Cảm xúc và thái độ của sinh viên về QHTDTHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 98)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Cảm xúc và thái độ của sinh viên về QHTDTHN

Khi tìm hiểu “nhận thức của sinh viên về QHTDTHN” chúng tơi cũng đi vào tìm hiểu mặt cảm xúc và thái độ của sinh viên đối với QHTDTH. Nhận thức, thái độ cảm xúc có mối quan hệ với nhau. Đó là sự thống nhất bởi một người có nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc chưa chắc thái độ của họ cũng thống nhất với nhận thức. Ngược lại, một người có thái độ tốt thì có nhận thức đúng đắn hay khơng? Chính vì mối quan hệ này nên chúng tôi đã đưa vào những câu hỏi để kiểm tra về mặt cảm xúc và thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN

3.3.1. Cảm xúc sau khi QHTDTHN

Với câu hỏi được đưa ra là “xin bạn cho biết QHTDTHN tạo ra những cảm xúc gì?” để sinh viên trả lời. Kết quả chúng tôi thu được bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.26: Những cảm xúc của QHTDTHN theo đánh giá của sinh viên STT Các cảm xúc Tần số Tỉ lệ (%) 1 Khó chịu 69 18.8 2 Cáu gắt 52 14.1 3 Phấn khởi 72 19.6 4 Mất bình tĩnh 110 29.9 5 Xấu hổ 202 54.9 6 Tội lỗi 209 56.8 7 Hào hứng 77 20.9 8 Đau đớn 95 25.8 9 Thương tổn 132 35.9 10 Buồn rầu 108 29.3

11 Nhức đầu với những chuyện vặt vãnh 102 27.7 Những cảm xúc của QHTDTH theo đánh giá của sinh viên rất đa dạng. Trong số 11 cảm xúc được đưa ra thì cảm xúc “tội lỗi” (56.8%) được sinh viên cho rằng là phổ biến và hay gặp nhất. Họ lý giải rằng việc QHTDTHN khiến bản thân cảm thấy tội lỗi mặc dù đó là QHTDTHN một cách tự nguyện hay bị ép buộc. Việc một người con gái chưa lấy chồng đã QHTD là điều cảm thấy tội lỗi và khó tha thứ cho chính bản thân mình. QHTDTHN là vi phạm vào điều cấm kỵ, đi ngược lại những giá trị đạo đức truyền thống. Một số sinh viên còn đưa ra ý kiến khác là QHTDTHN cảm thấy tội lỗi vì sợ ai đó phát hiện ra sẽ khơng chấp nhận bản thân họ.

Đi liền với cảm xúc “tội lỗi” đó là sự “xấu hổ (54.9 %). Họ không chỉ xấu hổ với những người xung quanh mà cịn với chính bản thân mình. Xấu hổ vì khơng giữ được trinh tiết của người con gái, sợ bị đánh giá là sống dễ dãi, buông thả. Do sinh viên nhận thức được về chuẩn mực xã hội nên cảm thấy hành vi QHTDTHN là xấu hổ và tội lỗi. Đây là hai cảm xúc điển hình nhất sau khi QHTDTHN.

35.9% tỉ lệ sinh viên cho rằng QHTDTHN đem lại cho con người cảm xúc “thương tổn”. Sự thương tổn ở đây được họ lý giải là cảm thấy người yêu sẽ không trân trọng họ nữa, giá trị bản thân bị hạ thấp, cảm giác bị bỏ rơi, sự tủi thân cũng ln đi kèm. QHTDTHN khiến họ lo lắng, có những thay đổi về mặt tâm lý, hay xúc động.

Những cảm xúc như “mất bình tĩnh” (29.9%), “buồn rầu” (29.3%), “nhức đầu với những chuyện vặt vãnh” (27.7%), “đau đớn” (25.8%) chiếm tỉ lệ tương đương nhau. Đây cũng là những cảm xúc mà những người QHTDTH thường hay gặp phải. Một số sinh viên nói rằng việc QHTDTHN là một sự mất mát, mặc dù đó là sự tự nguyện. Đơi khi cũng tạo ra sự hụt hẫng cho con người. Lý giải cho sự hụt hẫng đó là thái độ đối xử của người yêu đối với họ trước và sau khi có QHTDTHN. Thêm vào đó là những dằn vặt của bản thân mình, những lo lắng khác. Một số sinh viên khác cịn chia sẻ với chúng tơi rằng, họ cảm thấy coi thường, khinh ghét chính bản thân mình, muốn chia tay người u, muốn sống khép kín.

Cảm xúc “hào hứng” (20.9%), “phấn khởi” (19.6%) chiếm tỉ lệ tương đối thấp. Đây là hai cảm xúc dương tính mà QHTDTHN tạo ra. Qua sự đánh giá của sinh viên thì cảm xúc dương tính mà QHTDTHN mang lại khơng cao. Điều đó cho thấy, đối với QHTDTHN thì cảm xúc âm tính chiếm tỉ lệ cao hơn cảm xúc dương tính. Hậu quả mà QHTDTHN mang lại cho con người là rất lớn, nó khơng chỉ là việc mang thai ngoài ý muốn, những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, việc học tập, cơng việc bỏ bê mà còn là những thay đổi, những tổn thương và chấn động về mặt tâm lý. Việc sinh viên nhận thức ra hậu quả quả QHTDTHN và có thái độ phê phán, không chấp nhận, tán thành QHTDTHN là một điều họ nên làm.

Các cảm xúc chiếm tỉ lệ thấp nhất đó là “khó chịu” (18.8%), “cáu gắt” (14.1%). QHTDTHN tạo ra rất nhiều cảm xúc khác nhau, có sự “mất bình tĩnh” thì cũng sẽ gây ra sự “cáu gắt”, “sự khó chịu”. Sinh viên giải thích rằng QHTDTHN tạo ra những cảm xúc hỗn độn nhau. Bản thân họ cảm thấy là người đáng bị khinh rẻ, chán ghét chính mình, giận hờn vơ cớ, cáu gắt với những người xung quanh. Nhiều khi hay khóc, tủi thân, cảm thấy cuộc sống buồn tẻ.

Những cảm xúc mà QHTDTHN tạo ra đa dạng, có thể là những cảm xúc âm tính, có thể là cảm xúc dương tính, có thể là tiêu cực và tích cực. Trong đó, cảm xúc âm tính, tiêu cực nhiều hơn cảm xúc dương tính, tích cực. Như vậy, có thể thấy QHTDTHN mang lại cho sinh viên những hậu quả tiêu cực nhiều hơn tích cực. Việc sinh viên nhận thức đúng bản chất của QHTDTHN cũng như hậu quả mà nó mang lại để từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn là rất cần thiết với cuộc sống của họ.

3.3.2. Thái độ của sinh viên đối với bạn bè và ngƣời yêu có QHTDTHN

Khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về QHTDTHN chúng tơi cũng đi vào tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN cụ thể là tìm hiểu thái độ của họ đối với bạn bè và người yêu có QHTDTHN.

3.3.2.1. Thái độ của sinh viên với bạn bè có QHTDTHN

Việc những người bạn có QHTDTHN được sinh viên nhận thức và biểu hiện ra bằng thái độ của mình ở việc tán thành hay khơng tán thành. Câu hỏi được đưa ra là “bạn thấy thế nào khi biết những người bạn của mình có QHTDTHN” với năm phương án trả lời: “rất không đồng ý”; “không đồng ý”; “không đồng ý lắm”; “thấy đó là chuyện bình thường trong xã hội bây giờ”; “hồn tồn là chuyện bình thường” để sinh viên trả lời. Kết quả thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4: Thái độ của sinh viên với bạn bè có QHTDTHN

27 31 16 8 18 Rất khơng đồng ý Khơng đồng ý Khơng đồng ý lắm Thấy đó là chuyện bình thƣờng trong xã hội bây giờ Hồn tồn là chuyện bình thƣờng

Qua biểu đồ chúng ta nhận thấy rằng tỉ lệ sinh viên có thái độ khơng đồng ý chuyện QHTDTHN của bạn bè cao hơn so với tỉ lệ đồng ý. Tỉ lệ sinh viên có thái độ “rất khơng đồng ý” và “không đồng ý” chiếm 45.0 %. Mức độ này nói lên việc sinh viên hồn tồn khơng tán thành QHTDTHN của bạn bè. Những sinh viên này cho rằng việc QHTDTHN là không thể chấp nhận được, đáng bị phê phán. Trong quá trình điều tra chúng tơi cũng thu được những ý kiến nói rằng họ cảm thấy coi thường những người đã QHTDTHN. Họ cho đó là những người sống dễ dãi với bản thân mình, có lối sống bng thả, khơng tơn trọng giá trị bản thân mình và người khác. Một số bạn sinh viên cịn nói sau khi biết bạn mình đã QHTD trở nên xa lánh người bạn đó. Như thế cho thấy, sinh viên có thái độ khơng thể chấp nhận QHTDTHN của bạn bè mình.

Có 31.0 % tỉ lệ sinh viên “không đồng ý lắm” với chuyện QHTDTHN của bạn bè. Mức độ “không đồng ý lắm” nghĩa là sinh viên khơng hồn tồn đồng ý chuyện QHTDTHN của bạn bè nhưng cũng khơng hồn tồn phản đối. Mức độ này sinh viên có phần lưỡng lự, có thể chấp nhận được và cũng có thể khơng chấp nhận. Những sinh viên có thái độ lưỡng lự như vậy cũng khơng biết chính xác bản thân mình ủng hộ hay phê phán chuyện QHTDTHN. Có một số bạn sinh viên chia sẻ rằng có lúc họ cảm thấy chuyện QHTDTHN cũng là bình thường, chấp nhận được nhưng cũng có lúc lại thấy chuyện đó đáng bị phê phán, lên án trong xã hội. Điều đó cho thấy trong suy nghĩ của các bạn sinh viên cũng chưa có được sự nhất quán, thống nhất quan điểm.

Sinh viên Đ.T.N.L (ca 4) bộc lộ suy nghĩ của bản thân:

“Bạn bè em nhiều người cũng có quan hệ tình dục khi yêu và em thấy chuyện đó khơng sao cả. Khi yêu, nếu hai người tự nguyện, muốn dành cho nhau những phút giây hạnh phúc thì chuyện đó càng làm tình yêu thêm bền chặt. Giới trẻ bây giờ hiểu biết nhiều về chuyện này nên có quan hệ tình dục cũng khơng có gì phải lo lắng.”

“Em thấy, khi u chuyện đó xảy ra cũng là một điều bình thường. Xã hội bây giờ ai cũng vậy, thế hệ trẻ nếu u nhau thì cũng hết lịng kể cả chuyện đó. Điều quan trọng là hai người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hòa hợp với nhau trong cuộc sống.”(Sinh viên T.V.Q, ca 5)

“Em nghĩ rằng“đã u nhau thì chuyện đó xảy ra là lẽ thường tình quan trọng gì cưới hay chưa cưới, ở với nhau sao tránh khỏi chuyện đó”. Bây giờ, sinh viên ở trọ với nhau càng ngày càng nhiều, xã hội cũng chấp nhận chuyện này dễ dàng hơn, khơng cịn khắt khe như trước.”(sinh viên L.T.T, ca 6)

16.0 % tỉ lệ sinh viên cho rằng chuyện QHTDTHN là “chuyện bình thường trong xã hội bây giờ”. Nghĩa là sinh viên có thái độ chấp nhận QHTDTHN của bạn bè mình. Những người này cho rằng QHTDTHN là một hiện tượng tất yếu của xã hội, do sự phát triển của xã hội, sự du nhập của lối sống phương Tây. Việc QHTDTHN cũng diễn ra theo vịng quay đó mà khó gạt bỏ ra ngồi xã hội. Có một số sinh viên cho rằng việc bạn bè hay những người xung quanh có hành vi QHTDTHN hay khơng bản thân họ cũng không quan tâm, cho đó là chuyện bình

thường nhưng họ sẽ không chấp nhận nếu chuyện đó xảy ra với bản thân họ. Họ nhận thức được hậu quả của QHTDTHN nhưng hậu quả ấy khơng ảnh hưởng gì đến bản thân mình. Một số sinh viên nói rằng việc họ phản đối hay tán thành QHTDTHN của bạn bè cũng khơng quan trọng vì bản thân họ có phản đối thì bạn bè cũng vẫn có QHTDTHN.

“Em thấy chuyện quan hệ tình dục khi yêu nhau là chấp nhận được. Nếu u nhau, có trách nhiệm với nhau thì chuyện đó xảy ra là một điều đương nhiên. Khi yêu ai cũng muốn làm người yêu mình hạnh phúc. Hơn nữa, xã hội bây giờ cũng rất thống với chuyện quan hệ tình dục của giới trẻ. Việc quan hệ tình dục trước hơn nhân cũng dễ dàng được chấp nhận hơn.” (sinh viên P.T.D, ca 8)

Số sinh viên cho rằng QHTDTHN “hồn tồn là chuyện bình thường” chiếm tỉ lệ nhỏ. Những người này có thái độ hồn toàn đồng ý, chấp nhận QHTDTHN của bạn bè.

“Em nghĩ chuyện quan hệ tình dục trước hơn nhân là một điều bình thường, có thể chấp nhận được trong xã hội bây giờ. Bạn bè em cũng có người đã quan hệ tình dục, có người cũng sống cùng người u và em thấy điều đó khơng sao nếu hai người yêu nhau và có trách nhiệm với nhau. Em và T cũng đã vượt quá giới hạn cho phép nhưng chúng em đều cảm thấy hạnh phúc khi trao và nhận.”(Sinh viên L.N.D, ca 10)

Qua câu hỏi này chúng ta nhận thấy rằng có những sinh viên có thái độ phê phán, khơng đồng ý với chuyện bạn bè có QHTDTHN nhưng cũng có những bạn sinh viên đồng ý chuyện QHTDTHN. Thậm chí hồn tồn đồng ý, chấp nhận bạn bè có QHTDTHN. Số sinh viên khơng tán thành bạn bè có QHTDTHN ở nữ cao hơn nam. Các bạn nữ giải thích rằng xã hội Việt Nam là một xã hội phương Đông cho nên việc giữ gìn trinh tiết rất quan trọng. Nếu như trước khi cưới mà đã có QHTD với người khác thì sẽ bị đánh giá về mặt đạo đức, bị cho là những người dễ dãi, hư hỏng. Các bạn nam thì có quan điểm thống hơn, dễ chấp nhận QHTDTHN hơn các bạn nữ. Việc các bạn có thái độ tán thành, đồng ý QHTDTHN của bạn bè vì lý do này hay vì lý do khác, vì thấy chuyện đó là chuyện bình thường hay không quan tâm, khơng ảnh hưởng đến bản thân mình cũng cho thấy thái độ thiếu tích cực của họ. QHTDTHN không những là chuyện không thể chấp nhận được mà còn cần phải lên án trong xã hội bây giờ.

3.3.2.2. Thái độ của sinh viên với ngƣời yêu có QHTDTHN với ngƣời khác

Ngồi việc tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN của bạn bè chúng tơi cịn tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với người yêu có QHTDTHN với người khác. Với câu hỏi được đưa ra là: “nếu người yêu của bạn trước khi kết hôn với bạn đã từng có QHTD thì bạn nghĩ sao?” với 3 phương án trả lời được đưa ra “có quyền, khơng sao hết”; “có thể chấp nhận”; “khơng chấp nhận” để sinh viên lựa chọn. Kết quả thể hiện qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3.5: Thái độ của sinh viên đối với người yêu có QHTDTHN với người khác

46 12 42

Có quyền, khơng sao hết

Có thể chấp nhận Khơng chấp nhận

Trước câu hỏi hỏi về thái độ của sinh viên đối với QHTDTHN của người yêu trước khi kết hơn thì có 12.0 % tỉ lệ sinh viên cho rằng “có quyền, khơng sao hết”. Nghĩa là họ chấp nhận được việc người yêu của họ khi kết hôn với họ đã QHTD với một người khác. Có 46.0 % tỉ lệ sinh viên “có thể chấp nhận” người yêu đã từng QHTDTHN. Như vậy, tỉ lệ những người đồng ý là 58.0 %. Những người này giải thích rằng ai cũng có q khứ, việc nhìn lại q khứ khơng những cản trở con người sống tốt ở hiện tại và tương lai thậm chí cịn gây ra nhiều chuyện khác. Có người nói rằng tùy theo hồn cảnh có thể xem xét để chấp nhận hay không chấp nhận việc người u đã từng có QHTDTHN. Trong tình u có sự bao dung, tha thứ nên nhiều người nói rằng có thể chấp nhận việc người yêu đã từng có QHTDTHN.

Có một số bạn chia sẻ rằng nếu người u của mình khơng may bị cưỡng hiếp hay bắt buộc phải QHTDTHN thì nên tha thứ và chấp nhận người yêu. Nhưng nếu là người đã từng có lối sống bng thả, dễ dãi thì khó mà chấp nhận được. Có bạn sinh viên thì nói tuy vẫn chấp nhận được nhưng vẫn cảm thấy buồn vì người u khơng cịn ngun vẹn. Một số khác thì nói rằng xã hội hiện nay cũng đã thống hơn trong chuyện QHTDTHN của giới trẻ nên việc chấp nhận chuyện QHTDTHN của người

u cũng khơng cịn khắt khe như trước, chỉ cần hiện tại người yêu yêu mình, tin tưởng và có mục đích cho cuộc sống tương lai. Một số bạn nói rằng có thể chấp nhận được QHTDTHN của người u vì người đó đã thật lịng chia sẻ chuyện đã xảy ra.

Qua đó cho thấy việc sinh viên có thái độ chấp nhận QHTDTHN của người yêu trước khi kết hôn được họ lý giải với rất nhiều lý do khác nhau. Những lý do ấy khiến họ có thể tha thứ, chấp nhận người yêu và coi chuyện QHTDTHN như một tai nạn xảy ra trong cuộc đời người yêu mà thôi. Đối với họ cuộc sống hiện tại, tương lai mới là điều quan trọng.

Sinh viên có thái độ chấp nhận QHTDTHN của người yêu trước kết hôn ở hai mức độ khác nhau lên tới 58.0%, đây là một tỉ lệ khá cao. Số sinh viên chấp nhận QHTDTHN của người yêu cao hơn so với những người không chấp nhận.

Tỉ lệ số sinh viên có thái độ “khơng chấp nhận” QHTDTHN của người u trước khi kết hôn là 42.0 %. Đây cũng là một tỉ lệ tương đối, mặc dù thấp hơn so với tỉ lệ đồng ý nhưng cũng nói lên rằng số lượng người khơng chấp nhận người u có QHTDTHN khơng phải là ít. Một số bạn nam nói rằng khơng thể chấp nhận việc người u có QHTDTHN vì khơng muốn lấy một người vợ khơng cịn trinh tiết. Một số khác nói sợ phải nghe những lời dèm pha, sợ bị chê cười vì lấy vợ hư hỏng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 98)