Nhận thức của sinh viên về thực trạng QHTDTHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 69 - 85)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nhận thức của sinh viên về QHTDTHN

3.1.3. Nhận thức của sinh viên về thực trạng QHTDTHN

3.1.3.1. Nhận thức về nhóm có QHTDTHN trong sinh viên

Khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về QHTDTHN chúng tơi đã đi vào tìm hiểu các khía cạnh trong nhận thức để thấy được sự khác nhau trong suy nghĩ, quan điểm cũng như cách đánh giá của sinh viên. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tìm hiểu nhận thức về nhóm có QHTDTHN trong sinh viên. Cụ thể bao gồm hai nhóm giới tính nam, nữ và bốn năm học. Tiêu chí chúng tơi đưa ra ở đây là những sinh viên đã QHTDTHN và những sinh viên chưa QHTDTHN.

Bảng 3.13: Nhận thức về nhóm có QHTDTHN trong sinh viên

Nhóm

Nam Nữ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Có QHTD 35 19.0 29 16.0 13 14.0 19 21.0 16 17.0 16 17.0 Chưa QHTD 149 81.0 155 84.0 79 86.0 73 79.0 76 83.0 76 83.0 Tổng 184 100.0 184 100.0 92 100.0 92 100.0 92 100.0 92 100.0 Mức ý nghĩa P = 0.4 P = 0.8

Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy có 64 sinh viên ở bốn năm đã QHTDTHN trong đó có 35 nam sinh viên (19.0%) và 29 nữ sinh viên (16.0 %). Tỉ lệ sinh viên nam có QHTDTHN cao hơn tỉ lệ sinh viên nữ. Tỉ lệ chênh lệch này không đáng kể. Ở đây, chúng ta cũng nhận thấy khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm nam nữ (P = 0.4) đối với việc đã QHTDTHN.

Với 64 sinh viên đã QHTDTHN thì số sinh viên năm thứ nhất là 13 người (chiếm 14.0%), sinh viên năm thứ hai là 19 người (chiếm 21.0%), sinh viên năm thứ ba là 16 người (chiếm 17.0%) và số sinh viên năm thứ tư cũng là 16 người (17.0 %). Trong đó, tỉ lệ sinh viên năm thứ nhất đã QHTDTHN là thấp nhất. Tỉ lệ sinh viên đã QHTDTHN năm thứ hai là cao nhất còn tỉ lệ sinh viên đã QHTDTHN ở năm thứ ba và thứ tư có tỉ lệ bằng nhau.

Kết quả điều tra này cho thấy, tỉ lệ sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai đã QHTDTHN so với năm thứ ba và năm thứ tư chiếm tỉ lệ bằng nhau cùng là 32 sinh viên. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng khơng phải sinh viên năm thứ nhất, thứ hai sẽ QHTDTHN thấp hơn so với sinh viên năm thứ ba, thứ tư. Điều đó nói lên thực tế, hiện nay độ tuổi mà thanh thiếu niên có QHTDTHN là sớm hơn trước đây.

Hiện nay, ở độ tuổi thiếu niên nhiều em đã QHTD, đến tuổi sinh viên việc có QHTDTHN cũng trở nên phổ biến. Lối sống hiện đại cũng như sự tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đã ảnh hưởng đến nhận thức, đến suy nghĩ của thế hệ trẻ dẫn đến việc họ có những thay đổi trong thái độ, hành vi của bản thân. Việc bước vào QHTD sớm như hiện nay là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục cũng như bản thân thế hệ trẻ rút ra những bài học cho bản thân mình. Đằng sau việc QHTDTHN là một loạt các hậu quả và các hệ lụy khác mà thế hệ trẻ phải gánh chịu.

3.1.3.2. Nhận thức về đối tƣợng QHTDTHN

Với câu hỏi được đưa ra là “đối tượng mà bạn QHTD đầu tiên là ai?” để sinh viên trả lời. Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 3.14: Đối tượng QHTDTHN STT Đối tƣợng Nam Nữ Chung Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) 1 Người yêu 32 91.0 24 83.0 56 88.0 2 Bạn bè 3 9.0 5 17.0 8 13.0 3 Người mới gặp 0 0.00 0.00 0.00 0 0.00

4 Gái mại dâm 0 0.00 0.00 0.00 0 0.00

Tổng 35 100.0 29 100.0 64 100.0

Trong các đối tượng mà sinh viên QHTD thì người yêu là đối tượng chiếm tỉ lệ chủ yếu. Sinh viên nam có QHTD với người yêu là 32 người chiếm 91.0 % còn sinh viên nữ là 24 người chiếm 83.0 %. Ở cả sinh viên nam và sinh viên nữ đối tượng họ có QHTD là người yêu và bạn bè. Đối tượng là người yêu mà sinh viên có QHTD thì nam cao hơn so với nữ nhưng đối tượng mà sinh viên QHTD là bạn bè thì

nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam. Nữ chiếm 17.0 % cịn nam chỉ chiếm có 9.0 %. Điều đáng chú ý ở đây là cả nam sinh viên và nữ sinh viên đều không QHTD với đối tượng là người mới gặp hay gái mại dâm.

Như vậy, qua đây cho thấy khơng có sự khác biệt giữa việc lựa chọn đối tượng QHTD của sinh viên nam và sinh viên nữ. Đối tượng mà họ lựa chọn chỉ là người u và bạn bè chứ khơng có đối tượng khác. Quan niệm đạo đức truyền thống hay những tư tưởng như “trai năm thê bẩy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng” cũng khơng ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và việc lựa chọn hành vi của họ. Theo truyền thống, nam giới được phép QHTD không chỉ với người vợ, người u mà cịn có QHTD với những người khác. Trong khi đó, người con gái thì chỉ được chung thủy với chồng, với người yêu của mình.

Rõ ràng, qua nghiên cứu này, chúng ta nhận thấy sự thay đổi trong quan niệm của các bạn sinh viên. Cả nam sinh viên và nữ sinh viên đều có hành vi QHTD với những đối tượng giống nhau. Điều đó, có cho phép chúng ta khẳng định sự bình đẳng giới trong quan niệm về QHTDTHN của nam và nữ hay không?

Nếu quan niệm trước đây cho rằng nam giới có quyền được QHTDTHN cịn nữ giới thì khơng. Nữ giới phải giữ gìn trinh triết vì đó là tiêu chuẩn đánh giá phẩm hạnh của bản thân họ thì qua việc lựa chọn đối tượng QHTD như vậy đã phần nào nói lên sự thay đổi trong quan niệm của mọi người.

Việc chấp nhận QHTDTHN là một điều không nên. Dù là sinh viên nam hay nữ thì việc chung thủy với người mình yêu, (sau này với chồng/ vợ) là điều nên làm chứ không phải chúng ta cổ vũ, chấp nhận cho những quan niệm, tư tưởng mới dần thay thế những quan niệm đạo đức truyền thống.

Như vậy, đối tượng mà sinh viên có QHTDTHN chủ yếu là người yêu. Một vài sinh viên lựa chọn là bạn bè. Ngồi ra, khơng có đối tượng nào khác.

3.1.3.3. Nhận thức về biện pháp tránh thai trong QHTDTHN của sinh viên

Trong quá trình điều tra chúng tơi thấy có 35 nam và 29 nữ đã QHTDTHN. Con số này nói lên rằng số lượng sinh viên QHTDTHN khơng nhiều nhưng thực tế có sinh viên đã QHTD. Những sinh viên QHTDTHN có thể có hoặc khơng sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ đầu tiên đó. Và khi được hỏi là sinh viên có hay không sử dụng biện pháp QHTD chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.15: Nhận thức về biện pháp tránh thai trong QHTDTHN của sinh viên STT Các ý kiến Nam Nữ Toàn thể Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) 1 Có 18 51.0 17 59.0 35 55.0 2 Không 17 49.0 12 41.0 29 45.0 Tổng 35 100.0 29 100.0 64 100.0

Qua bảng số liệu ta thấy có 55.0 % sinh viên có sử dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên, trong đó có 55.9 % là nam và 47.1 % là nữ. Số không sử dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên là 45.0 %, trong đó có 58.6 % là nam và 41.4 % là nữ. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy một điều cả tỉ lệ có sử dụng biện pháp tránh thai và không sử dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên ở nam cao hơn nữ. Điều đó có nói lên rằng việc phịng tránh có thai ngồi ý muốn ở các bạn nam cao hơn các bạn nữ hay không? Khi điều tra chúng tôi thu được các ý kiến, hầu hết các bạn nam đều không muốn bạn nữ mang thai vì sẽ ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như sợ mang tiếng, gánh chịu hậu quả. Những biện pháp tránh thai được sử dụng rất đa dạng như uống thuốc, tính ngày kinh, bao cao su… thì biện pháp dùng bao cao su được sử dụng nhiều nhất. Các bạn nam đều lý giải rằng biện pháp này tiện lợi, kín đáo, vừa tránh được việc mang thai và cũng phòng tránh được những bệnh lây qua đường tình dục.

Sinh viên P.T.D (ca 8) chia sẻ về biện pháp phòng tránh khi QHTDTHN:

“Em và H ở với nhau, sinh hoạt như vợ chồng nên em thường xuyên phải dùng thuốc tránh thai hàng ngày, H khơng muốn dùng bao cao su vì mất cảm giác thật.” “Vì thi thoảng bọn em mới quan hệ tình dục nên biện pháp tránh thai mà chúng em thường dùng là bao cao su. Em thấy biện pháp đó vừa an tồn lại thuận tiện.”(Sinh viên L.N.D, ca 10)

Việc sinh viên có hay khơng dùng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên nói lên ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như cho bạn tình của mình. Nếu như QHTD khơng dùng biện pháp tránh thai sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. Việc mang thai ngồi ý muốn sẽ cản trỏ cơng việc học tập cũng như sinh viên phải đối mặt với những vấn đề khác xảy ra.

Khi hỏi những sinh viên không dùng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên thì các bạn có ý kiến khơng nghĩ lần quan hệ đầu sẽ làm có thai. Một số bạn thì nói do khơng thích hay bạn tình khơng đồng ý sử dụng biện pháp tránh thai…Có ý kiến cịn cho rằng do việc QHTD xảy ra bất ngờ nên bản thân họ không chuẩn bị trước được.

Khi chúng tơi đưa ra câu hỏi: “vì sao bạn khơng dùng biện pháp tránh thai khi QHTD lần đầu đó” ở câu 27 thì có đến 30.0 % tỉ lệ sinh viên trả lời do “khơng tính trước sẽ có QHTD”, đây là lý do chủ yếu nhất. Ngồi ra, cịn có 18.0 % sinh viên cho rằng họ không sử dụng biện pháp tránh thai vì “khơng biết về các biện pháp tránh thai”, số sinh viên “khơng có sẵn phương tiện tránh thai’ chiếm tỉ lệ là 16.0%. Các lý do như “khơng nghĩ là mình có thai” (15.0%), “nghĩ bạn tình sẽ lưu ý điều đó” (10.0%), “sợ các biện pháp tránh thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe” (11.0%) cũng là những lý do góp phần dẫn đến việc sinh viên không dùng biện pháp tránh thai. Những số liệu mô tả việc sinh viên lựa chọn những ý kiến được thể hiện ở bảng sau đây:

Biểu đồ 3.3: Lý do sinh viên không dùng biện pháp tránh thai khi QHTD lần đầu tiên

18 30 11 15 10 16 Khơng tính trƣớc sẽ có QHTD lúc đó

Khơng biết về các biện pháp tránh thai Khơng có sẵn phƣơng tiện tránh thai Nghĩ là bạn tình sẽ lƣu ý điều đó Khơng nghĩ là sẽ có thai Sợ các biện pháp tránh thai ảnh hƣởng đến sức khỏe

Như vậy, việc sinh viên không dùng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên đều có những lý do được đưa ra. Dù sinh viên biết hay không biết về các biện pháp tránh thai hay do những lý do này lý do khác thì việc khơng dùng biện pháp tránh thai nói lên sinh viên có nghĩ đến sức khỏe, những hậu quả mà QHTD mang lại hay không? Sinh viên lựa chọn ở tất cả các phương án là do lý do này hay

lý do khác, khơng có một lý do nào mà sinh viên khơng lựa chọn. Điều đó, cho thấy những sinh viên đã QHTD đều rơi vào hoàn cảnh như vậy, gặp phải trường hợp như thế, có và khơng sử dụng các biện pháp tránh thai. Những biện pháp tránh thai được sử dụng khi QHTD hầu như sinh viên đều biết, nhưng việc họ có sử dụng hay khơng và sử dụng như thế nào phụ thuộc vào chủ quan bản thân mỗi người.

3.1.3.4. Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm của sinh viên có QHTDTHN

Chúng tơi đã đưa ra câu hỏi “xin bạn cho biết một số đặc điểm của những sinh viên có QHTDTHN”, kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.16: Nhận thức của sinh viên về một số đặc điểm của sinh viên nam có QHTDTHN

STT Các đặc điểm của nam giới Tần số Tỉ lệ (%)

1 Sống dễ dãi, buông thả 290 78.8

2 Tự hào về vẻ bề ngoài 177 48.1

3 Tự tin 96 26.1

4 Cảm thấy bị thất bại trong cuộc sống 94 25.5

5 Thiếu nghị lực 93 25.3

6 Muốn được thừa nhận tình yêu 191 51.9 7 Muốn được thừa nhận về giới tính 168 45.7 8 Thiếu trách nhiệm với bản thân và người

khác 197 53.5

9 Dễ chán nản 101 27.4

10 Cảm thấy bị cơ lập trong nhóm 79 21.5 11 Mục đích xây dựng cuộc sống gia đình 111 30.2

12 Thiếu tơn trọng bản thân 134 36.4

13 Cảm thấy vô dụng 102 27.7

Kết quả bảng 3.16 cho chúng ta thấy:

Đặc điểm nổi bật của nam giới QHTDTHN được sinh viên đưa ra đó là “sống dễ dãi, buông thả” (78.8%). Sinh viên cho rằng những người nam sở dĩ có QHTDTHN là do cách sống của họ quy định. Đó là những người sống dễ dãi, bng thả, ít quan tâm đến trách nhiệm của bản thân mình với người khác và với chính

mình. Đặc điểm “thiếu trách nhiệm với bản thân và người khác” là đặc điểm được sinh viên lựa chọn có tỉ lệ % cao thứ hai (53.5 %). Khi sinh viên khơng quan tâm hoặc có thái độ quan tâm hời hợt đến cuộc sống của chính bản thân mình và người khác thì khó mà tồn tâm tồn ý với cuộc sống. Nếu sống thiếu trách nhiệm với bản thân và người khác thì cách sống rất đơn giản, không cần quan tâm đến ai, thích sống sao thì sống. Đó là cách sống rất đáng lo ngại ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Sinh viên N.V.M (ca 7) tâm sự với chúng tôi:

“Em là sinh viên năm thứ ba. Gia đình em rất giàu có ở Hà Nội. Những buổi lên lớp đối với em chỉ là chống đối lại sự quản lý của bố mẹ. Em thích tụ tập cùng bạn bè chơi những trị chơi trên máy tính, thích tụ tập qn xá. Vì khơng dành nhiều thời gian cho việc học tập nên kết quả kỳ nào em cũng chỉ đủ điểm qua các mơn.”

“Muốn được thừa nhận tình yêu” (51.9%) là một đặc điểm khác được sinh viên đánh giá ở những người nam có QHTDTHN. Khi yêu, hầu hết mọi người đều mong muốn có được tình u, được thừa nhận tình u và có nhiều cách để họ bộc lộ tình cảm, tình yêu, để được thừa nhận. Một trong những cách đó là QHTDTHN. Một bộ phận sinh viên nghĩ rằng nếu khi u người đó có QHTDTHN với mình thì mới chứng tỏ họ u mình. Vì điều đó, nhiều người đã mong muốn, địi hỏi người yêu thể hiện bằng cách đó. Nhưng trên thực tế, có nhiều người sau khi thừa nhận tình u bằng cách đó đã phải gánh hậu quả như việc có thai ngồi ý muốn, người yêu chối bỏ. Đó là một bài học cho mỗi người khi yêu nhau.

Sinh viên Đ.T.N.L ( ca 4) đưa ra ý kiến của mình:

“Những người con trai đến với em cũng có lối sống rất thống. Đó là những người muốn được thừa nhận về tình yêu, thừa nhận về giới tính. Em nghĩ u nhau có quan hệ tình dục mục đích để tạo niềm vui cho nhau chứ khơng có mục đích muốn xây dựng gia đình, ràng buộc nhau. Như vậy, mối quan hệ mới thoải mái, dễ chịu được. Mối quan hệ của em với nhữngngười con trai đến rất nhanh và qua đi cũng nhanh nhưng em cảm thấy mọi cái thoải mái vì khơng có gì ràng buộc nhau.”

Chiếm tỉ lệ 48.1 % là số sinh viên đánh giá những nam giới có QHTDTHN thì thường “tự hào về vẻ bề ngồi ” của mình. Đây cũng là một đặc điểm ở nam giới có QHTDTHN chiếm tỉ lệ tương đối. 45.7 % tỉ lệ sinh viên nói rằng nam giới QHTDTHN có đặc điểm là muốn được “thừa nhận về giới tính”. Giới tính ở đây là vấn đề liên quan đến sinh học, chứng tỏ bản thân mình là người “đàn ông” thực sự.

Một số sinh viên giải thích rằng, cần phải “thử” để biết bản thân mình có bình thường khơng ? có gặp vấn đề gì khơng ? Từ suy nghĩ đó mà khơng ít sinh viên đã dùng cách QHTDTHN như một biện pháp để “kiểm tra” bản thân mình.

Một đặc điểm khác được sinh viên đánh giá ở những nam sinh viên có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 69 - 85)