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo. Trong đó những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%.
Chính điều này làm cho thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm hội tụ văn hóa của các dân tộc và các tôn giáo.
Văn hóa
Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố trẻ trung và hiện đại mới hơn 300 năm tuổi, song trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn -
văn hoá lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam.
Đặc điểm văn hoá Sài Gòn xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là sự thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Có thể nói, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khmer, Ấn… Rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Đó là các công trình: bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà hát lớn, trụ sở Uỷ ban nhân dân Thành phố, dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành…, hệ thống các ngôi chùa cổ như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên…; các nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; là sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hội văn hoá đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất phương Nam này.
Lễ hội và sự kiện du lịch
Hàng năm, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức rất nhiều lễ hội và sự kiện du lịch để thu hút và quảng bá hình ảnh của du lịch thành phố với khách du lịch trong nước và quốc tế. Dưới đây là một số lễ hội và sự kiện tiêu biểu:
Hội hoa Xuân Tao Đàn diễn ra hàng năm tại quận 1 là một trong những điểm
thu hút người dân thành phố và du khách vào những ngày đầu năm. Ngoài sắc mai vàng đặc trưng của Tết Nam Bộ, du khách còn chiêm ngưỡng những cành đào vốn chỉ bung sắc trong không khí xuân xứ rét, các khóm hoa rực rỡ sắc màu. Ngoài nét đẹp của muôn hoa, lễ hội cũng mang đến một loạt những hoạt động giàu tính truyền thống như múa lân, nặn tò he…
Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh do Sở Văn hóa, Thể thao & Du
lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức là sự kiện định kỳ diễn ra hàng năm. Ngày hội thực sự trở thành thương hiệu riêng của du lịch thành phố, địa chỉ đáng tin cậy, sân chơi lành mạnh, quy tụ và giới thiệu những thương hiệu du lịch hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh, những sản phẩm du lịch, dịch vụ, chất lượng không chỉ của thành
phố mà còn của các vùng miền trong cả nước, thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng.
Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước” đã trở thành một sự kiện văn hóa -
du lịch thường niên của thành phố Hồ Chí Minh vào mỗi dịp cuối năm. Qua ngày hội, du khách trong và ngoài nước có cơ hội tìm hiểu nền ẩm thực đa dạng, phong phú và hấp dẫn của Việt Nam với rất nhiều món ăn, thức uống, đặc sản từ các vùng miền. Chỉ cần đi một vòng quanh các gian hàng trưng bày bắt mắt, bạn có thể chu du tới nhiều quốc gia qua việc thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng nhất của họ. Mỗi một gian hàng đều thu hút du khách bằng cách riêng, thể hiện phong cách của đất nước, nơi xuất xứ món ăn ngon.
Đường hoa Nguyễn Huệ là tên gọi của đường Nguyễn Huệ thành phố Hồ Chí
Minh khi được trang hoàng vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, dành cho khách đi bộ thưởng ngoạn. Bắt đầu từ Tết Giáp Thân năm 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ mang diện mạo hoàn toàn mới, không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường toàn hoa được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân. Sắc hoa tại đường hoa Nguyễn Huệ là một điều không thể thiếu. Nhiều loại hoa khác nhau, từ những loài hoa quen thuộc đến những bông hoa quý đến từ Đà Lạt hay xa hơn như từ miền Bắc… đã được trưng bày tại đây. Tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu. Đường hoa Nguyễn Huệ là một công trình văn hóa du lịch có ý nghĩa của thành phố, mang lại sự rực rỡ cho thành phố mỗi dịp xuân về đồng thời cũng là địa chỉ vui chơi không chỉ của người dân thành phố mà còn của khách thập phương, của Việt kiều về nước và nhiều du khách nước ngoài.
Ẩm thực
Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua - mặn của miền Bắc, cái cay nồng của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được "cải
biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn…
“Ăn quận 5, nằm quận 3”… hay nói cho sát nghĩa hơn là "ăn ở China town" mới thực là thưởng thức được hết cái thứ ăn uống ở đất Sài Gòn. Tất nhiên China town không phải là nơi có đủ mọi thứ đặc sản, sơn hào hải vị của miền đất phương Nam hoặc là tất cả những món trân châu kỳ vị quốc tế nhưng điều đáng nói ở đây là ngoài cái tài làm bếp nấu ăn còn kèm theo cái bầu không khí vui nhộn, hào sảng, nghĩa hiệp, hiếu khách của người Hoa. Một cái gì đó rất đồng chất đồng điệu, rất Trung Hoa, rất Nam Bộ và cũng rất Sài Gòn.
Kiến trúc
Những công trình kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh mang cơ cấu Việt – Hoa – Châu Âu.
Kiến trúc thời Pháp để lại nhiều công thự đẹp, hài hòa với cảnh quan, trở thành một nét thanh lịch riêng của thành phố.
Các công thự này rất đa dạng, gồm từ trụ sở các cơ quan hành chính của thành phố cho đến các bảo tàng, nhà hát, trường học… thuộc khá nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Không ít những chi tiết của nghệ thuật Việt, Chăm, Khmer đã được đưa vào trang trí. Đặc biệt có những công trình kết hợp hài hòa kiến trúc phương Tây với những yếu tố bản địa thành một phong cách riêng gọi là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) hay trường Lê Hồng Phong…
Kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 cũng để lại một số công trình giá trị, trong đó nổi bật trào lưu kiến trúc "nhiệt đới" nghĩa là chú ý đến yếu tố khí hậu nhiệt đới, cùng khuynh hướng nỗ lực thể hiện văn hóa nghệ thuật dân tộc trong kiến trúc đương đại. Những công trình nổi tiếng có Hội trường Thống Nhất, Thư viện Khoa học Tổng hợp, một số chùa Phật giáo…
Thời mở cửa, kiến trúc Sài Gòn bùng nổ. Công trình mới đa dạng, từ những tòa nhà cao tầng đến biệt thự, nhà phố theo công nghệ mới và nhiều ý tưởng mới. Cao ốc hàng chục tầng được xây dựng, trong đó, cao nhất là tòa nhà Bitexco
Financial Tower 68 tầng, cao 262m. Tòa nhà này có hai điểm đặc biệt là có dáng vẻ bên ngoài như một búp sen, mang tính biểu tượng Việt Nam và một sân đỗ máy bay trực thăng nằm ở tầng 50 (độ cao 191m), vươn ra ngoài không gian 22m so với kết cấu tòa nhà, có thể tiếp nhận máy bay trực thăng từ 2 - 10 chỗ. Ngoài ra, tòa nhà có một vị trí đặc biệt là tầng 47 được dành làm nơi quan sát thành phố cho khách du lịch. Người dân và du khách có thể lên đây để ngắm cảnh quan thành phố ở độ cao gần 200m (có thu phí). Tòa nhà được xem là biểu tượng cho sự năng động của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
Những công trình cổ xưa đã trở thành di sản, thành phố vẫn tiếp tục mới mẻ và hiện đại với những tòa nhà mới như: cao ốc Diamond Plaza, tòa nhà Bitexco… Cũ và mới luôn hiện diện cùng nhau tạo nên một sắc thái rất riêng ở mảnh đất này và đó cũng là những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, chụp hình.
Nghệ thuật biểu diễn
Ở thành phố Hồ Chí Minh, múa rối nước đã trở thành loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc và là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều tầng lớp khán giả. Sau bức màn che, các nghệ sĩ đứng trong làn nước điều khiển các con rối một cách linh hoạt. Với các tiết mục vui nhộn phản ánh đời sống, sinh hoạt của nông dân Việt Nam, múa rối nước đã mang đến cho người xem nhiều bất ngờ và thán phục.
Nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa Việt, có phiên dịch song ngữ Anh - Việt làm du khách say sưa theo dõi và trầm trồ vỗ tay thán phục. Lắm du khách thưởng thức show diễn xong, cảm giác quá nhanh và ra về trong tâm trạng nuối tiếc. Khách du lịch quốc tế tới Việt Nam thích xem múa rối nước nên trong tour không thể thiếu múa rối nước.
Không chỉ riêng rối nước, các show diễn tại rạp xiếc kết hợp với múa rối cạn dành cho du khách đến tham quan thành phố cũng khá thu hút. Xiếc là nghệ thuật hình tượng, diễn tả bằng hành động do đó du khách các nước đều có thể xem và hiểu, bởi thế mỗi đêm diễn thường thu hút từ 300 - 500 khách, trong đó có một số công ty du lịch đặt hàng để đưa khách đi xem xiếc vào tour của họ. Rạp xiếc Công
viên 23-9 nằm tại trung tâm thành phố, trong khu phố Tây phường Phạm Ngũ Lão luôn thu hút đông lượng khách nước ngoài.