Du Già (Yoga) không phải là tên người, mà tên của một tông phái trong Phật giáo có nghĩa là phối hiệp, tương ứng Tức là những phương pháp tu hành, luyện đạo mục đích là làm cho thần hồn của mình (Jivâtma)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội (Trang 79 - 83)

tương ứng. Tức là những phương pháp tu hành, luyện đạo mục đích là làm cho thần hồn của mình (Jivâtma) phối hiệp với cáu hồn chung cùng bao quát vạn vật (Paramata). Du Già giáo cũng gọi là Mật giáo, sở trường về Tam Mật: Thân, Khẩu, ý. Ai chứng ngộ ba chỗ bí mật ấy thì thành Phật. Giáo luận có bộ Du Già sư địa luận. Các nhà sư Du Già bên ấn Độ là hàng cao cấp nhất trong đạo Bàlamôn, sở trường về môn Thiền Định.

Đại Việt, lại có cách thức ăn uống kỳ lạ, đã làm cho các sử quan ngạc nhiên và chép lại vào chính sử. Thông tin ít ỏi này chỉ ra cho chúng ta thấy những yếu tố tâm linh và quan điểm về tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm đã ảnh hưởng mạnh tới cư dân Việt, bao gồm cả những người sống ở Thăng Long. Sau này chính nhà sư của phái Du Già đã có nhiều đóng góp vào phát triển Phật giáo Mật Tông ở Đại Việt nói chung và Thăng Long nói riêng.

Những dấu ấn Tôn giáo Chùa Bà Đanh

Tại Thăng Long dấu ấn tôn giáo ảnh hưởng Chăm chủ yếu là Phật giáo, với sự xuất hiện những ngôi chùa từ thời Lý - Trần. Ban đầu có thể những ngôi chùa đó không mang chức năng như những ngôi chùa như sau này, nhưng nó cũng là tiền đề căn bản cho các yếu tố tâm linh Chăm ảnh hưởng tới Đại Việt. Châu Lâm tự (tục còn gọi là chùa Bà Đanh) tồn tại trong kinh thành Thăng Long như một minh chứng cho quá trình hòa hợp tôn giáo. Ban đầu, ngôi chùa này được dựng lên để phục vụ nhu cầu tâm linh cho các sứ thần người Chiêm Thành đến làm việc tại Thăng Long. Sau những biến cố của lịch sử, các đợt triều cống thưa thớt dần rồi mất hẳn.

Cũng tên gọi Bà Đanh trong lịch sử ấy được nhắc tới nhiều trong các thư tịch cổ với tư cách là một ngôi chùa mà sau này sang thời Lê sơ còn có tên khác là viện Châu Lâm. Sách Tây Hồ chí có chép: “Viện ở bờ phía Đông Nam hồ. Nhìn ra sông Tô. Xây dựng từ đời Hồng Đức nhà Lê để cho dòng dõi Lâm ấp ở (Tống gọi là Chiêm Thành, tục ta gọi là Xiêm?). Đời hậu Lê đã phá bỏ, làng Thụy Chương nhân đó làm thành chùa. Có sư nữ trụ trì, nay vẫn còn” [115; 22]. Tuy có tên gọi là một đơn vị thờ cúng có tính chất tôn giáo như vậy, nhưng bên cạnh đó nó còn mang thêm một chức năng là hành chính nữa. Theo Vũ Tuấn Sán thì “viện Châu Lâm có từ đời vua Lê Thánh Tông đặt trên bờ hồ Họ ngó mọi người như nhau, gác mình ra ngoài thêc cuộc và xem như không có các cuộc chuyển biến to lớn

và ngoảnh mặt ra sông Tô Lịch dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành đã được đưa về sau những cuộc chiến tranh Việt Chiêm” [86; 68]. Về mặt niên đại tạm xác định một cách chính xác vào thời Lê Hồng Đức với vị trí cụ thể của chùa Châu Lâm (hay Bà Đanh) đã tạm được định vị là nằm ở khu vực ven hồ Tây chỗ đoạn tiếp giáp với sông Tô Lịch. Ngày nay, “vị trí cũ của Viện Châu Lâm và chùa Châu Lâm - Bà Đanh ở góc phía tây trường Chu Văn An hiện nay” [86; 68].

Tuy nhiên viện Châu Lâm mang chức năng hành chính này lại ra đời muộn hơn só với ngôi chùa Châu Lâm/ Bà Đanh mang tư cách thờ cúng tôn giáo. “Tại nơi đây xưa còn có ngôi chùa gọi là chùa Châu Lâm cũng gọi là chùa Bà Đanh. Viện Châu Lâm sau bị bãi bỏ, riêng chùa Châu Lâm vẫn còn, nhưng ít người đền lễ bái nên có câu vắng như chùa Bà Đanh. Trong phú Tây hồ có câu Cảnh Bà Đanh hoa khép cửa chùa, chính là nói về chùa này và tình trạng bán hoang phế của nó” [86; 68].

Có thể vào thời Lê sơ hay muộn hơn nữa là sang thời Lê Trung hưng và những giai đoạn sau này, khi Nho giáo đã thịnh trị thì những yếu tố tâm linh khác trở nên bị kỳ thị bởi tầng lớp Nho sĩ. Tuy nhiên vào thời gian trước đó (thời Lý - Trần) thì chắc hẳn, ngôi chùa Châu Lâm/ Bà Đanh này đã được dựng lên ở Thăng Long và trở thành một trong những nơi thờ cúng tôn giáo của cư dân Chăm sống trên đất Việt. Và, sự có mặt của cư dân Việt tham gia vào các hoạt động thờ cúng là tất yếu. Chùa Bà Đanh, hay viện Châu Lâm được “đặt ra để người Chiêm lễ Phật” đã trở thành một trong những nơi hoạt động Phật giáo với sự tham gia của các sư nữ, và bên trong chùa tương truyền là “có tượng Bà Đanh (có lẽ là tên gọi của nữ thần người Chiêm)” [119; 139 - 140].

Sang đến thời Pháp thuộc, “dân Thụy Khuê phải nhường ngôi chùa và đất lân cận” cho người Pháp mở nhà in rồi sau này lập trường Bảo hộ (trường Bưởi). “Chùa Châu Lâm như vậy đã bị dời sang gần sát với bờ sông Tô Lịch

và sáp nhập với chùa Thụy Khuê”. Cho đến nay chùa vẫn “còn giữ được tấm bia cũ dựng năm Chính Hòa (1699) trên bia ghi chữ Châu Lâm tự hiệu Bà Đanh tự là dấu vết của chùa Châu Lâm Bà Đanh cũ” [86; 68].

Chùa Bà Đá

Ngoài chùa Bà Đanh ra, thì có rất nhiều nghi vấn liên quan đến ngôi chùa Bà Đá nằm ở phố Nhà Thờ, Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay. Tương truyền, đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ở làng Báo Thiên Tự Tháp có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá. Người ấy liền dựng một cái miếu con để thờ ngay tại nơi đào được tượng. Sau dân làng thấy thiêng mới làm thành một ngôi chùa hẳn hoi, đón sư về cúng bái. Từ đó có tên là chùa Bà Đá. Pho tượng Bà Đá đó đã bị mất trong một vụ cháy thời Pháp thuộc” [102; 371]. Có rất nhiều những đoán định của các học giả khoa học xã hội cho rằng, đây là bức tượng có nguồn gốc từ Phật giáo phương Nam (hay Chămpa), nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn không biết hình dáng và bức tượng Bà Đá ấy có hình dáng như thế nào? Chính vì vậy chưa có những kết luận khoa học chính xác cho trường hợp này. Tuy nhiên về phía bản thân, tôi vẫn đặt ra một giả thiết rằng, có lẽ những thợ thuyền người Chăm bị bắt về Thăng Long từ thời Lý đã có liên quan ít nhiều đến việc xây dựng tháp Báo Thiên. Việc họ định cư rồi sống tại làng Báo Thiên Tự Tháp chắc cũng là chuyện đương nhiên sau khi công trình đã được hoàn thiện. Cùng với con người luôn là tinh thần và niềm tin tâm linh của họ, nơi thờ cúng có lẽ cũng được xác lập trong một quy mô nhỏ, nên việc xuất hiện pho tượng Bà Đá mà chúng ta có nghi vấn là dấu vết Chămpa cũng ít nhiều hợp lý. Hay nói cách khác, chùa Bà Đá chính là một hình ảnh khác, bình dân hơn so với/của chùa Bà Đanh, với bức tượng mẹ đá như Thiên Yana/hay một nữ thần linh nào đó (?) của cư dân Chiêm Thành (Chămpa). Điều này cũng được Tạ Chí Đại Trường nhận định “chi tiết rõ rệt hơn cả của thần linh nước Chàm được họ mang theo thờ cúng trên kinh đô nước Việt là chùa Bà Đanh, tên ngày nay là chùa Bà Đá” [138; 172]. Một quan điểm khác

lại cho rằng, việc những bức tượng đá (sa thạch) trên đất Việt thường có nguồn gốc từ Chămpa, vốn dĩ người Việt trong lịch sử ít sử dụng chất liệu này để tạc tượng (thường thì sử dụng chất liệu gỗ, đất...) vì điều kiện tự nhiên ở Đại Việt không có loại đá này. Cho nên những tượng phỗng đá trong các di tích thờ cúng tâm linh của người Việt còn có tên gọi khác là phỗng Chàm, hay Thạch Quang Phật ở chùa Dâu (Bắc Ninh) cũng là một trường hợp điển hình. Quan điểm về người Chăm định cư ở làng Báo Thiên càng được khẳng định rõ ràng khi học giả người Pháp Madrolle ghi lại chi tiết “…tháp Báo Thiên được xây dựng vào thế kỷ 11, dưới thời Lý Thánh Tông với những vật liệu Chăm được đem về từ cuộc viễn chinh chống Chămpa…” [156; 16]2.

Chùa Tầu (Phổ Giác tự)

Với tên gọi chùa Tầu làm chúng ta mường tượng đến một ngôi chùa/hội quán mang đậm phong cách Trung Hoa. Tuy nhiên bản thân tên gọi hay chữ “Tầu” lại không mang ý nghĩa Trung Hoa như dân gian vẫn thường gọi, mà nó mang một ý nghĩa là nơi chăm sóc nuôi dưỡng súc vật nhiều hơn (tầu ngựa, tàu voi). Ngôi chùa Tầu (Phổ Giác tự) hiện nay tọa lạc trên phố Ngô Sỹ Liên, quận Đống Đa, Hà Nội có tên chữ là Phổ Giác. Chùa Tầu (tàu voi) ban đầu nằm gần hồ Hoàn Kiếm, mà người Pháp có chép "trên đại lộ Fracis Garnier (phố Đinh Tiên Hoàng hiện nay), đằng sau tào nhà Thị chính (UBND thành phố Hà Nội hiện nay) có xây dựng chùa Tầu" [156; 14]. Hiện nay chúng ta không có nhiều chứng cứ khảo cổ học hay hiện vật để chứng minh đây là một ngôi chùa do người Chăm để lại hay ít nhiều có liên quan đến các vị thần Chiêm Thành (Chămpa). Nhưng việc khẳng định tên gọi chùa Tầu hay tầu voi

là một điều hợp lý, bởi lẽ trong nhiều thế kỷ quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Chămpa, những lần Chiêm Thành triều cống sản vật địa trong đó có voi như một thứ hàng quý hiếm. Bên cạnh đó, sau những lần chinh phạt thì số lượng voi mang về Đại Việt cũng không nhỏ. Số lượng voi đông đúc vẫn được duy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)