Một số hạn chế trong hôn nhân và gia đình người Chăm Bani ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân và gia đình người chăm bani hiện nay (qua khảo cứu tại tỉnh ninh thuận và tỉnh bình thuận) (Trang 76 - 78)

7. Kết cấu của Luận văn

3.1. Đánh giá chung về đời sống hôn nhân và gia đình của người Chăm Bani ở

3.1.2. Một số hạn chế trong hôn nhân và gia đình người Chăm Bani ở tỉnh

hiện nay ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận hiện nay

Trong quá trình tìm hiểu, phân tích về đời sống hôn nhân và gia đình người Chăm Bani ở tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận, bên cạnh những mặt tích cực ở trên, chúng tôi tìm thấy vẫn còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất, mặc dù việc kết hôn, ly hôn của người Chăm Bani hiện nay tuân thủ theo quy định của pháp luật và của luật tục Chăm nhưng vẫn còn

rất nhiều trường hợp tảo hôn. Những trường hợp này không những không được pháp luật công nhận mà còn chịu hình phạt của cộng đồng. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là vì những quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình mà Nhà nước ta quy định chưa được người dân tiếp thu và thực hiện. Bên cạnh đó, những nguyên tắc, luật lệ mà cộng đồng người Chăm Bani đưa ra vẫn chưa có tính thống nhất và chặt chẽ. Do đó vẫn còn tình trạng thanh niên tảo hôn sớm ở độ tuổi nam, nữ từ 16, 17 tuổi, tổ chức nghi lễ mà không cần giấy đăng ký kết hôn hay sự đồng ý của tổ chức tôn giáo.

Thứ hai, điều kiện để đôi nam nữ Chăm Bani kết hôn khá khắt khe. Khi nam, nữ phải thực hiện nghi lễ thành niên (Katat, Karoh), phải là người khác dòng họ, cùng tôn giáo, cùng dân tộc. Nếu không đủ các điều kiện trên thì việc kết hôn bị cản trở. Nhất là nguyên tắc kết hôn với người khác tôn giáo sẽ bị coi là người “uế tạp”, bị cộng đồng miệt thị vì đó là điều cấm ky. Dù rằng hiện nay vẫn có một số trường hợp người Chăm Bani kết hôn với người khác tôn giáo nhưng người khác tôn giáo phải tuân thủ lễ nghi phép tắc, phải biết tiếng Chăm và nhiều nghi thức cầu kỳ. Đây được coi là một trong những bất cập cản trở đến tình yêu, hôn nhân tiến bộ trong một xã hội hiện đại như ngày nay, không phù hợp với Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay.

Thứ ba, người Chăm Bani là cộng đồng dân tộc mang văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo vô cùng đặc sắc và sinh động. Điều đó thể hiện qua những nghi thức thờ cúng trong lễ hội, trong tang ma hay cưới hỏi. Tuy vậy, vẫn còn một số nghi lễ, nghi thức rườm rà, lạc hậu, gây tốn kém nhiều về thời gian và tiền của.

Thứ tư, trong hôn nhân và gia đình người Chăm Bani, đề cao vai trò con người, nhất là người phụ nữ luôn được cộng đồng coi trọng. Biểu hiện ở việc phân chia tài sản cho cháu gái nhiều hơn cháu trai, người con gái út lo hương hỏa

tổ tiên, nghi lễ thành niên dành cho các cô gái được tổ chức rầm rộ hơn lễ thành niên dành cho các chàng trai,… Kể cả giải quyết hậu quả sau ly hôn, dù người vợ có lỗi hay không thì vẫn được hưởng tài sản nhiều hơn chồng, được quyền nhận nuôi con và đồng thời người chồng phải quay trở về nhà cha mẹ anh ta. Như vậy, đời sống hôn nhân, gia đình mang tính mẫu hệ của người Chăm Bani đã gây ra sự bất bình đẳng về giới và quyền lợi.

Thứ năm, người Chăm Bani hiện nay dù theo hình thái đại gia đình hay tiểu gia đình thì họ vẫn sống theo vùng, theo làng (gọi là pley). Lợi thế của lối sống này giúp bà con bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau về tinh thần cũng như vật chất. Tuy nhiên, do lối sống co cụm nên họ ít giao tiếp với văn hóa bên ngoài, với công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Thay vào đó họ luôn gắn bó với nền kinh tế truyền thống như nông nghiệp, thủ công. Điều này gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Nhất là những thế hệ thanh thiếu niên, khi chỉ biết quanh quẩn ở xóm làng mà ít được giao lưu, mở rộng, bồi dưỡng tri thức đa dạng bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân và gia đình người chăm bani hiện nay (qua khảo cứu tại tỉnh ninh thuận và tỉnh bình thuận) (Trang 76 - 78)