Nhận thức của sinh viên về mối quan hệ tình yêu và tình dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 56 - 69)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN

3.1.2. Nhận thức của sinh viên về mối quan hệ tình yêu và tình dục

Nhằm đánh giá nhận thức của sinh viên về QHTDTHN, chúng tôi đã đưa ra

câu hỏi “theo bạn, tình u và tình dục có mối quan hệ như thế nào?” Với 8 phương án được đưa ra để sinh viên đánh giá, kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.5: Nhận thức của sinh viên về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục

STT Những suy nghĩ Tần số Tỉ lệ (%)

1 Yêu nhau chưa cần nghĩ đến hôn nhân 183 49.7

2 Không chấp nhận QHTDTHN 101 27.4

3 Giữ gìn trinh tiết cho bạn tình 147 39.9 4 Khi yêu cần dâng hiến tình dục cho nhau 47 12.8 5 u thì có QHTD, khơng nhất thiết là trước

hoặc sau hôn nhân 77 20.9

6 Yêu là sự hòa hợp giữa hai người về tâm

hồn và tình dục 103 28.0

7 Có QHTD thì phải dẫn đến hôn nhân 52 14.1 8 Yêu nhau để lựa chọn lấy một người để

đồng cảm làm bạn với mình 152 41.3

Suy nghĩ phổ biến nhất của sinh viên khi yêu nhau chiếm tỉ lệ cao nhất đó là “yêu nhau chưa cần nghĩ đến hơn nhân” (49.7%). Việc sinh viên có suy nghĩ như vậy được họ lý giải rằng, khi yêu nhau làm sao biết sau này sẽ lấy nhau. Khi yêu cứ

sống vui vẻ, chân thành với nhau, cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống là đủ không nên mang hôn nhân ra để gây áp lực cho nhau. Nếu khi mới yêu nhau mà đã nghĩ đến hơn nhân thì sẽ khơng được thoải mái.

Sinh viên Đ.T.N.L (ca 4) tâm sự với chúng tôi qua câu chuyện của bản thân mình :

“Em nghĩ rằng khi yêu chưa cần phải nghĩ đến chuyện sau này có lấy nhau hay khơng? u nhau mục đích để lựa chọn xem người đó có phù hợp với mình hay khơng chứ khơng nên ràng buộc nhau bởi hơn nhân. u thì u thơi miễn là làm cho nhau thấy hạnh phúc. Cùng một lúc em có thể yêu hai người con trai. Những người con trai có tình cảm với em cũng chấp nhận quan điểm đó ở em. Năm nay em 20 tuổi nhưng em đã QHTD nhiều lần.”

Suy nghĩ thứ hai mà sinh viên thường hay nghĩ đến khi yêu nhau đó là “yêu nhau để lựa chọn lấy một người để đồng cảm làm bạn với mình” (41.3%). Khơng phải ai khi yêu nhau cũng nghĩ đến việc lấy người đó làm chồng, làm vợ. Ít người lấy mối tình đầu, người yêu đầu tiên làm chồng/ vợ. Hầu như họ đều phải trải qua vài ba mối tình. Ngày nay, khi xã hội hiện đại, nhiều quan niệm đã thay đổi thì việc sinh viên có những suy nghĩ như vậy cũng không phải là lạ. Họ cho rằng, trải qua vài ba mối tình cũng là cách để tìm được người hợp với mình thì mới kết hơn. Nhưng cũng có những sinh viên có suy nghĩ lệch lạc, vì để lựa chọn được một người hợp với mình, để lấy người đó làm chồng/ vợ họ cùng lúc yêu nhiều người khác nhau. Thêm vào đó, họ có những tư tưởng, cách sống khó có thể chấp nhận được. Việc quen biết, yêu thương một người nào đó để có cơ hội tìm hiểu rồi đến với nhau hay khơng là một việc cần có thái độ đúng đắn chứ khơng phải theo cách nghĩ của nhiều bạn trẻ bây giờ.

Chiếm tỉ lệ 39.9 % là số sinh viên có suy nghĩ “giữ gìn trinh tiết cho bạn tình”. Đây cũng là một tỉ lệ tương đối. Qua đó, chúng ta nhận thấy sinh viên khi yêu nhau không phải ai cũng muốn chiếm đoạt người yêu, muốn người yêu chứng tỏ tình yêu của mình bằng cách QHTDTHN mà vẫn có những sinh viên tơn trọng người u, có suy nghĩ “giữ gìn” cho người mình u. Đó là những người có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn trong tình u. Việc làm đó của họ khơng những nhận được sự đồng tình của người yêu mà cả những người xung quanh. Đó cũng là cách thể hiện sự tơn trọng bạn tình cũng như việc tơn trọng chính bản thân mình.

Sinh viên T.V.Q bộc lộ tâm sự của bản thân khi nói tới những suy nghĩ trong tình yêu:

“ Em nghĩ rằng khi u thì phải hết lịng với người mình yêu, chân thành với người đó. Tình u của chúng em rất đẹp. Em rất yêu M, có những lúc ham muốn có được M nhưng vì u và tơn trọng M, em nghĩ mình nên giữ gìn trinh tiết cho M. Theo em, khi yêu chỉ cần được bên cạnh nhau, quan tâm, hỏi han, động viên nhau cùng học tập.”

Đối với suy nghĩ “yêu là sự hòa hợp giữa hai người về tâm hồn và tình dục” (28.0%) và “khơng chấp nhận QHTDTHN” (27.7%) thì sinh viên có tỉ lệ lựa chọn tương đồng nhau. Một số sinh viên nói rằng sự hài hòa về mặt tâm hồn rất quan trọng. Nó giúp cho việc hiểu nhau hơn, yêu thương nhau hơn và hai người dễ tìm được sự đồng cảm với nhau. Suy nghĩ “không chấp nhận QHTDTHN” khi yêu nhau cũng ảnh hưởng đến thái độ của họ, sự lựa chọn của họ. Phải chăng những sinh viên “khơng chấp nhận QHTDTHN” thì sẽ khơng QHTDTHN? Nếu những sinh viên có thái độ khơng chấp nhận QHTDTHN thì cũng sẽ coi trọng việc giữ gìn trinh tiết của người yêu. Họ sẽ không QHTDTHN khi hai người chưa cưới nhau.

Khi tiến hành phỏng vấn sâu chúng tôi cũng thu được một vài ý kiến liên quan đến vấn đề này thông qua câu chuyện các bạn sinh viên đã kể:

“Đối với em khi u có quan hệ tình dục cũng là cách tìm hiểu nhau, tìm sự hịa hợp. u khơng chỉ cần sự hịa hợp về mặt tâm hồn mà cịn là sự hịa hợp về mặt tình dục. Em muốn gần gũi với người u và khơng muốn giữa chúng em có một khoảng cách. ” (ca 2)

Suy nghĩ “có QHTD thì phải dẫn đến hôn nhân” (14.1 %) và “khi yêu cần dâng hiến tình dục cho nhau” (12.8%) có tỉ lệ sinh viên lựa chọn thấp nhất. Nếu chỉ vì có QHTD với nhau mà buộc phải dẫn đến hơn nhân thì cũng là nhận thức lệch lạc, sai lầm. Bởi có những người đến với nhau bởi tình dục chứ khơng phải tình yêu. Hơn nhân nếu khơng dựa trên nền tảng là tình u thì khó mà đảm bảo được cuộc sống hạnh phúc về sau. Việc dâng hiến tình dục cho nhau khi yêu nhau cũng không phải là điều nên làm. Gần 50% sinh viên (47.8%) sinh viên cho rằng yêu cần có QHTD. Đây là nhận thức có nguy cơ của QHTDTHN.

Sinh viên P.T.D (ca 8) bộc bạch tâm sự với chúng tôi như sau:

“H chuyển đến sống cùng với em. Em quan niệm khi yêu ai nếu đã hiến dâng sự trong trắng thì sẽ lấy người đó làm chồng. Em hết lịng hết dạ đối với người em yêu, nấu cơm,

giặt giũ quần áo, làm mọi việc cho người u. Cịn H, hàng tháng đi làm, đóng tiền nhà, tiền chi tiêu. Cuộc sống của bọn em khơng khác gì một đơi vợ chồng.”

Sinh viên Đ.T.N.N (ca 9) cũng chia sẻ:

“Sau khi chiếm đoạt được em Q nói sẽ có trách nhiệm với cuộc đời em. Q đã cướp đi sự trong trắng của đời em thì sẽ lấy em làm vợ nhưng em khơng thể chấp nhận một người đàn ơng như vậy làm chồng mình.”

“Khi yêu cần dâng hiến tình dục cho nhau. Đó là cách thể hiện tình u với nhau và tìm hiểu nhau. Q khơng phải là người con gái đầu tiên mà em quan hệ tình dục, trước đó em đã quan hệ với một vài người. Việc quan hệ tình dục nhiều lần cũng tạo thành thói quen.”(Sinh viên N.V.M, ca 7)

Qua việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những suy nghĩ khi yêu nhau chúng ta cũng nhận thấy rằng sinh viên đã phần nào ý thức được những giá trị cần có trong tình u, thái độ phản đối QHTDTHN cũng như nhận thức khi yêu không nhất thiết phải dâng hiến tình dục cho nhau. Chính những suy nghĩ, nhận thức như vậy đã ảnh hưởng đến thái độ, lựa chọn hành vi của họ đối với QHTDTHN.

Qua câu hỏi này, chúng ta đã nhận thấy sinh viên có những cách hiểu về tình u, tình dục. Những quan niệm được chấp nhận khi yêu nhau. Để biết thêm ý kiến của sinh viên, chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu hiểu biết của sinh viên về QHTD. Với câu hỏi “bạn hiểu như thế nào về quan hệ tình dục” chúng tôi thu được kết quả như sau :

Bảng 3.6 : Sinh viên hiểu về quan hệ tình dục

STT Nội dung tóm tắt Tần số Tỉ lệ (%) Khơng Khơng

1

Chỉ sự thỏa mãn đơn thuần cho một đòi hỏi tự nhiên.

122 246 33.2% 66.8%

2 Chỉ là một cách để

có con. 36 332 9.8% 90.2%

3

Biểu hiện của sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm.

199 169 54.1% 45.9%

Kết quả cho thấy có 199 sinh viên (chiếm 54.1 %) cho rằng “quan hệ tình dục là biểu hiện của sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm” trong khi đó chiếm tỉ lệ 33.2 % là 122 sinh viên có ý kiến “quan hệ tình dục chỉ sự thỏa mãn đơn thuần cho một đòi hỏi tự nhiên”. Ý kiến cho rằng “quan hệ tình dục chỉ là một cách để có con” chiếm tỉ lệ khiêm tốn là 9.8 % với 36 sinh viên lựa chọn. Đồng thời có 97 sinh viên (26.4%) khơng biết quan hệ tình dục nghĩa là gì.

Sinh viên N.V.M (ca 7) chia sẻ sự hiểu biết về QHTD:

“Em nghĩ quan hệ tình dục khơng đơn thuần chỉ là đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi tự nhiên mà ở đó địi hỏi phải có sự hịa hợp về thể xác lẫn tâm hồn. Chính vì vậy, hai người mới ngày càng gắn bó với nhau.”

Như vậy, có thể thấy sinh viên có những hiểu biết nhất định về quan hệ tình dục. Việc hiểu quan hệ tình dục là gì có thể thấy được sự nhận thức của sinh viên về vấn đề này. Hầu hết sinh viên đều đưa ra được ý kiến của bản thân trước câu hỏi.

Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên đối với QHTDTHN chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi “có quyền QHTD khi yêu nhau, không cần đợi đến khi hứa hôn” với 3 phương án là đồng ý, lưỡng lự, không đồng ý. Kết quả chúng tôi thu được qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.7: Nhận thức của sinh viên về QHTD trước khi hứa hơn

Có quyền QHTD khi yêu nhau, không cần đợi đến khi hứa hôn

Tổng thể % Nam % Nữ % Năm thứ 1 % Năm thứ 2 % Năm thứ 3 % Năm thứ 4 Đồng ý 22.3 19.6 57.6 20.7 16.3 28.3 23.9 Lưỡng lự 14.9 12.5 17.4 14.1 15.2 13.0 17.4 Không đồng ý 62.8 67.9 25.0 65.2 68.5 58.7 58.7 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Mức ý nghĩa P = 0.05 P = 0.18

Qua bảng số liệu trên cho thấy có 22.3 % tỉ lệ sinh viên đồng ý việc sinh viên “có quyền QHTD khi yêu nhau, không cần đợi đến khi hứa hôn”. Tỉ lệ sinh viên nam đồng ý là 19.6 % còn 57.6 % sinh viên nữ đồng ý. Như vậy, tỉ lệ số sinh viên nữ đồng ý việc QHTD khi yêu nhau cao hơn nam giới. Ngược lại, tỉ lệ sinh viên nữ

không đồng ý thấp hơn ở nam giới. Tỉ lệ sinh viên lưỡng lự ở nam giới và nữ giới là tương đương nhau.

Chúng ta cũng nhận thấy rằng giữa hai nhóm đối tượng nam giới và nữ giới khơng có sự khác biệt về nhận thức cho rằng “có quyền QHTD khi u nhau, khơng cần đợi đến khi hứa hôn” với P = 0.05.

Đối với sinh viên ở 4 năm học thì tỉ lệ sinh viên đồng ý với ý kiến trên cao nhất ở sinh viên năm thứ 3 với 28.3 %. Sinh viên năm thứ 1, thứ 4 có tỉ lệ đồng ý ngang nhau cịn sinh viên năm thứ 2 có tỉ lệ đồng ý thấp nhất. Tỉ lệ đồng ý với ý kiến trên giữa các năm chênh lệch nhau khơng đáng kể. Khơng có sự khác biệt giữa 4 năm học (P = 0.18).

Như vậy, số sinh viên đồng ý với quan niệm có thể QHTD khi yêu nhau, không cần đợi đến khi hứa hơn chiếm một tỉ lệ tương đối. Đó là khi chưa hứa hơn, vậy khi đã hứa hơn thì quan niệm của sinh viên như thế nào? Chúng tôi đưa ra ý kiến “được phép QHTD khi đã hứa hôn để sinh viên lựa chọn theo 3 phương án. Kết quả thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.8: Nhận thức về QHTD sau khi hứa hôn

Đƣợc phép QHTD khi đã hứa hôn

Tổng thể % Nam % Nữ % Năm thứ 1 % Năm thứ 2 % Năm thứ 3 % Năm thứ 4 Đồng ý 26.1 25.0 27.7 23.9 21.7 34.8 23.9 Lưỡng lự 26.9 27.0 26.6 27.2 22.8 26.1 31.5 Không đồng ý 47.0 48.0 45.7 48.9 55.4 39.1 44.6 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Mức ý nghĩa P = 0.5 P = 0.25

Tỉ lệ % tổng thể sinh viên đồng ý với ý kiến “được phép QHTD khi đã hứa hôn” là 26.1 %, 26.9 % lưỡng lự, 47.0 % đồng ý. Như vậy, tỉ lệ sinh viên đồng ý với ý kiến này tăng lên so với ý kiến “có quyền QHTD khi u nhau, khơng cần đợi đến khi hứa hôn” (22.3%). Khi hai người đã hứa hơn thì được phép QHTD, tỉ lệ đồng ý cao hơn. Khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với ý kiến này. Tỉ lệ nam đồng ý với ý kiến này là 25.0 % trong khi đó nữ đồng ý là 27.7 %. Tỉ lệ nữ đồng ý cao hơn nam nhưng không đáng kể. Mức ý nghĩa giữa hai đối tượng nam nữ là P = 0.5.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy khơng có sự khác biệt giữa 4 năm học đối với ý kiến trên. Sinh viên năm thứ 3 có tỉ lệ đồng ý cao nhất là 34.8 % còn sinh viên năm thứ 2 có tỉ lệ đồng ý với ý kiến trên thấp nhất 21.7%, tỉ lệ chênh lệch là 13.1 %. Mức ý nghĩa P = 0.25.

Bên cạnh việc tìm hiểu quan niệm của sinh viên đối với QHTDTHN khi chưa hứa hôn và đã hứa hôn, chúng tôi cũng đi vào tìm hiểu quan niệm đối với QHTDTHN liên quan đến giới. Với ý kiến được đưa ra là “QHTDTHN có thể chấp nhận đối với nam” để sinh viên lựa chọn. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.9: Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN đối với nam

QHTDTHN có thể chấp nhận đối với nam Tổng thể % Nam % Nữ % Năm thứ 1 % Năm thứ 2 % Năm thứ 3 % Năm thứ 4 Đồng ý 14.7 13.1 16.3 14.0 13.0 15.2 16.3 Lưỡng lự 22.3 22.8 21.7 22.0 26.1 23.9 17.4 Không đồng ý 63.0 64.1 62.0 64.0 60.9 60.9 66.3 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Mức ý nghĩa P = 0.55 P = 0.91

Với ý kiến “QHTDTHN có thể chấp nhận đối với nam” được đưa ra có 14.7 % sinh viên đồng ý, 22.3 % sinh viên lưỡng lự và 63.0% sinh viên không đồng ý. Tỉ lệ % sinh viên lựa chọn này chịu ảnh hưởng từ những quan niệm đạo đức truyền thống cho rằng nam giới có quyền QHTDTHN, được phép QHTD với nhiều người nhưng nữ giới thì nghiêm cấm điều đó. Mặc dù, đã có những thay đổi trong suy nghĩ tích cực hơn nhưng qua sự lựa chọn trên cho thấy có một bộ phận sinh viên vẫn tán thành quan niệm đó. Tỉ lệ sinh viên nữ đồng ý (16.3%) cao hơn so với tỉ lệ sinh viên nam (13.1%).

Sinh viên H.T.H (ca 2) chia sẻ với chúng tôi về quan niệm này như sau:

“Em thấy xã hội bây giờ dù có thống hơn, dễ dàng chấp nhận chuyện quan hệ tình dục trước hơn nhân nhưng chỉ đối với nam thơi, cịn đối với nữ vẫn rất khắt khe, không thể chấp nhận được. Tình dục là yếu tố khơng nhất thiết phải có trong tình u, chỉ cần hai người tôn trọng, yêu thương, thấu hiểu cho nhau mới là quan trọng.”

Quan niệm đạo đức truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức nữ giới, nữ giới ln cho rằng bản thân mình phải chung thủy, yêu và lấy một người trong khi họ chấp nhận được việc người yêu/chồng có những mối quan hệ bên ngoài. Khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với quan niệm này (P = 0.55).

Qua bảng số liệu cũng cho thấy mức ý nghĩa P = 0.91 chứng tỏ khơng có sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 56 - 69)