Do toàn bộ khu vực Hoàng Thành đến nay quá trình khai quật vẫn chưa hoàn tất, việc tiếp cận kho tư liệu lại trong thời gian bảo mật, nên chúng tôi chỉ căn cứ trên những hiện vật đã được công bố trên sách vở hoặc đang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội (Trang 91 - 95)

trong thời gian bảo mật, nên chúng tôi chỉ căn cứ trên những hiện vật đã được công bố trên sách vở hoặc đang được đặt trong các gian trưng bày ở bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

hóa đa dạng của Thăng Long - Hà Nội với nhiều thành tố Việt - Chăm đan xen, hòa quyện.

Theo khảo sát của chúng tôi, những khu vực đoạn từ Chèm - Vẽ (Từ Liêm) kéo dài xuống đến tận khu vực Phú Thượng (Tây Hồ); Xuân Đỉnh (Tây Hồ); Yên Sở, Thịnh Liệt (Hoàng Mai); quanh hồ Hoàn Kiếm (Hoàn Kiếm); Võng La (Đông Anh)... đều có dấu ấn văn hóa Chăm đã xuất hiện trong lịch sử và tồn tại cho đến ngày nay. Có thể thấy, từ Chèm - Vẽ xuống đến khu vực Phú Thượng và khẳng định rằng đây là những ngôi làng Chăm cùng với những dấu vết về dòng họ Công (Ông), Hy (Bố); hay các đôi tượng phỗng Chăm/ Chàm bằng các chất liệu gỗ, đá có hình thức khác nhau. Khu vực Võng La (Đông Anh) xuất hiện ngôi chùa Chài (Bạch Sam) với hai pho tượng Chăm thuần nét. Khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm với ngôi chùa Bà Đá, hay toà nhà ủy ban chính là nền của ngôi chùa Tầu (Phổ Giác) trong lịch sử...

Một trong những đặc điểm quan trọng và nổi bật của không gian phân bố dấu ấn văn hóa Chăm ở khu vực ngoại vi thường là những địa điểm gần sông hoặc có nhiều đầm hồ. Xem trên bản đồ phân bố, chúng ta có thể thấy khu vực Võng La có ngôi chùa Chài nằm sát tả ngạn sông Hồng, ngay dưới chân cầu Thăng Long. Những di tích liên quan đến những ngôi làng Chăm đoạn từ Chèm, Vẽ xuống đến Phú Thượng cũng nằm ngay sát hữu ngạn sông Hồng. Khu vực Cáo - Xuân Đỉnh nằm ven hồ Tây. Hay khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm với sự xuất hiện của chùa Tầu. Vùng Yên Sở, Thịnh Liệt (Hoàng Mai) là nơi có nhiều đầm, hồ cá [Phụ lục 1; Bản đồ 4,5,6]. Cho đến trước khi Hà Nội đô thị hóa, thì khu vực này vẫn còn rất nhiều ao hồ và trở thành nơi cung cấp thuỷ sản cho toàn thủ đô. Một câu hỏi đặt ra là tại sao những khu vực có dấu ấn văn hóa Chăm lại gần sông, hồ, ao như vậy? Phải chăng Chămpa là một vương quốc có những eo duyên hải nhỏ hẹp không thuận lợi cho việc trồng cấy nông nghiệp. Ưu thế về đường bờ biển dài lại có nhiều đoạn lồi - nhô ra biển, đã tạo ra cho cư dân Chăm lối sống và nền văn hóa

hướng biển sâu sắc. Nên khi ra Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói chung, họ thường định cư ở những khu vực sông nước là một điều dễ hiểu. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác, xuất phát từ điều kiện tự nhiên của Thăng Long - Hà Nội là một đô thị được quy hoạch tự nhiên bởi các con sông, mà cố GS Trần Quốc Vượng thường nhắc đến như một tam giác nước với bản đồ quy hoạch dân gian:

Nhị Hà quanh Bắc sang Đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này

Theo Ông, Hà Nội là một thành phố sông hồ. Chính vì vị trí địa lý tự nhiên Hà Nội như vậy, vùng ngoại vi hay vành đai chính là những con sông đan xen với những hồ lớn là một phần còn lại của những đoạn sông Hồng sau khi đắp đê. Người Chăm được đem về sau những cuộc chiến, để tiện lợi cho việc phục vụ và cung cấp hàng hóa cho cung đình, họ được đẩy ra ở khu vực ngoại vi/ vành đai như là ven sông hồ, hay những vùng trũng có nhiều đầm, ao… Hình ảnh này chúng ta có thể thấy việc vua Lê cho Bà chúa dệt lĩnh Phan Thị Ngọc Đô và các thị nữ Chămpa ra vùng ven Hồ Tây là một trường hợp điển hình.

Hoặc bản thân những cư dân Chăm, tù binh Chăm vốn là những nông dân quen với việc trồng lúa Chiêm, gắn với ruộng trũng.

Ngoài ra, những “tù binh Chăm” này lại rất thạo thủy chiến, nên việc đưa họ ra ở gần sông, hồ... là để gần với điều kiện tự nhiên và sở trường của họ.

3.2. Đặc điểm dấu ấn văn hóa vật thể và phi vật thể Chăm ở Thăng Long

3.2.1. Đặc điểm của dấu ấn văn hóa vật thể

Dấu ấn văn hóa Chăm dưới dạng vật thể ở Thăng Long - Hà Nội chủ yếu là những vật liệu hay phù điêu trang trí xuất hiện trên các công trình kiến trúc của cung đình (tức khu vực Hoàng Thành) và ở các di tích tâm linh khác

như chùa Bà Đanh, Bà Đá, Phổ Giác, Bạch Sam… Những dấu ấn đó vẫn tồn tại và chịu sự biến động của đời sống lịch sử xã hội.

Những hiện vật ở khu vực Hoàng Thành Thăng Long, hay Quần Ngựa... mang phong cách/kỹ thuật Chăm có thể được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất, là các vật liệu kiến trúc như gạch, ngói, trang trí trên nóc, phù điêu... chủ yếu bằng chất liệu đất nung với nhiều hình dáng khác nhau. Nhóm thứ hai, là các hiện vật khác tìm thấy rải rác trong các di tích tôn giáo khác ở Hà Nội hiện nay bằng nhiều chất liệu đa dạng: đá, gỗ… chủ yếu là các tượng tròn hoặc dạng phù điêu tượng…

Tuy nhiên, đặc điểm điển hình nhất của dấu ấn văn hóa Chăm trên các hiện vật vật chất ở Thăng Long đó chính là sự Việt hóa, biến đổi. Chúng ta chỉ nhận diện được những đường nét hao hao, giông giống hoặc những bố cục điển hình trong nghệ thuật tạo hình Chăm. Bởi người Việt không tiếp thu một cách nguyên gốc mà luôn tìm cách biến đổi chúng thành sản phẩm của mình. Nói cách khác, những đặc trưng vật thể của văn hóa Chăm muốn tồn tại, được thể hiện vào các hiện vật trên đất Thăng Long đều phải biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh, tâm thức và mong muốn của người Việt.

Cùng với sự tụ cư, cộng cư rồi hòa huyết của người Chăm với người Việt là những dấu ấn tâm linh được định hình, đan xen và phát triển. Người Chăm sống trên đất Việt với tập quán thờ cúng của mình đã tác động mạnh mẽ đến tâm linh Việt trong lịch sử. Sức sống tâm linh Chăm đó dường như tiềm ẩn, len lỏi, lắng đọng và không nổi trội, phô trương, áp chế như văn hóa Hán. Dấu ấn tâm linh đó, chúng tôi chỉ có thể dựa trên những mảnh vỡ vật thể và các đoán định có tính chất suy luận thông qua những ghi chép ít ỏi trong tài liệu thư tịch cổ hoặc các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

Thông qua các ghi chép trong chính sử của triều đình quan phương và những nghiên cứu của các học giả đi trước, việc khẳng định dấu ấn tôn giáo Chăm trên đất Việt nói chung và Thăng Long nói riêng cũng khá nhiều.

Nhưng cho đến thời điểm này chúng tôi chỉ tìm thấy 4 đơn vị tôn giáo có hơi hướng hay dấu ấn Chăm trên đất Thăng Long, mặc dù biết rằng chúng còn nằm ở đâu đó mà chúng tôi chưa có điều kiện và cơ duyên tiếp cận để tiếp cận, tìm hiểu, phát hiện5. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm và nguồn tư liệu sưu tầm được chúng tôi xin có những nhận định như sau:

Thứ nhất, các ngôi chùa có dấu ấn văn hóa Chăm trên đất Thăng Long hiện nay nhiều cái đã mất, chỉ còn trong ký ức (chùa Bà Đanh - viện Châu Lâm), hay đã bị Việt hóa để trở thành những nơi thờ cúng tôn giáo của người Việt ở Thăng Long - Hà Nội (chùa Bà Đá, chùa Bạch Sam, chùa Tầu). Qua hình ảnh các ngôi chùa này, chúng ta có thể tạm nhận định rằng, dấu ấn tôn giáo để lại trên đất Thăng Long - Hà Nội chủ yếu thông qua các ngôi chùa - nơi thờ cúng của đạo Phật.

Thứ hai, những ngôi chùa ở trung tâm của Thăng Long - Hà Nội thường bị biến đổi nhanh chóng và khó có thể tìm được các di vật mang phong cách hay đặc điểm Chăm (chùa Bà Đá, chùa Tầu). Những gì mà chúng ta khẳng định đơn vị tôn giáo ấy mang phong cách Chăm ở giữa lòng Thăng Long chỉ dựa trên những ghi chép lại mà thôi. Đơn vị tôn giáo ngoại vi (vùng ven) thường giữ lại được dấu ấn vật chất có phong cách hay tượng các thần linh Chiêm Thành (chùa Bạch Sam. Đông Anh). Điều này phù hợp với nguyên lý "hóa thạch ngoại biên" trong văn hóa học, mặc dù chùa Bạch Sam cũng đã thay đổi rất nhiều về kiến trúc sau những cuộc trùng tu, sửa chữa.

Thứ ba, những đơn vị tâm linh ấy dù còn, hay mất hoặc đã bị di chuyển và thay đổi, nhưng tinh thần chăm đã ẩn sâu và hòa quện với tinh Việt truyền thống để tồn tại cho đến ngày nay. Sự hòa trộn văn hóa tâm linh ở Thăng Long - Hà Nội luôn được nhìn nhận theo hai xu hướng. Một mặt, văn hóa Việt đang cần được bổ khuyết thêm những yếu tố mới để tự làm mới và đa hóa cho bản

5 Theo PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, trong đợt tìm hiểu, thống kế xếp loại các di tích Hà Nội năm 1985, GS Hà Văn Tấn và nhóm khảo sát đã tìm thấy pho tượng Chăm có dòng chữ Phạn ở chùa Kim Sơn (Giang Văn Minh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)