Các nguồn thông tin của sinh viên về QHTDTHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 49 - 56)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN

3.1.1. Các nguồn thông tin của sinh viên về QHTDTHN

Để biết được sinh viên tiếp cận với QHTDTHN qua những nguồn thông tin nào, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “bạn tìm hiểu về quan hệ tình dục trước hơn nhân qua những nguồn thông tin nào?” Kết quả chúng tôi thu được bảng số liệu sau :

Bảng 3.1: Các nguồn thông tin của sinh viên về QHTDTHN

STT Nội dung tóm tắt Các mức độ Rất nhiều Khá nhiều Bình thƣờng Ít Không 1 Đài, tivi 12.5 21.5 37.5 23.1 5.4 2 Sách báo 12.5 29.9 35.9 15.5 6.3 3 Người thân 7.3 11.7 28.0 33.7 19.3 4 Bố mẹ 4.9 10.6 26.9 31.5 26.1 5 Bác sỹ 4.1 8.4 19.0 25.0 43.5

6 Tư vấn qua điện

thoại 5.7 4.6 12.8 20.4 56.5

7 Thầy cô giáo 5.7 12.8 24.2 31.5 25.8

8 Internet 24.5 19.6 25.5 20.7 9.8

9 Trường học 9.2 17.9 28.5 29.3 14.9 Việc tìm hiểu quan hệ tình dục trước hơn nhân của sinh viên qua các nguồn được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Trong đó, phương tiện mà sinh viên tìm hiểu nhiều nhất là Internet chiếm tỉ lệ 24.5 % ở mức độ rất nhiều. Điều đó cũng hồn tồn phù hợp với thực tế bùng nổ thông tin hiện nay trên mạng Internet. Đó là một phương tiện cập nhật nhanh nhất và cho những thông tin nhiều nhất. Sinh viên chỉ cần truy cập trong một thời gian ngắn cũng thu được một lượng kiến thức nhất định, giá cả lại phải chăng. Nhiều sinh viên có máy tính và lắp đặt mạng nên rất tiện lợi cho việc truy cập các thơng tin trên đó.

Sinh viên tìm hiểu về QHTDTHN qua nguồn đài, tivi, sách báo ở mức độ rất nhiều chiếm 12.5 %. Những phương tiện này tuy tốc độ truy cập không nhanh bằng mạng Internet nhưng cũng cung cấp lượng thông tin lớn. Sách báo thì hiện ở thư

viện các trường đều có và việc mua sách báo cũng phù hợp với kinh tế của sinh viên. Thời gian sinh viên dành cho việc đọc sách báo cũng nhiều vì ngồi việc cung cấp thơng tin thì việc làm đó cũng giúp cho sinh viên tận dụng được thời gian, rèn luyện tính kiên trì, ham học hỏi.

Như vậy, các nguồn được sinh viên tiếp cận và tìm hiểu nhiều nhất đó là nguồn Internet, sách báo, đài, tivi. Các nguồn ít sử dụng nhất là tư vấn qua điện thoại, bác sĩ, người thân.

Khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về QHTDTHN chúng tơi cũng đi vào tìm hiểu việc sinh viên tiếp xúc với nguồn phim ảnh, sách báo khiêu dâm. Sự tiếp xúc của sinh viên đối với nguồn phim ảnh, sách báo khiêu dâm sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên đối với QHTDTHN.

Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi “bạn đã xem phim ảnh hoặc sách báo khiêu dâm chưa?” để sinh viên trả lời. Kết quả chúng tôi thu được bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.2: Sinh viên xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm

STT Xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm

Tổng

Tần số Tỉ lệ (%)

1 Chưa xem 256 69.6

2 Xem chung với bạn nam 23 6.3

3 Xem chung với bạn nữ 30 8.2

4 Xem chung với một nhóm bạn

cả nam lẫn nữ 24 6.5

5 Xem một mình 56 15.2

Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông việc xem các phim ảnh, sách báo khiêu dâm trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần dành vài phút dạo trên các website chúng ta có thể tiếp nhận hàng loạt các bài viết, hình ảnh có liên quan đến tình dục, sức khỏe sinh sản. Việc xem các bộ phim mang tính khiêu dâm cũng khơng phải là khó. Sách báo có nội dung khiêu dâm cũng được bán la liệt trên thị trường. Việc tìm hiểu, tiếp cận với chúng là khá thuận lợi, dễ dàng. Những tò mò cũng sự mong muốn hiểu biết kiến thức về tình dục, sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên ngày càng nhiều. Hiện nay, độ tuổi dậy thì của thiếu niên cũng sớm hơn so với trước đây. Đến độ tuổi dậy thì nhu cầu tìm hiểu tăng lên. Sự tị mị khám phá cơ thể bản thân, những vấn đề xung quanh tuổi dậy thì, sự trao đổi kiến thức, sự giải đáp

những thắc mắc cũng nhiều hơn. Ở lứa tuổi mới lớn các em còn thụ động tiếp nhận những kiến thức khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi chuyện này chuyện khác nhưng đến tuổi sinh viên thì chuyện tìm hiểu hồn tồn do chủ động.

Sinh viên là những công dân tuổi từ 18 trở lên, đã chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm. Chính vì thế, họ có quyền quyết định đối với cuộc đời mình. Lứa tuổi này cũng biểu hiện sự vững vàng trong suy nghĩ, tính độc lập của bản thân. Hoàn cảnh, điều kiện sinh sống của sinh viên chủ yếu là thuê nhà trọ, sống ở ký túc, ít sinh viên sống cùng gia đình. Việc sinh viên tiếp cận với phim ảnh, sách báo khiêu dâm cũng rất thuận lợi. Một số sinh viên nói rằng việc xem sách báo, phim ảnh có nội dung khiêu dâm sẽ khơng tốt vì nó ảnh hưởng đến cơng việc học tập. Nhiều khi bị ám ảnh bởi những nội dung đó, khó mà tập trung cho cơng việc.

Số sinh viên chưa xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm là 256 người chiếm 69.6%. Qua đó, có thể thấy tỉ lệ sinh viên chưa xem sách báo khiêu dâm chiếm số lượng lớn.

Số lượng sinh viên đã xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm trong đó bao gồm: “xem chung với bạn nam”, “xem chung với bạn nữ”, “xem chung với một nhóm cả nam lẫn nữ”, “xem một mình”. Trong đó, “xem một mình” chiếm số lượng cao hơn cả. Việc sinh viên xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm với bạn nam, bạn nữ, xem chung một nhóm bạn cả nam lẫn nữ chiếm tỉ lệ ngang hàng nhau.

Số lượng sinh viên bao gồm cả nam lẫn nữ xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm ít hơn so với số lượng sinh viên chưa xem. Trong những sinh viên đã xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm có sinh viên nói rằng đã từng xem với cả bạn nam, bạn nữ hoặc xem một mình. Sinh viên chưa xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm hay xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm đều ảnh hưởng rất rõ đến nhận thức, thái độ của họ đối với QHTDTHN. Những sinh viên đã xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm có thái độ chấp nhận QHTDTHN cịn những sinh viên chưa xem thì thường tỏ ra phản đối. Những người xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm cũng nhận thức được ảnh hưởng của chúng đối với QHTD. Một số người đã chia sẻ với chúng tơi, khi xem những sách báo, phim ảnh có nội dung khiêu dâm thì dễ bị kích thích hơn.

Trong số khách thể nghiên cứu mặc dù số lượng khách thể chưa xem phim ảnh, sách báo khiêu dâm nhiều hơn so với số lượng sinh viên có xem thì khơng có nghĩa chúng ta khơng cần quan tâm hay lo ngại. Đó là một thực tế để chúng ta

nhìn nhận và có những biện pháp giáo dục, truyên truyền sao cho sinh viên nhận thức được tác hại, hậu quả của việc xem những phim ảnh, sách báo có nội dung khơng lành mạnh. Sinh viên xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm cũng đã phần nào thể hiện sự mạnh dạn của họ. Việc xây dựng lối sống lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần trong sinh viên là một điều rất quan trọng. Sinh viên là những người đại diện cho trí thức, tương lai của đất nước nên cần có chiến lược giáo dục. Đặc biệt, việc xem những nội dung phim ảnh, sách báo đó sẽ tác động đến nhận thức, thái độ cũng như hành vi của họ đối với QHTDTHN. Một hiện tượng đáng bị lên án trong xã hội hiện nay.

Bên cạnh việc tìm hiểu các nguồn ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về QHTDTHN, chúng tơi cũng đi vào tìm hiểu sinh viên đánh giá như thế nào về bệnh LTQĐTD. Với câu hỏi được đưa ra là “theo bạn những điều liên quan đến bệnh LTQĐTD và HIV-AIDS dưới đây là đúng hay sai” với ba mức độ là đúng, sai, không biết. Mức độ nhận thức đúng là 3 điểm. Qua điều tra và xử lý số liệu, kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về bệnh LTQĐTD và HIV-AIDS

STT Nội dung Tỉ lệ trả lời đúng (%) Tỉ lệ trả lời sai (%) Tỉ lệ trả lời không biết (%)

1 Bạn luôn được biết khi bạn mắc bệnh

LTQĐTD hoặc HIV- AIDS 21.2 48.6 30.2

2

Nếu bạn QHTD với người bạn yêu, bạn sẽ không thể mắc bệnh LTQĐTD hoặc HIV- AIDS

9.2 79.9 10.9

3 Khi mắc bệnh LTQĐTD hoặc HIV- AIDS

vẫn QHTD thoải mái được, không sao cả 8.2 79.6 12.2 4 Chỉ có gái mại dâm mới mắc bệnh AIDS 4.1 88.9 7.1 5 Nếu người nào đó trơng khỏe mạnh thì

khơng thể mắc bệnh AIDS 5.2 84.5 10.3

Trong số 6 ý kiến được đưa ra cho mức độ đánh giá là đúng, sai, khơng biết thì nhìn chung sinh viên tập trung vào mức độ đánh giá sai là cao hơn hai mức độ đúng và khơng biết. Điều đó chứng tỏ nhận thức của sinh viên là đúng đắn. Vì các ý kiến được đưa ra nếu đánh giá sai thì mới là nhận thức đúng đắn. Ý kiến «chỉ có gái mại dâm mới mắc bệnh AIDS» có tỉ lệ sinh viên đánh giá sai nhiều nhất (88.9%), sau đó đến ý kiến «nếu người nào đó trong khỏe mạnh thì khơng thể mắc bệnh AIDS» (84.5%).

Ở mức độ trả lời đúng thì ý kiến «bạn ln được biết khi bạn mắc bệnh LTQĐTD hoặc HIV-AIDS » có tỉ lệ cao nhất (21.2%). Đây cũng là ý kiến có tỉ lệ sinh viên trả lời khơng biết cao nhất. Cịn câu «chỉ có gái mại dâm mới mắc bệnh AIDS» có tỉ lệ trả lời đúng thấp nhất (4.1%).

Nhìn chung, sinh viên đã nhận thức được tác hại của QHTDTHN cũng như những bệnh LTQĐTD. Bên cạnh, những sinh viên không lựa chọn phương án sai hoặc khơng biết thì vẫn cịn những sinh viên lựa chọn phương án đúng. Nghĩa là, vẫn có những sinh viên khơng có kiến thức về lĩnh vực đó hoặc đánh giá sự hiểu biết của mình sai lầm.

Khi nghiên cứu đề tài “nhận thức của sinh viên về QHTDTHN” chúng tôi đã đưa ra các khía cạnh khác nhau để tìm hiểu nhận thức của sinh viên. Chúng tơi thấy có những điều sinh viên nhận thức tốt nhưng cũng có những điều sinh viên nhận thức còn sai lầm, lệch lạc. Nhiều điều sinh viên đã có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ, hiểu biết chưa sâu sắc hoặc biết về các vấn đề nhưng thực sự chưa hiểu được. Chính nhận thức sai lầm, thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết đầy đủ, sâu sắc sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của sinh viên đối với QHTDTHN.

Việc tìm hiểu những kiến thức về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên. Bên cạnh việc điều tra về các nguồn mà sinh viên tiếp cận, tìm hiểu về quan hệ tình dục và quan hệ tình dục trước hơn nhân chúng tơi cũng đưa ra câu hỏi để sinh viên tự đánh giá về kiến thức sức khỏe sinh sản của mình. Kết quả chúng tôi thu được bảng số liệu sau:

Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về kiến thức sức khỏe sinh sản của bản thân STT Các ý kiến Tần số Tỉ lệ (%) Khơng Khơng 1 Có kiến thức đầy đủ 51 317 13.9 86.1 2 Có kiến thức khá

nhưng chưa đầy đủ 181 187 49.2 50.8

3 Có ít kiến thức về

vấn đề này 115 253 31.3 68.8

4 Chưa có kiến thức

về vấn đề này 30 338 8.2 91.8

Số liệu nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy sinh viên đánh giá về kiến thức sức khỏe sinh sản của bản thân mình ở mức độ “có kiến thức khá nhưng chưa đầy đủ” chiếm tỉ lệ cao nhất 181 khách thể (49.2). Những sinh viên này lý giải rằng hiện nay do sự tác động của các phương tiện truyền thơng nên việc sinh viên có được những kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản khơng phải khó khăn. Tuy nhiên, nguồn kiến thức mà sinh viên có được mới chỉ những khía cạnh nhất định chứ khơng phải là tất cả. Thực tế, có những sinh viên kiến thức chưa nhiều, sự hiểu biết còn hạn chế nhưng do sự chủ quan của bản thân vẫn đánh giá cao sự hiểu biết của mình về kiến thức sức khỏe sinh sản. Sinh viên có ít kiến thức về vấn đề này chiếm 31.3 %. Như vậy, có thể thấy sinh viên thừa nhận sự hiểu viết về sức khỏe sinh sản chỉ ở mức độ tương đối, có biết nhưng chưa đầy đủ, cịn biết ít. Số sinh viên tự nhận có kiến thức đầy đủ về sức khỏe sinh sản chỉ chiếm có 13.9 %. Những đánh giá này của sinh viên mặc dù mang tính chủ quan nhưng cũng đã phần nào nói lên rằng sự hiểu biết của sinh viên về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản còn rất hạn chế. Chính vì điều đó cho nên tình trạng quan hệ tình dục trước hơn nhân ngày càng nhiều, tình trạng nạo phá thai gia tăng ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập cũng như khả năng sinh sản của thế hệ trẻ. Chính những hiểu biết cịn hạn chế về giới tính, tình dục dẫn đến việc giải quyết sai lầm vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay. Việc sinh viên hiểu biết chưa đầy đủ, hiểu biết sai nên sinh viên sẽ vận dụng sai trong cuộc sống và khi đó việc giải quyết hậu quả là một điều đương nhiên.

Ngồi việc tìm hiểu sự hiểu biết của sinh viên về kiến thức sức khỏe sinh sản của bản thân chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi để sinh viên đánh giá về mức độ hiểu biết của thanh niên về tình dục hiện nay. Kết quả thể hiện qua biểu đồ sau :

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của sinh viên về mức độ hiểu biết tình dục của thanh niên

57

20 5

5 13

Hầu như khơng biết Biết rất ít Biết chưa đầy đủ Biết nhiều Biết quá nhiều

Nhìn qua bảng biểu đồ ta thấy thanh niên hiện nay có kiến thức, những hiểu biết về tình dục ở mức độ tương đối. Sinh viên đánh giá có 57.0 % thanh niên có biết những kiến thức về tình dục nhưng chưa đầy đủ. Mức độ như “biết rất ít” chiếm tỉ lệ thứ hai 20.0 %. Như vậy, có thể thấy hiện nay thanh niên, sinh viên chưa có hiểu biết nhiều về vấn đề tình dục, sức khỏe sinh sản. Từ đó, dẫn đến việc sinh viên, thanh niên có những suy nghĩ, nhận thức, thái độ, hành vi lệch lạc trong quan hệ tình dục.

Sinh viên Đ.T.N.N (ca 9) chia sẻ về kiến thức sức khỏe sinh sản:

“Em cũng thành thật chia sẻ rằng những kiến thức mà em hiểu được về tình dục cũng như sức khỏe sinh sản cũng chưa đầy đủ . Nhưng đó là cách mà em bảo vệ chính mình để khơng rơi vào hồn cảnh như bao sinh viên khác vì kém hiểu biết.”

Số sinh viên đánh giá thanh niên biết quá nhiều về vấn đề tình dục có thể xuất phát từ ý nghĩ chủ quan hoặc chỉ nhìn trên một khía cạnh nào đó mà có nhận xét như vậy. Nguồn kiến thức rất phong phú, đa dạng nên thanh niên, sinh viên khơng thể khẳng định bản thân mình biết q nhiều. Từ việc ln nâng cao bản thân, khẳng định giá trị vượt qua hiện thực mà nhiều sinh viên, thanh niên đã phải trả giá. Số sinh viên đánh giá thanh niên chưa có kiến thức về vấn đề sức khỏe sinh sản cũng chiếm tỉ lệ nhỏ.

Trên thực tế, khi điều tra chúng tôi cũng bắt gặp những sinh viên, thanh niên hỏi những câu hỏi rất đơn giản, những kiến thức cơ bản nhưng họ không thể trả lời được. Là sinh viên đại học, thanh niên ngồi hai mươi tuổi có những bạn vẫn khơng biết được quá trình thụ thai diễn ra như thế nào. Hay vẫn chưa biết quá trình rụng trứng, hiện tượng kinh nguyệt diễn ra hàng tháng. Đó là một điều rất đáng lo ngại vì những kiến thức cơ bản nhất, sơ đẳng nhất về chính cơ thể mình các bạn cũng chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)