Theo PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, trong đợt tìm hiểu, thống kế xếp loại các di tích Hà Nội năm 198, GS Hà Văn Tấn và nhóm khảo sát đã tìm thấy pho tượng Chăm có dòng chữ Phạn ở chùa Kim Sơn (Giang Văn Minh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội (Trang 95 - 102)

thân trước sự lấn lướt của văn hóa Hán. Mặt khác, sinh hoạt tôn giáo của cư dân Chăm khi ra Thăng Long muốn sống được trong một môi cảnh mới, bản thân nó phải biết cách hòa đồng, ẩn mình với cách thức sinh hoạt tôn giáo bản địa. Hai xu hướng này dường như không chỉ đúng với trường hợp của văn hóa tâm linh mà còn tỏ ra đúng với tất cả các thành tố văn hóa khác.

Chính vì vậy, cho đến nay những dấu ấn văn hóa vật thể Chăm ở Thăng Long - Hà Nội mặc dù khó có thể phân định rạch ròi, nhưng rõ ràng chúng đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt truyền thống. Điển hình ở đây là trên các công trình kiến trúc, trong đó cả những kiến trúc Phật giáo nữa.

3.2.2. Đặc điểm của dấu ấn văn hóa phi vật thể

Khác với đặc điểm của dấu ấn văn hóa vật thể thường là những vật liệu gắn liền với công trình kiến trúc trong cung đình hay kiến trúc tôn giáo. Đặc điểm dấu ấn văn hóa phi vật thể Chăm ở Thăng Long - Hà Nội thường gắn liền với nơi ở của con người đang sinh sống. Chúng thường đa dạng về loại hình, biến đổi theo thời gian và đời sống của lịch sử xã hội. Vì vậy, chúng ta rất khó có thể nhận diện rõ ràng hay cụ thể như những dấu ấn vật thể. Có thể chia chúng thành ba nhóm dấu ấn sau: nhóm thứ nhất là những dấu về con người, ngôn ngữ, văn chương; nhóm thứ hai là những dấu ấn về nghệ thuật trình diễn âm nhạc - múa; nhóm thứ ba là những dấu ấn về tín ngưỡng.

Đặc điểm của nhóm thứ nhất, đây là một vấn đề khó khăn khu rút ra đặc điểm của những dấu ấn phi vật thể đã thay đổi, bao phủ bởi những lớp văn hóa khác nhau trải qua diễn trình lịch sử lâu dài của Đại Việt nói chung và Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Việc nhận diện về con người, ngôn ngữ, văn chương trở thành một vấn đề khó khăn và thiếu tính khả thi. Đặc biệt là trong bối cảnh Thăng Long - Hà Nội thời hiện đại. Tuy nhiên, để tạm nhận diện và khẳng định những dấu ấn này, chúng tôi xin đưa ra một vài đặc điểm dựa trên những nhận xét có tính chất cá nhân như sau:

Về con người, việc hòa huyết cơ bản đã làm thay đổi vóc dáng con người của hai nhóm cư dân Việt - Chăm, và tạo ra một số chỉ số mới. Điều này là một quá trình tất yếu và là hệ quả lịch sử xã hội giữa hai quốc gia Đại Việt và Chămpa. Đặc trưng này cho đến nay chúng ta không thể xét một cách chi tiết trên những con người cụ thể được. Nó cần có những nghiên cứu của các chuyên gia về cổ sinh học hay nhân chủng học trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay để đưa ra kết luận khoa học tin cậy. Riêng đối với khu vực Thăng Long - Hà Nội hiện nay, nơi luôn có những biến động lớn và mạnh mẽ, nên không thể tìm thấy những đặc trưng dấu ấn cổ xưa một cách trừu tượng như vậy. Mà chỉ căn cứ vào yếu tố dòng họ xuất hiện tại các khu vực đã được định vị, từng có cư dân tụ cư và cộng cư với người Việt trong lịch sử. Làng Phú Gia (thôn Bà Già, Phú Thượng, Tây Hồ) có thể coi là một ví dụ về đặc trưng điển hình về dòng họ đã trải qua một quá trình giao thoa Chăm - Việt. Việc đổi họ Ông sang Công, Bố sang Hy..., kết cấu làng xóm, sinh hoạt dòng họ và làng xóm đã được Việt hóa sâu sắc. Việc ghi chép thần phả, gia phả, nhận sắc phong từ triều đình quan phương, hay kết cấu đình chùa với những nghi thức tế lễ rất Việt đã cho thấy sự hòa huyết, giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ và không thể nhận ra rạch ròi đâu là dòng họ Chăm đâu là dòng họ Việt... Những chuyển đổi tên gọi của dòng họ chỉ được nhận diện trên những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thông qua nguồn thư tịch cổ ít ỏi mà thôi.

Về ngôn ngữ, do có những biến đổi quá lớn, hơn nữa lại trải dài hàng nghìn năm trong lịch sử nên chúng ta không thể tìm lại những dấu ấn hiện hữu cụ thể qua giọng nói, chữ viết hay cả những địa danh nữa. Từ những khẳng định về sự có mặt của ngôn ngữ Chăm trong lòng ngôn ngữ Việt, nhất là ở khu vực Thăng Long đã khiến triều đình quan phương phải ra những chính lệnh cấm đoán như đã nói ở trên. Nhưng cũng cần phải thất rằng, việc ngôn ngữ Chăm thâm nhập vào Đại Việt nói chung và Thăng Long nói riêng là một quá trình hết sức tự nhiên. Ban đầu vì để hiểu nhau nên được người Việt sử dụng

một cách nguyên bản, nhưng sau nảy sinh những quan niệm kỳ thị và lòng tự tôn dân tộc. Cùng với sự tác động của triều đình thông qua chính lệnh nên dần dần quá trình chuyển đổi sang tiếng Việt bằng cách phỏng theo âm đọc của tiếng Chăm. Sự đan xen ngôn ngữ này đã khiến cho tiếng Việt nói chung và tiếng Việt ở Thăng Long nói riêng có những thay đổi theo chiều hướng đa dạng, phong phú về mặt ngôn từ. Sự bồi đắp ngôn ngữ Chăm vào tiếng Việt cũng giống với việc người Việt tiếp thu chữ/ngôn ngữ Hán, tức là không học tập, bắt chước, thực hành, sử dụng một cách nguyên mẫu mà đã cải biến/biến đổi để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Chính vì vậy khi tiếp nhận ngôn ngữ Hán hay Chăm thì chúng chỉ bồi đắp làm cho tiếng việt phong phú và đa dạng hơn mà thôi.

Tuy nhiên, trên cơ sở sự pha trộn hay ảnh hưởng, tiếp biến ngôn ngữ ấy, những hơi thở Chăm vẫn tồn tại trong ngôn ngữ Đại Việt, điển hình là khu vực trung tâm - Thăng Long. Mặc dù nó quá ít ỏi và không thuyết phục nếu đem ra để chứng minh. Nhưng có lẽ những dấu ấn ban đầu, mơ hồ ấy lại trở thành những tiền đề cho phép chúng ta có những tìm hiểu sau này. Ngoài ra, chúng ta thử giải nghĩa một vài địa danh như vậy ra tiếng Việt thì gần như chúng không có nghĩa gì. Nhưng khi truy về cội nguồn của ngôn ngữ Chăm cổ chúng dường như có một thông điệp gì đó mà người Chăm đã để lại trên đất Đại Việt hay Thăng Long. Một Đa Da Li mà sau này người Việt đã đọc chệch thành Bà Già... vẫn còn tồn tại trên đất Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội hiện nay. Hay hình ảnh thân vương Trần Nhật Duật nhà Trần biết nói tiếng Chăm và thường lên khu vực Bà Già (làng Chăm) ở lại mấy hôm mới về...

Về văn chương, một lĩnh vực mà dường như chúng ta có cảm nhận ít thấy có những dấu ấn của Chăm đối với Việt nói chung và Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Đặc biệt là văn chương chữ Hán của người Hoa mang sang và với những thành tựu phát triển mạnh mẽ của văn chương Việt. Thăng Long trở thành trung tâm của văn chương cùng các tao nhân, mặc khách. Nhưng thực tế

đi sâu vào nghiên cứu, dường như văn chương Chăm chỉ không ảnh hưởng đến văn chương thành văn/bác học của người Việt mà thôi, nhưng lại có ảnh hưởng rất sâu sắc đến văn chương dân gian. Việc cộng cư của người Chăm trên đất Việt, trong đó có Thăng Long thì họ còn mang cả những câu chuyện kể của họ nữa. Tuy nhiên khi đến Việt, cũng giống với các yếu tố văn hóa khác phải biến đổi/ thay đổi cho phù hợp với tâm thức và hoàn cảnh cụ thể. Nên chúng ta chỉ còn thấy hình bóng những cốt truyện có môtip na ná nhau, có khác chỉ là tên nhân vật với những hình hài hay "vỏ bọc" của hoàn cảnh thực tế mà thôi. Bên cạnh những câu truyện có tính chất na ná, thì một số tác phẩm văn chương lại phản ánh rõ nét về đời sống ở Thăng Long - Hà Nội.

Tưởng rằng những câu chuyện đích thị là của văn chương dân gian Việt, nhưng khi phân tích, tìm hiển về cội nguồn của những câu chuyện thì chúng ta lại thấy giống rất nhiều với tích truyện trong các pho sử thi lớn và cổ tích của ấn Độ và Chămpa. Đúng như học giả Georges Maspéro nhận định, Chămpa chỉ là khâu trung chuyển mà thôi. Nhưng dù sao đai nữa, văn chương Chăm đã có ảnh hưởng mạnh mẽ về cốt truyện (nội dung), chủ đề và nhân vật điển hình tới văn chương dân gian Việt. Những câu chuyện mà dân gian Việt cũng như cư dân sống ở Thăng Long vẫn chuyền nhau để kể lại từ thế hệ này sang thế khác. Mà mỗi khi nhắc đến những câu chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh. Trương Chi- Mị Nương, Sọ Dừa, Dạ Thoa Vương... thì mỗi người Việt coi đó như một phần cuộc sống của mình, của dân tộc mình.

Tuy nhiên đặc điểm nổi bật nhất của dấu ấn văn chương Chăm trên đất Thăng Long - Hà Nội nói riêng và Đại Việt nói chung chủ yếu là những câu truyện dân gian, truyền miệng. Cá biệt có một vài truyện được chép vào Việt Điện U Linh hay Lĩnh Nam Chích Quái, nhưng chúng cũng được lượm nhặt từ những lời kể trong dân gian, được các nho gia ghi chép, biên soạn lại.

Đặc điểm của nhóm thứ hai, là những dấu ấn về nghệ thuật âm nhạc, múa chúng tôi chỉ còn tìm thấy được qua những trang ghi chép sơ sài trong

chính sử hoặc thông qua một vài hiện vật khảo cổ học với những hình ảnh của apsara, kinara... mà không thể biết được loại hình và bài bản của những vũ điệu hay khúc thức, ca từ, động tác cụ thể như thế nào. Cũng giống với các thành tố văn hóa khác, dấu ấn nghệ thuật âm nhạc - múa Chăm cũng đẫ phải biến đổi/ Việt hóa để có thể sống và tồn tại trong xã hội. Hình ảnh chiếc trống cơm, chúng ta vẫn thấy xuất hiện trong các lễ hội dân gian ở Hà Nội nói riêng và Bắc Bộ nói chung chính là nhạc cụ thường được các kinara sử sụng. Mặc dù, âm nhạc Chăm đã sớm có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cung đình từ rất sớm, nhưng cho đến nay, chúng ta chưa tìm thấy những bài bản trình diễn cụ thể. Và dường như chúng ta chỉ thấy nghệ thuật trình diễn Chăm đã hòa quện vào âm nhạc - múa dân gian Việt. Tuy nhiên sự hòa quện này chúng ta chỉ có thể khẳng định là có nhưng rất khó chỉ ra đâu là Chăm hay Việt.

Cũng có thể, bởi những lý do khác nhau, sinh hoạt nghệ thuật trình diễn âm nhạc - múa trong cung đình ảnh hưởng Chăm đã bị đẩy dần về dân chúng ở các làng quê khi mà Nho giáo thịnh trị. Nghệ thuật trình diễn đã được cung đình Đại Việt Việt hóa và khi về đến dân gian lại tiếp tục được biến đổi, hòa trộn mạnh mẽ hơn nữa. Nhưng cái thần cốt của những giai điệu Chăm réo rắt buồn đến người nghe cũng chảy nước mắt hay những vũ điệu “õng ẹo”, bụng đeo trống cơm của “con đĩ đánh bồng” thì vẫn còn tồn tại. Nghệ thuật trình diễn âm nhạc - múa Chăm ảnh hưởng đến nghệ thuật trình diễn Việt ở Thăng Long - Hà Nội dù có khẳng định như nào đi chăng nữa, thì chúng cũng đã bị cải biến, Việt hóa trong hoàn cảnh mới. Hơn nữa Thăng Long với tư cách là trung tâm có nhiều biến động/thay đổi về văn hóa xã hội nhưng một vài giá trị đặc thù của quá trình giao thoa và tiếp biến văn hóa đã vẫn đọng lại trong cuộc sống. Sự ẩn mình, hòa nhịp với dân gian chính là phương thức tồn tại mãnh liệt nhất của nghệ thuật Chăm trong lòng văn hóa Việt truyền thống.

Đặc điểm của nhóm thứ ba về dấu ấn tín ngưỡng tâm linh Chăm ở Thăng Long - Hà Nội. Về mặt cơ bản có quy mô, sự đa dạng và mức độ ảnh

hưởng không mạnh mẽ và phổ biến. Qua những chứng cớ ít ỏi trên thực địa và tài liệu nghiên cứu, chúng ta chỉ thấy được một bà chúa dệt lĩnh (lĩnh Bưởi, nổi tiếng ở Thăng Long xưa) Phan Thị Ngọc Đô - cái tên đã bị Việt hóa cùng những cung nữ được mang về từ Chămpa. Một điệu múa “con đĩ đánh bồng” xuất hiện ở đền Đồng Nhân (thờ Hai Bà Trưng)..., hay một ông thành hoàng làng với cái tên khó hiểu Quán Đình Nhự ở Phú Thượng (Tây Hồ)! Bên cạnh những nguồn tài liệu đã được kiểm chứng cùng với những suy đoán, chúng tôi rút ra đặc điểm dấu ấn tâm linh Chăm trên đất Thăng Long - Hà Nội như sau: Cũng giống với đặc điểm của các thành tố văn hóa khác, dấu ấn tâm linh Chăm trên đất Thăng Long cũng đã bị Việt hóa mạnh mẽ và sâu sắc. Những thần linh Chăm ban đầu có thể có những trú sở của riêng mình, nhưng sau này do thời cuộc thay đổi nên đã phải ẩn lánh nhờ sang các trú sở khác của thần linh Việt rồi hòa vào đó như một thực thể hữu cơ. Lâu dần, những thần linh Chăm đó đã không còn giữ được vẻ nguyên gốc nữa bởi những "lớp sơn" tâm linh Việt khác chồng, chéo lên. Hoặc những thần linh Chăm có trú sở riêng đều bị Việt hóa bằng một cái tên với các nghi thức thờ cúng, phong cách kiến trúc, cách thức bài trí... Việt.

Ngoài ra một đặc trưng rất cơ bản đối với không chỉ dấu ấn tín ngưỡng mà còn đối với tôn giáo Chăm ở Thăng Long đó là sự du nhập của yếu tố nữ thần. Từ những nhân vật trong Phật giáo (các Bồ Tát - Avalokitesvara hoặc Tara) cho đến nhân vật nữ có thật với cái tên Việt: Phan Thị Ngọc Đô cùng 24 nữ nhân Chăm ở khu vực Bưởi. Hay điệu múa “con đĩ đánh bồng” với ảnh xạ là những apsara trong các nghi lễ thờ cúng ở đền thờ Hai Bà Trưng - gắn liền với yếu tố nữ thần trong tâm thức Việt - Chăm. Nói cách khác, khi tiếp nhận những dấu ấn tâm linh Chăm (trong đó bao gồm cả tôn giáo và tín ngưỡng), người Việt đã tiếp nhận những yếu tố nữ thần, biết biến đổi thành những nữ

thần linh, hoặc dung hòa với các thần nữ Việt bản địa để tạo thành bức tranh đa dạng về tôn giáo tín ngưỡng trên đất Thăng Long - Hà Nội6.

3.3. Đặc điểm biến đổi của những dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà Nội

3.3.1. Sự Việt hóa những dấu ấn Chăm ở Thăng Long - Hà Nội

Như đã nhắc tới nhiều ở các phần trên, chúng tôi khẳng định lại một lần nữa, những dấu ấn văn hóa vật thể hay phi vật thể Chăm ở Thăng Long - Hà Nội nói riêng và Đại Việt nói chung đã bị Việt hóa sâu sắc. Quá trình Việt hóa này diễn ra trong một thời kỳ lâu dài và có nhiều biến cố phức tạp. Có thể khái quát thành hai xu hướng sau: xu hướng thứ nhất, quá trình Việt hóa văn hóa Chăm trên đất Thăng Long diễn ra trong hoàn cảnh bị "cưỡng ép", bởi thân phận của những người Chăm đã trở thành những "nô lệ" hay người phục vụ cho người thắng trận. Xu hướng này thường diễn ra ở khu vực trung tâm, tức Hoàng Thành - cung đình của tầng lớp vua chúa, quý tộc quan phương.

Một mặt, do ý thức về tự tôn cao, muốn kinh đô- kinh sư của mình tích hợp, hội tụ được những tinh hoa quý, hiếm của thiên hạ nên đã bắt buộc ( huy động - hay là “mượn nhờ” ) những bàn tay tài hoa và khối óc chứa đựng tri thức/ kỹ thuật của những người thợ/ trí thức Chăm để tạo dựng những công trình kiến trúc hay nghệ thuật đó. Do đó các tác phẩm làm ra có vẻ rất Việt nhưng lại chứa đựng nhiều đường nét, bố cục và cả kỹ thuật của người Chăm ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)