Ly hôn của người Chăm Bani ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân và gia đình người chăm bani hiện nay (qua khảo cứu tại tỉnh ninh thuận và tỉnh bình thuận) (Trang 46 - 68)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Thực trạng về đời sống hôn nhân của người Chăm Bani ở tỉnh Ninh Thuận

2.1.2. Ly hôn của người Chăm Bani ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận

Thuận hiện nay

Nếu như kết hôn là điểm khởi đầu thì ly hôn được coi là điểm kết thúc của cuộc hôn nhân. Trong thời gian chung sống, đôi vợ chồng thường xuyên nảy sinh xung đột, bế tắc. Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa, họ có thể chấm dứt mối quan hệ vợ chồng bằng cách quyết định ly hôn. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng lại là một giải pháp cần thiết khi tình cảm vợ chồng thực sự tan vỡ. Tuy nhiên, ly hôn vẫn là sự thất bại và là cái kết đáng buồn trong hôn nhân.

Mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo có quan niệm khác nhau về ly hôn. Đối với Đạo Công giáo, Kinh Thánh quy định vợ chồng bất khả phân ly dù trong

hoàn cảnh hay lý do nào. Nguyên nhân sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng phải sống chung thủy với nhau chính là sự trung tín của Thiên Chúa và sự trung tín của Đức Kitô với Hội Thánh. Islam cũng vậy, độc thân đối với các tín đồ là một điều tội lỗi, kể cả người không lập gia đình hay những người từ bỏ gia đình. Điều này đã được Mohamad mô tả khá chi tiết trong Kinh Qur’an rằng, việc mà Allahi ghét nhất là ly dị. Tuy nhiên, luật tục Chăm Bani không ép buộc các cặp vợ chồng không hạnh phúc mà phải sống chung, như vậy là mang đến khổ đau cho người khác và cho chính mình. Do đó, khi mâu thuẫn không thể giải quyết, họ được phép ly hôn. Trong khuôn khổ cho phép, luận văn chỉ tìm hiểu về nguyên nhân và thủ tục ly hôn; hậu quả ly hôn của người Chăm Bani ở hai tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.

2.1.2.1. Nguyên nhân và thủ tục ly hôn của người Chăm Bani ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận hiện nay

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác [41, tr. 13]. Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra khiến cho các đôi vợ chồng dẫn đến ly hôn. Trong luật Adat Chăm cũng đã dành h ng một chương để nói về vấn đề này.

Ly hôn có hai dạng: một là cả hai vợ chồng cùng thuận tình đồng ý xin ly hôn; hai là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc một bên chồng. Trường hợp thứ nhất, cả hai vợ chồng chung sống với nhau một cách miễn cưỡng “không đậm tình nghĩa như xưa [57, tr. 263. Hoặc hai vợ chồng chung sống với nhau lâu năm nhưng người vợ hoặc người chồng không có khả năng sinh con. Lúc này họ muốn lấy vợ hoặc lấy chồng mới để sinh con nối dõi. Một vài trường hợp khác ly hôn do tình trạng tảo hôn

sớm, cả hai vợ chồng chưa đủ chính chắn, kinh tế chưa ổn định để cùng xây dựng gia đình.

Ly hôn cũng có thể xảy ra khi một bên có yêu cầu xin ly hôn. Người đàn ông Bani có quyền ly hôn vợ trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, vợ ngoại tình;

Thứ hai, vợ chửi chồng và cha mẹ tổ tiên;

Thứ ba, vợ bỏ nhà, bỏ chồng trong ba tháng mà không có lý do chính đáng;

Thứ tư, vợ không chăm sóc gia đình, con cái; chửi bới bố mẹ, làng xóm [57, tr. 285].

Trong các nguyên nhân trên, tội ngoại tình được coi là một trong những tội nặng nhất để người chồng ly hôn vợ. Ngoại tình là tội chỉ người vợ đã có chồng nhưng gian dâm với người khác không phải chồng mình. Ngược lại, người chồng ngoại tình là người chồng không chung thủy với vợ mình mà gian dâm với người phụ nữ khác. Kinh Qur’an có nói: “Đối với người phụ nữ và người đàn ông phạm tội Zinâ (gian dâm), hãy đánh cả hai một trăm roi và chớ động lòng thương hại họ trong việc chấp hành Lệnh phạt của Allah nếu các ngươi (thật sự) tin tưởng nơi Allah và nơi Ngày Phán xét cuối cùng. Và hãy mời một số người tin tưởng đến chứng kiến việc trừng phạt hai (tội này)” [Surah24, tr. 2]. Dù là người vợ hay người chồng ngoại tình thì cũng đều mang điều tiếng xấu, nhưng nặng nhất là thân phận đàn bà. Trong tập thơ “Ariya pato adat paley” (Thơ dạy đàn bà) và “Ariya muk thruk paley” (Bà tổ quê hương) đã lên án loại đàn bà lẳng lơ, không giữ đạo nhà, không chung thủy với bạn đời mà gian dâm với người đàn ông khác. Tập thơ viết:

“Ngoại tình với vợ, chồng người ta Không tuân theo đạo lý cha ông

Đạo làm vợ chớ nên

Học thói lắm mồm nói chuyện người ta Loại đàn bà lẳng lơ

Người đời chê mới biết xấu hổ” [57, tr. 150].

Theo quy định của luật tục Chăm Bani, nếu người vợ lén lút ngoại tình với kẻ khác mà đối đãi với người chồng không được như thỏa thuận nhưng người chồng không bắt được quả tang, hoặc cha mẹ bên vợ thường hay mắng chửi người chồng, không thể ở nhà vợ được phải quay về nhà cha mẹ mình thì trước khi về phải làm giấy tự viết rõ nguyên cớ trình cho làng rằng mình không ở chung nhà vợ nữa. Sau khi trình làng sở tại, người chồng không lai vãng bên nhà vợ mà người vợ có thai không phải con người chồng thì người vợ bị quy vào tội gian phạm. Tuy nhiên, việc quy kết tội người vợ ngoại tình hay không còn trinh thục thì cũng phải đưa ra chứng cứ thuyết phục nếu không người chồng sẽ bị phạt. Điều này được ghi rõ trong Kinh Qur’an: “Và đối với những ai buộc tội những người phụ nữ trinh thục (phạm tội gian dâm) nhưng không đưa ra đủ bốn người chứng (để xác minh cho lời cáo buộc của họ), hãy đánh chúng tám mươi roi và sau đó chớ bao giờ ghi nhận bằng chứng từ chúng nữa” [Surah24, tr. 4]. Còn nếu người vợ ngoại tình bị bắt quả tang thì người vợ và cả tộc họ vợ phải đem lễ vật đến thú lỗi với cha mẹ và tộc họ bên chồng đồng thời bị phạt vạ. “Ngày xưa phạt lễ trầu rượu, bỏ giỏ trôi sông. Ngày nay phải xử nghiêm bằng luật lệ” [57, tr. 225]. Lúc này người chồng có quyền ly hôn vợ. Nhưng trong trường hợp người vợ có thai (là con của người chồng) hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được quyền yêu cầu xin ly hôn nhằm bảo vệ sức khỏe, quyền lợi hợp pháp của bà mẹ và trẻ em trong giai đoạn mang thai.

Thứ nhất, chồng chửi bới vợ, cha mẹ, tổ tiên bên vợ thậm tệ;

Thứ hai, chồng uống rượu, bỏ bê nhà cửa, không làm ăn nuôi vợ con; Thứ ba, chồng theo vợ bé không được vợ cả đồng ý. [57, tr. 285] Như vậy, dù bất kỳ lý do nào, chính đáng hay không chính đáng. Khi mà cả hai vợ chồng, hoặc một trong hai người không thể chung sống với nhau nữa. Họ có quyền xin ly hôn dưới sự giúp đỡ của cha mẹ tinh thần, là người đã đứng ra gắn kết cho đôi vợ chồng năm xưa.

Do vậy, hai vợ chồng sẽ biện một cơi trầu đến nhà cha mẹ tinh thần xin thưa trình với Allah và bề trên cho họ được phép ly hôn. Sau khi nghe đôi vợ chồng trình bày lý do, cha mẹ tinh thần khuyên giải và cho thời gian chờ đợi ba tháng để xem người vợ có mang thai không. Lúc này hai vợ chồng sống ly thân. Nhưng đôi bên có thể đoàn tụ nếu một trong hai người tỏ ý hối hận và được người kia chấp nhận. Sau đó chuyện ly hôn tự động được hủy bỏ. Nhưng nếu sau đó lại nảy sinh rắc rối thì việc ly hôn được tuyên bố lần thứ hai.

Ly hôn cấp hai cũng giống như lần trước, cha mẹ tinh thần sẽ tìm cách khuyên giải đôi vợ chồng, đưa ra một số hậu quả nghiệm trọng sau ly hôn. Sau một thời gian hòa giải mà mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết, đôi vợ chồng không còn thắm tình nghĩa như xưa thì luật sẽ không trì hoãn hay cản trở việc đôi bên tái xây dựng gia đình riêng cho mình.

Lúc này, ly hôn chính thức được cha mẹ tinh thần chấp nhận. Một số trường hợp khi có nguyên cớ chính đáng thì tòa án cũng có thể xử lý, không cần phải có cha mẹ thuận tình. Tuy nhiên, thủ tục ly hôn của người Chăm Bani vẫn mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo. Do đó, lễ ly hôn được tiến hành tại nhà gái dưới sự chứng kiến của hai bên tộc họ nhà trai và nhà gái. Thành phần tham dự gồm có: hai ông trưởng tộc cha mẹ hai bên; cha mẹ tinh thần hai vợ chồng cùng một số bà con gần gũi.

Cha mẹ tinh thần sẽ đại diện tiến hành nghi lễ trình báo thần linh, tổ tiên tộc họ bên vợ xin loại trừ người chồng ra khỏi nhà vợ. Sau đó cha mẹ tinh thần xé đôi lá trầu đưa cho mỗi người một nửa với ngụ ý tình nghĩa vợ chồng từ đây đã đoạn tuyệt. Từ đó hai người ly hôn “đường ai nấy đi, nẻo ai nấy bước” (bha jalan bha tah bha Chanah bha nau) [57, tr. 264].

Sau khi hoàn tất thủ tục dưới sự chứng kiến của cha mẹ, họ hàng đôi bên. Đôi vợ chồng phải trình báo cơ quan ban hành pháp luật về việc ly hôn. Nhưng một thời gian lại muốn quay lại thì người vợ hoặc người chồng phải có làng sở - tại, hương chức chứng nhận thì cuộc hôn nhân đó mới có giá trị [57, tr. 288]. Tuy vậy, các đôi vợ chồng người Chăm Bani chỉ có thể quay lại với nhau hai lần. Nếu ly hôn đến ba lần hoặc nguyên nhân ly hôn là vì người vợ ngoại tình thì giáo luật của người Chăm Bani buộc hai vợ chồng đó không thể quay lại với nhau.

2.1.2.2. Hậu quả ly hôn của người Chăm Bani ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận hiện nay

Mặc dù ly hôn dựa trên tinh thần tự nguyện và mang đến lối thoát cho cả hai người khi đời sống hôn nhân không hạnh phúc nhưng hậu quả của việc ly hôn lại không mấy tốt đẹp. Đối với người Chăm Bani ở hai tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận, khi ly hôn, người đàn bà không giữ được vị thế trong gia đình, không còn sự tín nhiệm của dòng họ trong các nghi lễ. Đàn ông thì không được tham gia vào giới chức sắc và những việc quan trọng của cộng đồng. Thậm chí họ còn mang tai tiếng và bị coi thường trong xã hội. Adat Chăm có nói: “Bỏ nhau làm tan cửa nát nhà, tộc họ tiếng xấu, xóm làng cười chê”[57, tr. 224].

Khi hai vợ chồng ly hôn, hậu quả của nó còn gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như việc giáo dục, nuôi dạy con cái. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình nước ta hiện nay: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ

trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái” [41, tr.16]. Kinh Qur’an cũng cho rằng con cái không phải là gánh nặng của với cha mẹ mà là niềm hạnh phúc, là ân huệ cao quý mà Allah ban tặng. Cha mẹ là bề tôi của Allah, được Allah ân sủng và giao cho trọng trách sống đúng mực, nhân nghĩa và có trách nhiệm với con cái. Không có trách nhiệm với con cái là đánh mất đi tình thương con người, mất đi giá trị đạo đức và mắc vào một trong những trọng tội mà Allah cấm đoán. Chính vì thế, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng không được phép ruồng bỏ đứa con do mình sinh ra. Đối với người Chăm Bani ở Ninh Thuận và Bình Thuận cũng vậy, sau khi ly hôn bố mẹ phải có trách nhiệm nuôi nấng, chăm lo cho con cái. Tuy nhiên, theo Luật tục: “Khi nào vợ chồng ly dị mà có con thời con ấy giao cho người mẹ của nó, nếu sau người mẹ chết thời thân tộc bên mẹ nuôi nấng con ấy” [57, tr. 287]. Người chồng không được quyền mang con theo dù trong bất cứ trường hợp nào. Bởi vì người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đàn bà là chủ thể trong gia đình, khi đứa con vừa mới sinh ra đã được làm lễ gia nhập tổ tiên bên mẹ và mang họ của mẹ. Còn người chồng là người ngoại tộc, cho nên khi người chồng mang con về nhà mình sẽ khác tổ tiên và không được gia đình chấp nhận. Sau này đứa con sẽ không có tộc họ nào đứng ra dựng vợ gả chồng và dĩ nhiên khi chết không được nhập chung một nghĩa địa Ghor. Người chồng chỉ có trách nhiệm chu cấp cho vợ hàng tháng để người vợ nuôi con.

Chúng cũng có thể về ở với người cha chỉ khi người mẹ đi lấy chồng khác, không chăm lo con cái hay để chúng thiếu thốn. Hoặc gia đình bên vợ không đủ khả năng chăm sóc, dạy dỗ con cái thì hai bên thống nhất về quyền nuôi con. Mặc dù vậy, trên thực tế đứa con vẫn thuộc họ tộc bên mẹ và có mối quan hệ mật thiết với dòng họ nội (họ mẹ), khi chết đi phải được chôn ở nghĩa địa bên mẹ.

Sau ly hôn, tài sản giữa vợ và chồng cũng được Luật tục Chăm Bani phân chia rõ ràng. Trong khi người phụ nữ Islam chỉ nhận được một nửa phần của nam giới. Vì người đàn ông phải gánh vác nhiệm vụ bảo vệ, che chở cho tất cả phụ nữ và con trẻ trong gia đình, do đó những tiêu dùng bắt buộc cần thiết cao hơn nhiều so với phụ nữ. Một nửa số tài sản mà người phụ nữ được phân chia có thể coi là rất nhiều vì đó chỉ dành cho riêng một mình họ. Thì người phụ nữ Chăm Bani vì phải nhận trách nhiệm nuôi dạy và chăm sóc con cái nên sau khi ly hôn luôn được hưởng nhiều tài sản hơn chồng mình. Điều này cũng hợp lý với Luật Hôn nhân và Gia đình nước ta khi cho rằng cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất đi năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nhưng ở một góc độ khác, việc phân chia tài sản sau ly hôn dựa trên nguyên tắc của tôn giáo chứ không trên nguyên tắc thỏa thuận và tự nguyện giống như Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Sau khi ly hôn thì quan hệ giữa cha mẹ – con cái vẫn tồn tại nên việc giải quyết cho ai nuôi con trước hết dựa trên cơ sở do vợ, chồng thỏa thuận cũng như các quyền và nghĩa vụ đối với con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Đối với con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con”. Đồng thời “1. Việc chia tài sản sau ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toàn án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu riêng của bên đó; 2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây: a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem

xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này; b) bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập; c) tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch” [41, tr. 17,18].

Theo luật tục của người Bani, khi người vợ có lỗi mà hai vợ chồng không có con nối dõi thì người vợ vẫn được hưởng hai phần ba số tài sản, phần còn lại thuộc về người chồng. Còn nếu hai vợ chồng có con sau khi ly

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân và gia đình người chăm bani hiện nay (qua khảo cứu tại tỉnh ninh thuận và tỉnh bình thuận) (Trang 46 - 68)