Mối quan hệ giữa ông bà với con cháu, giữa các anh, chị, em và mố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân và gia đình người chăm bani hiện nay (qua khảo cứu tại tỉnh ninh thuận và tỉnh bình thuận) (Trang 68)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.2. Mối quan hệ giữa ông bà với con cháu, giữa các anh, chị, em và mố

em và mối quan hệ nuôi dƣỡng trong gia đình ngƣời Chăm Bani ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận

2.2.2.1 Mối quan hệ giữa ông bà với con cháu, giữa anh, chị, em

Cho đến nay, hình thái tiểu gia đình của người Chăm Bani ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vẫn chưa thật sự độc lập. Trong lòng các tiểu gia đình có chứa đựng mầm mống những “ý định” nhằm “phục hồi” đại gia đình mẫu hệ một khi có điều kiện. Bởi sự tồn tại của tiểu gia đình cũng luôn chịu sự chi phối của nhóm gia đình thân thuộc và của dòng họ. Nhất là các nguyên tắc, quy ước về sự phân chia tài sản, về quyền sở hữu, quản lý tài sản lớn như nhà cửa, ruộng đất, trâu bò,…Đặc biệt, những lễ nghi tôn giáo luôn hiện diện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày như tang ma, cưới hỏi, các lễ hội lớn buộc các thành viên trong đại gia đình không thể tách rời khỏi nhau.

Do vậy mà ngoài hai mối quan hệ cơ bản giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái, trong gia đình người Chăm Bani từ xưa đến nay vẫn đang tồn tại song song mối quan hệ giữa ông bà với con cháu, giữa các anh,

chị, em với nhau. Không quá khó để tìm thấy hình ảnh con cái quây quần bên bố mẹ cùng ông bà trong bữa cơm hằng ngày của người Chăm Bani ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Theo nguyên tắc của cộng đồng hiện nay, sau khi kết hôn, người đàn ông phải về sống và tạo lập kinh tế, làm ra của cải cho bên vợ. Nhất là người con gái út, phải chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ suốt đời. Lúc này số thành viên trong gia đình tăng lên, bao gồm một cặp vợ chồng, con cái của họ cùng bố mẹ vợ. Một số cặp vợ chồng có điều kiện, muốn ở riêng nên đã xây ngôi nhà khác cạnh nhà cha mẹ để tiện chăm sóc. Dù có chung sống cùng một mái nhà hay không thì mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái vẫn gắn bó bền chặt với nhau. Và tình cảm giữa ông bà với con cháu cũng không có sự thay đổi.

Đã là con cháu trong gia đình, có cùng dòng họ, cùng huyết thống nên ông bà dành tình thương yêu cho tất cả các cháu. Nhưng đối với người Chăm Bani theo chế độ mẫu hệ, sau khi cha mẹ mất đi, người con gái út nhận nhiệm vụ lo hương hỏa. Kế tiếp nhiệm vụ này lại là người cháu gái út của cô con gái út. Do đó, dù không có sự phân biệt cháu trai hay cháu gái, nhưng ông bà vẫn thương yêu và để lại tài sản cho cô cháu gái út nhiều hơn các cháu khác. Phàm ông bà chỉ có cháu trai mà không có cháu gái thì cháu trai vẫn được quyền hưởng tài sản của ông bà. “Nếu có di sản bà cao tổ, tằng tổ để lại về phần thực của bà hay của mẹ con cháu trai thời phải trích hương hỏa một phần ba giao cho thân tộc gái gần nhất bên mẹ canh quản phụng sự tổ tiên. Còn bao nhiêu cháu trai được quyền quản trị. Nhưng muốn sử dụng tài sản ấy phải có thân tộc gần nhất bên mẹ thuận ký giấy tờ mới được sử dụng” [57, tr. 297].

Bằng kinh nghiệm sống, ông bà đã truyền dạy cho con cháu những điều hay lẽ phải, những giá trị văn hóa tốt đẹp trong gia đình, trong cộng đồng. Những giá trị ấy được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ, qua câu

truyện, lời ru hằng ngày. Dù mộc mạc, giản dị nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Một số câu chuyện lại mang đậm dấu ấn cảm quan thần thoại nói về phong tục tập quán, về niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng. Người Chăm Bani tin rằng, nhờ vào sự giúp đỡ của Allah, của sự nhiệm mầu nào đó mà những người tốt bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng. Ngược lại, những người làm điều xấu sẽ luôn gặp quả báo do các vị thần soi xét, trừng phạt. Bên cạnh đó, còn có một số truyện thế sự phản ánh đời sống hiện thực, chủ yếu giáo dục con cháu về tình yêu, về những nguyên tắc cấm kỵ trong hôn nhân và gia đình. Dù nhiều câu chuyện hư ảo, hoang đường nhưng nội dung của nó lại mang tính giáo dục cao, hướng con cháu đến cái “Chân”, cái “Thiện”.

Nếu không có ông bà thì không có cha mẹ và sẽ không có sự tồn tại chúng ta nên con cháu phải biết hiếu thảo, kính trọng ông bà. Không những lúc còn sống mà khi mất đi, con cháu phải có trách nhiệm lo hương hỏa, mồ mả và cầu nguyện với Allah cho ông bà mau siêu thoát. Đối với ông bà nội (bố mẹ của mẹ) là thế, còn đối với ông bà ngoại (bố mẹ của bố), con cháu không có trách nhiệm thờ cúng nhưng vẫn hết lòng kính trọng ông bà. Nếu ai hỗn láo với ông bà và những người lớn tuổi thì người đó bị coi là người vô đạo đức. Vì “không phân biệt được cái đầu, cái đuôi, ai sinh ra họ (nhu ô thâu akauk iku, they munuk nhu tabiak) [57, tr. 158]. Gia đình, họ tộc phải có trách nhiệm giáo dục người đó.

Không chỉ con cháu kính trọng, hiếu thảo với ông bà mà các anh, chị, em trong gia đình còn phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Mối quan hệ giữa các anh, chị, em trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống.

Với tâm lý thích con gái vì con gái là thành viên “cố định” và lo hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Gia đình nào chưa có con gái vẫn tiếp tục

nuôi hi vọng. Nên tình trạng đông con vẫn diễn ra trong gia đình người Chăm Bani ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận dẫn tới sự phức tạp trong mối quan hệ giữa các anh, chị, em với nhau. Tuy vậy, với những nguyên tắc khắt khe và những lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ, các anh, chị, em không được ganh ghét, đố kỵ lẫn nhau vì sự bất bình đẳng về những quyền lợi vật chất cũng như tinh thần. Mà phải luôn tôn trọng nhau, kính trên nhường dưới, luôn giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, trong lao động sản xuất.

2.2.2.2. Mối quan hệ nuôi dưỡng

Bên cạnh mối quan hệ hôn nhân, mối quan hệ cùng huyết thống, cùng dòng họ thì mối quan hệ nuôi dưỡng cũng tồn tại song song trong gia đình người Chăm Bani hiện nay. Khi tình trạng hiếm muộn xảy ra khá nhiều với các cặp vợ chồng. Làm nảy sinh vấn đề xin con nuôi với mục đích phụng dưỡng cha mẹ ốm đau về già và lo hương hỏa khi mất đi. Một số cặp vợ chồng có con, nhưng chỉ là con trai mà không có con gái, hoặc những quả phụ độc thân không có gia đình.

Con nuôi có thể là người trong tộc gần gũi hoặc người ngoại tộc. Trường hợp cha mẹ không có con hoặc không có con gái, muốn nhận con nuôi thì hai bên cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột “phải lập ra tờ khoán ước có lý hương sở tại mẹ sinh của đứa con nuôi nhận thực mới có giá trị” [57, tr. 298]. Khi cha mẹ nuôi đã hoàn tất thủ tục, nhận con gái về làm con nuôi đồng nghĩa với việc có trách nhiệm và yêu thương con nuôi như con đẻ. Và khi phân chia tài sản, nếu nhận con nuôi từ lúc ba đến đến bốn tuổi thì người con nuôi ấy mới được hưởng hết tài sản của bố mẹ nuôi. Lúc này, họ hàng thân tộc gần nhất bên mẹ nuôi không được dự chia tài sản ấy. Còn nếu con nuôi lớn đến chín, mười tuổi mới đem về thì con nuôi không được hưởng trọn quyền tài sản ấy.

Trường hợp một người quả phụ không có gia đình hoặc chồng mất không có con cái mà muốn xin cháu gái trong thân tộc làm con nuôi. Đến khi người quả phụ ấy mất đi thì những tài sản mà quả phụ tạo nên, con nuôi chỉ được hưởng hai phần ba số tài sản. Phần còn lại thuộc về thân tộc gần nhất bên mẹ nuôi như: anh, chị, em ruột hay cháu gái gọi bằng dì. Còn nếu người con nuôi ấy là người ngoại tộc, không thuộc họ hàng bên mẹ thì tài sản được chia làm hai phần, trong đó con nuôi giữ một phần, thân tộc bên mẹ giữ một phần. Những tài sản liên quan đến thờ cúng như mâm đồng, nồi đồng, cái “đùn đoong” thì con nuôi không được nhận mà phải trả về cho thân tộc bên mẹ nuôi. Trường hợp các cặp vợ chồng dù có “đủ nếp, đủ tẻ” nhưng vẫn thích nhận thêm con nuôi vì tâm lý thích đông con cho vui cửa, vui nhà. Những gia đình này thường là gia đình khá giả, có điều kiện, hoặc muốn có thêm thành viên lao động tăng gia sản xuất. Nhưng không có nghĩa là cha mẹ nuôi lợi dụng, hành hạ sức lao động của con và có quyền bán con cho kẻ khác. Ngược lại, cha mẹ nuôi phải làm tròn nghĩa vụ của một người cha, người mẹ là yêu thương, chăm sóc, dạy bảo con nuôi như con đẻ mình. Với số đông các con, cả con ruột lẫn con nuôi, khi phân chia tài sản, con nuôi chỉ nhận nhiều nhất là một phần năm của mỗi phần.

Nhận được sự thương yêu, đứa con nuôi cũng phải hiếu thảo và tôn trọng cha mẹ nuôi như cha mẹ ruột. Nếu cha mẹ nuôi mất đi, đứa con nuôi hưởng gia tài của cha mẹ nuôi mà bỏ phế không thờ tự hay ngỗ nghịch đối đầu, hỗn láo với thân tộc bên mẹ nuôi thì thân tộc bên mẹ nuôi do tòa cáo giác xin trục xuất ra khỏi nhà và thu hồi tài sản của mẹ nuôi.

Luật tục Chăm Bani cũng quy định, phàm đứa con nuôi là trai hay gái, thân tộc hay ngoại tộc tuyệt đối không bao giờ được phép kết hôn với bố hoặc mẹ nuôi. Làm như vậy là loạn luân, mang trọng tội rất nặng. Ngay cả việc kết hôn với bà con thân tộc bên mẹ nuôi, dù xa mấy đời cũng không được.

Tiểu kết chƣơng 2

Hôn nhân và gia đình người Chăm Bani là một hình thái của tiểu gia đình mẫu hệ, chung sống với nhau dựa trên tình yêu thương, lòng chung thủy và trách nhiệm. Một trong những vấn đề cốt lõi được coi là tiến bộ trong hôn nhân và gia đình của người Chăm Bani chính là vị trí của người vợ được đề cao và nâng lên tầm quan trọng. Họ nắm giữ mọi quyền hành trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần. Được làm chủ bản thân, học hỏi, giao tiếp và trau dồi kinh nghiệm. Đây là điều mà dường như rất hiếm xảy ra ở người phụ nữ Muslim.

Qua những nghi thức cưới hỏi, những nghi lễ trong gia đình và qua các mối quan hệ cơ bản, có thể thấy, gia đình người Chăm Bani có vai trò không nhỏ đối với mỗi thành viên trong việc thực hiện các chức năng của mình. Nó không chỉ là cái nôi giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp mà còn là môi trường giáo dục đầu tiên hình thành nên nhân cách con người. Một môi trường giáo dục giàu tính nhân văn, nhân đạo với nếp sống trật tự, kỷ cương nhằm hun đúc tâm hồn, giúp cho thế hệ con cháu ngày hoàn thiện bản thân và hướng về Chân – Thiện – Mỹ. Tuy nhiên, vẫ còn nhiều khó khăn đòi hỏi bản thân mỗi tín đồ Chăm Bani cần giữ gìn những giá trị tốt đẹp, hạn chế những thủ tục lạc hậu.

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍCH CỰC TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NGƢỜI CHĂM BANI Ở TỈNH

NINH THUẬN VÀ TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY

3.1. Đánh giá chung về đời sống hôn nhân và gia đình của ngƣời Chăm Bani ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận hiện nay

3.1.1. Một số giá trị tích cực trong hôn nhân và gia đình người Chăm Bani hiện nay ở tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận hiện nay Chăm Bani hiện nay ở tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận hiện nay

Hôn nhân và gia đình của người Chăm Bani ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận được coi là hôn nhân tiến bộ, gia đình bền vững khi những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình mà Nhà nước ta ban hành được họ thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Đây chính là tiền đề cơ bản để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh với lối sống đạo đức chuẩn mực. Hôn nhân của người Chăm Bani trước hết được dựa trên tình yêu, lòng chung thủy và tự nguyện. Mặc dù chịu ảnh hưởng của Islam giáo đi kèm với chế độ đa thê (người đàn ông được phép lấy không quá bốn vợ) nhưng ở cộng đồng người Chăm Bani, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã được thiết lập chặt chẽ trong gia đình. Người đàn ông hay người phụ nữ phải hoàn tất thủ tục ly hôn và chấm dứt tình cảm với người vợ (hoặc chồng) của mình mới có thể lập gia đình mới. Bởi theo quan niệm của người Chăm Bani cho rằng kết hôn một vợ một chồng thì cuộc sống sẽ giàu sang sung túc. Việc kết hôn của người Chăm Bani, ngoài sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng hai bên, của Allah còn phải được pháp luật công nhận. Do vậy mà khi đăng ký kết hôn, ly hôn, người Chăm Bani ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện nay đã tới ủy ban hay nơi ban hành pháp luật gần nhất để đăng ký. Bên cạnh đó, luật tục Chăm quy định, người nam phải từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn với nhau. Quy định này không những tuân thủ theo quy định của Nhà nước mà còn tránh

được tình trạng rạn nứt gia đình do chưa suy nghĩ chính chắn và chưa đủ trưởng thành của cặp đôi.

Về gia đình, qua việc phân tích các mối quan hệ trong gia đình bao gồm mối quan hệ vợ - chồng, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, mối quan hệ ông bà, anh, chị, em và nuôi dưỡng, có thể khẳng định rằng, gia đình của người Chăm Bani không những là gia đình bền vững mà còn là một thiết chế có tôn ti, trật tự. Gia đình đóng vai trò độc đáo và không thể thay thế được trong việc dạy dỗ con cái, là cái nôi giáo dục, hình thành nhân cách đầu tiên cho con trẻ khi bước ra xã hội. Gia đình dạy cho các con tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau và nhất là sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. Nếu một người sống trong gia đình biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thì khi ra ngoài xã hội cũng sẽ yêu thương và tôn trọng người khác. Sự hiếu thảo ấy luôn gắn liền với những lời nói, hành động cử chỉ hằng ngày. Và hơn hết, khi ông bà, cha mẹ mất đi, lòng hiếu thảo của con cháu còn thể hiện qua việc thờ cúng. Thờ cúng tổ tiên từ xưa đến nay vẫn còn được lưu giữ, truyền từ thế hiện này sang thế hệ khác. Thờ cúng tổ tiên không chỉ thờ cúng ông bà đã mất mà còn thờ cúng những vị thần có công với làng xã, với cộng đồng. Vào tháng chay Ramanda, dịp lễ tết, đám cưới, tang ma hay những nghi thức cúng tế trong gia đình, các thành viên trong gia đình sum vầy, cùng chuẩn bị sắm sửa mâm lễ tinh khiết để dâng cúng. Những văn hóa tín ngưỡng này đã trở thành thói quen, đi vào nề nếp và góp phần tô đậm, làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc. Gia đình không chỉ là nơi truyền đạo, dạy bảo các lễ nghi phép tắc, các nghi thức thờ cúng mà còn trở thành trường học đầu tiên giáo dục về đạo đức. Với mục đích hướng con cháu đến “Chân – Thiện – Mỹ”, thế hệ đi trước luôn muốn con cháu tránh làm việc ác, năng làm việc thiện. Với thông điệp đó, ông bà cha mẹ đã để lại những câu ca dao, tục ngữ sinh động

hay âm nhạc, điệu múa uyển chuyển. Song song với những chức năng đó, gia đình còn là nơi truyền thụ các giá trị văn hóa, đạo đức, tôn giáo, những kinh nghiệm lao động sản xuất đã được đúc kết trong cuộc sống hằng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân và gia đình người chăm bani hiện nay (qua khảo cứu tại tỉnh ninh thuận và tỉnh bình thuận) (Trang 68)