Luận văn này không có tham vọng để đặt lại vấn đề về quy mô và vị trí cụ thể của Hoàng Thành Chúng tôi xin căn cứ trên một phạm vi mở lấy thành cổ Hà Nội làm trung tâm và mở rộng sang các hố khai quật ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội (Trang 89 - 91)

xin căn cứ trên một phạm vi mở lấy thành cổ Hà Nội làm trung tâm và mở rộng sang các hố khai quật ở 18 Hoàng Diệu và các khu vực lân cận

Sau những cuộc khai quật khảo cổ học rải rác trước những năm 2000 như khu vực Quần Ngựa, Yên Lãng hay Văn Lang (quận Ba Đình, Hà Nội)... rất nhiều hiện vật bằng đất nung hay đá sa thạch có niên đại từ thế kỷ 11 đến 13 đã được phát hiện. Đặc biệt sau cuộc khai quật trên một diện tích lớn ở địa điểm 18 Hoàng Diệu nhiều hiện vật có niên đại vào thời Lý - Trần - Lê đã được phát lộ và cho nhiều thông tin và cách nhìn mới. Khi so sánh hiện vật tại những khu vực ven Hoàng thành với Hoàng thành thấy có nhiều đặc điểm, phong cách và niên đại tương đồng. Những dấu ấn văn hóa Chăm để lại trong khu vực hoàng thành như đã nói ở trên chủ yếu là trên các vật liệu hay đơn nguyên phụ của các công trình kiến trúc. Các vật liệu này chủ yếu là gạch xây, gạch ngói với những phù điêu hay tượng tròn có trang trí những hình ảnh như uyên ương, lá đề có hình chim phượng, lá nhĩ,... trên các viên ngói. Hay một vài bức tượng tròn trên những viên gạch chịu lực trong tư thế đỡ lấy những góc mái của các công trình kiến trúc. Bên cạnh đó, đơn nguyên phụ khác như giếng nước có kỹ thuật xếp gạch không dùng vữa gắn kết của người Chăm cũng xuất hiện cùng những công trình kiến trúc trong Hoàng Thành.

Ngoài ra, một vài hiện vật như gốm sứ có chạm hình apsara hay những bệ đỡ có in dấu người đỡ bệ, hay dải hoa hình ô van văn trên tượng sấu đá bằng chất liệu sa thạch... có thể là những phụ kiện gắn với những trang trí trên kiến trúc hoặc là một phần vật dụng trên các đồ dùng sinh hoạt của hoàng cung.Tuy nhiên, không gian phân bố những hiện vậy này chỉ nằm trong khu vực Hoàng Thành, nếu tính gộp cả những khu vực cận kề có hiện vật cùng phong cách và niên đại. Hay nói cách khác, không gian phân bố của các hiện vật này chủ yếu nằm ở quận Ba Đình hiện nay, đặc biệt là khu vực Hoàng Thành hoặc những khu vực tiếp giáp với Hoàng Thành.

Vì gắn liền với không gian tương đối nhỏ, nhưng lại là khu vực trung tâm - quan trọng bậc nhất của Thăng Long, nên số lượng hiện vật thường tập trung nhiều, số lượng lớn và khá đa dạng về kiểu cách và loại hình4.

Bên cạnh những đặc điểm của dấu ấn văn hóa vật thể, thì còn có những dấu ấn văn hóa phi vật thể ở cung đình - trung tâm của Thăng Long. Tuy nhiên, những dấu ấn này chúng ta chỉ còn nhận diện được qua những ghi chép trong những pho chính sử của các triều đại phong kiến trong lịch sử mà thôi. Chính vì vậy, không gian của khu vực Hoàng Thành xưa cũng là nơi diễn ra các hoạt động nghệ thuật trình diễn âm nhạc, múa mà do các nhạc công Chiêm Thành (Chămpa) soạn và cho các vũ nữ Chăm biểu diễn. Tuy không hiện hữu như dấu ấn vật thể, nhưng chắc rằng dấu ấn phi vật thể cũng tồn tại trong không gian quan trọng nhất của kinh sư Thăng Long khi xưa.

3.1.2. Đặc điểm không gian phân bố văn hóa Chăm ở khu vực ngoại thành

Khu vực ngoại vi là một không gian mở với dấu ấn văn hóa Chăm được phân bố trên nhiều địa điểm khác nhau của Thăng Long - Hà Nội. Không giống với khu vực Hoàng Thành đậm đặc nhiều hiện vật khảo cổ học chủ yếu là các vật liệu trên các công trình kiến trúc, không gian phân bố của vùng ngoại vi trải trên một địa bàn rộng, phân tán với những dấu ấn đa dạng và phong phú. Từ những dấu ấn hiện vật cụ thể là những phong tượng nằm trong ngôi chùa đình, đền... cho đến các ngôi làng Chăm với những dòng họ gốc Chăm đã được thay đổi. Từ những dấu tích là các giếng nước cho đến những vị thần linh là người Chăm (tất nhiên đã được Việt hóa). Từ những tác phẩm văn chương mang nội dung về quá trình hòa huyết Việt - Chăm đến những điệu múa trong các nghi lễ thờ cúng dân gian... chúng tạo nên một bức tranh văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)