Những đặc trưng tín ngưỡng Chăm trên đất Thăng Long Hà nội, chắc chắn còn nằ mở đâu đó quanh chúng ta Nhưng chưa được nhận diện hoặc cất lên tiếng nói của mình thông qua những nguồn thư tịch cổ và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội (Trang 102 - 124)

ta. Nhưng chưa được nhận diện hoặc cất lên tiếng nói của mình thông qua những nguồn thư tịch cổ và phát hiện qua các cuộc nghiên cứu quy mô, bài bản, có hệ thống của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học

kinh sư, những người Chăm được cho ở rải rác ở khu vực ngoại vi và với lối sống đã dần biến đổi theo thời gian. Sự biến đổi này có thể được giải thích để thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh mới, những cư dân Chăm đã chủ động Việt hóa bản thân cho phù hợp với lối sống mới ở Đại Việt, đặc biệt là Thăng Long. Xu hướng này thường diễn ra tại khu vực ngoại vi Thăng Long với những địa điểm cư dân phi quan phương. Sự biến đổi này có thể nhận thấy chủ yếu trên các dấu ấn phi vật thể như ngôn ngữ, văn chương, tín ngưỡng tâm linh và đặc biệt là những lối sinh hoạt của cộng đồng làng xóm. Điển hình là những làng Chăm như Phú Gia, Phú Thượng, Tây Hồ; Võng La, Đông Anh; Xuân Đỉnh, Tây Hồ...đã có đình làng với vị thành hoàng làng với những thần tích mang đậm màu sắc Việt...

Cả hai xu hướng biến đổi/ Việt hóa của văn hóa Chăm trên đất Thăng Long - Hà Nội dù xảy ra theo cách nào nhưng đều cho nảy sinh các yếu tố văn hóa mới, chắt lọc được nhiều điểm tinh tế nhất, ưu trội nhất để bổ khuyết những hạn chế của nhau. Chính điều này làm nên sự đa dạng, tính giao thoa văn hóa mạnh mẽ của kinh sư Thăng Long - Hà Nội. Và cũng chính sự biến đổi/ tiếp biến văn hóa trong quá trình giao thoa văn hó Việt Chăm ở Thăng Long - Hà Nội là một xu thế tất yếu và cần thiết cho văn hóa Việt nói chung và kinh sư nói riêng.

3.3.2. Sự cộng cư Việt - Chăm

Sự cộng cư Việt - Chăm diễn ra lâu dài trên đất Thăng Long - Hà Nội là một hệ quả tất yếu của quá trình giao thoa - tiếp biến văn hóa giữa hai quốc gia trong bối cảnh lịch sử Việt Nam cổ trung đại. Trải qua nhiều thế kỷ như vậy (khoảng ngót 1000 năm), chắc chắn rằng chúng đã hòa trộn tới mức nhuần nhuyễn khó phân định. Quá trình cộng cư lâu dài giữa hai nhóm dân Chăm - Việt đã tạo nên những khuôn diện mới cho Thăng Long - Hà Nội chủ yếu ở khu vực ngoại vi xa trung tâm. Hiện tượng cộng cư ở khu vực trung tâm Thăng Long không diễn ra mạnh mẽ như ở khu vực ngoại vi. Bởi yếu tố cư

dân có tính chất động không xuất hiện và tồn tại trong cung đình như ở các khu vực ngoại vi. Hệ quả của quá trình cộng cư là sự xuất hiện của những làng Chăm bên cạnh làng xã Việt truyền thống. Tuy nhiên, những làng xã Chăm trên đất Thăng Long ấy cũng có kết cấu, mô hình và phong tục cộng đồng giống với làng xã Việt. Những yếu tố văn hóa ban đầu của người Chăm khi định cư ở đấy dần phôi phai, hòa đồng với dòng chảy của lịch sử Việt rồi chúng hóa thân đến nỗi chúng ta không thể nhận diện một cách rõ ràng.

Cùng với sự cộng cư của người Chăm - Việt trên đất Thăng Long là sự hòa trộn dòng máu diễn ra mạnh mẽ. Hệ quả là sự biến đổi, phát triển của các dòng họ trong không chỉ làng Chăm mà cả đối với các làng Việt nữa. Bên cạnh đó, là những dòng họ Chăm gốc đã phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Ngoài ra còn có sự bổ khuyết các họ Việt khác trong làng Chăm và ngược lại.

Những dấu ấn tâm linh Chăm ở Thăng Long cũng dần được thay đổi, rồi hòa hợp với tín ngưỡng Việt. Các điện thờ và thần linh Việt cũng phải dung nạp thêm những thần linh mới có gốc gác từ Chăm trên thần điện của mình, để đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng cho những nhóm cư dân khác nhau. Rồi có nhiều nơi, sự lấn lướt của thần linh Chăm đã làm cho chính vị thần bản địa bị mất đi trú sở. Cùng với những nghi thức tâm linh hòa quyện vào nhau, rồi những yếu tố Chăm thâm nhập đã trở thành tục hèm trong nghi lễ thờ cúng thường diễn ra trong các lễ hội.

Ngoài ra, cũng nằm trong hệ quả của quá trình cộng cư Chăm - Việt trên đất Thăng Long đã làm nảy sinh những nghề nghiệp mới. Hình ảnh bà Phan Thị Ngọc Đô với 24 thị tỳ đã truyền dạy nghề dệt lĩnh nổi tiếng khu vực Bưởi. Và, sau này trở thành một trong những đặc phẩm nổi tiếng của Thăng Long. Rồi kỹ thuật này cũng lan truyền ra rất nhiều các làng dệt khác ở khu vực ngoại vi như Phú Gia (làng Gạ), Phú Xá (làng Xù)...

Có thể nói tóm lại, đặc điểm của sự cộng cư đó là trải qua một thời gian lâu dài và xuyên suốt lịch sử Việt Nam trong bối cảnh Trung đại. Những yếu tố văn hóa mới đã được nảy sinh trong quá trình cộng cư tạo nên một bức tranh đa dạng, phong phú về sự hội nhập cho Thăng Long - Hà Nội.

Tiểu kết chương 3

Những dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà Nội có những đặc điểm nổi bật sau:

Không gian phân phố chủ yếu trên hai khu vực cơ bản là trung tâm của Thăng Long với tâm điểm là Hoàng Thành và vùng ngoại vi khá tản mát, gần với hệ thống sông hồ, đầm ao...

Khu vực Hoàng Thành chủ yếu là những dấu ấn là các hiện vật vật chất: gạch, ngói, phù điêu liên quan đến các công trình kiến trúc cung đình. Mặc dù có những dấu ấn về nghệ thuật trình diễn, nhưng đến nay chỉ còn tìm thấy trên sử liệu.

Khu vực ngoại vi chủ yếu là các dấu ấn về con người, ngôn ngữ văn chương, nghệ thuật trình diễn dân gian, tâm linh dân gian và hệ thống tượng trong các ngôi đình, đền, chùa...

Dù là những dấu ấn vật thể hay phi vật thể thì văn hóa Chăm ở Thăng Long đều mang một đặc điểm chung là sự Việt hóa/ biến đổi cho phù với điều kiện và hoàn cảnh mới. Hệ quả là một quá trình cộng cư với các đặc điểm trải qua thời gian dài và xuất hiện những làng dân cư điển hình ở Thăng Long - Hà Nội.

Kết luận

Những dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà Nội là kết quả của một quá trình giao thoa lâu dài giữa hai nhà nước Đại Việt - Chămpa trong lịch sử. Quá trình giao thoa này đã diễn ra với nhiều biến cố thăng trầm, với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Giai đoạn lịch sử được coi là diễn ra quá trình giao thoa sâu đậm nhất, mạnh mẽ nhất ở Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói chung là từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV. Phương thức giao thoa chủ yếu là thông qua các hoạt động ngoại giao và quân sự. Tuy nhiên, các hoạt động quân sự đã trở thành một phương thức quyết định, trực tiếp tới quá trình giao thoa văn hóa Việt Chăm và những dấu ấn Chăm để lại trên đất Thăng Long - Hà Nội.

Sau năm 1010, khi Thăng Long trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, thì quá trình giao thoa văn hóa Việt Chăm diễn ra một cách mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng so với giai đoạn trước. Chính vì vậy mà những dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà Nội được phân bố trên một khu vực rộng với hai phần chính: trung tâm Hoàng thành và vùng ngoại vi. Điều này nó cũng cho thấy, những dấu ấn Chăm ở kinh sư tồn tại từ trong triều đình quan phương đến đời sống của nhân dân phi quan phương.

Sau nhiều thế kỷ giao thoa như vậy, lại trải trên một địa bàn tương đối rộng, từ khu vực trung tâm đến vùng ngoại vi, những dấu ấn văn hóa Chăm để lại Thăng Long chủ yếu dưới hai dạng cơ bản: vật thể và phi vật thể. Những dấu ấn vật thể chủ yếu là những hiện vật được tìm thấy thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học như: các vật liệu kiến trúc, phù điêu trang trí trên các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, là một hệ thống các tượng, phù điêu, hoa văn trên nghệ thuật điêu khắc nằm ở trong các công trình tâm linh như chùa, đình, đền,... Những dấu ấn phi vật thể phần lớn chỉ thông qua những ghi chép trong các pho chính sử của các triều đại phong kiến và kết quả nghiên cứu của học giả trong và ngoài nước. Chúng chủ yếu tồn tại, hòa trộn trong cuộc sống

của con người, đa dạng về loại hình, có thể kể đến: ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật biểu diễn, tâm linh và cả hòa huyết nữa. Nhưng trải theo thời gian lâu dài của lịch sử, những dấu ấn đã có nhiều thay đổi sâu sắc bởi những lớp văn hóa khác nhau nên chúng rất khó nhận diện.

Những dấu ấn văn hóa Chăm ở Thăng Long - Hà Nội nói chung đã bị Việt hóa và biến đổi sâu sắc, chúng ta chỉ có thể nhận diện thấy những nét “gần như” qua những đường nét, phong cách, bố cục... mà thôi. Rất ít hiện vật thuần gốc, duy chỉ có vài trường hợp cụ thể, ít ỏi như những viên gạch có chữ Chăm (Hoàng Thành) hay pho tượng Siva (chùa Chài). Phần lớn chúng đã bị biến đổi hay ảnh hưởng yếu tố Việt để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới.

Sức sống của văn hóa Chăm ở Thăng không nổi trội, khó nhận thấy... bởi những giá trị của chúng hòa trộn với văn hóa Việt tới mức nhuần nhuyễn. Nhưng sức sống tiềm ẩn ấy lại tạo cho văn hóa Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói chung có một hình hài đặc sắc, khu biệt với văn hóa Hán ở Phương Bắc.

Thăng Long - Hà Nội nói riêng và Đại Việt nói chung trong lịch sử không những đã giao thoa với nền văn hóa/ văn minh lớn như Trung Hoa mà còn giao thoa với nền văn hóa khác như Chămpa. Điều này tạo nên sự đa dạng văn hóa cho không chỉ riêng Thăng Long mà toàn Đại Việt. Thăng Long mang tư cách là trung tâm hội tụ những giá trị tinh hoa nhất của văn hóa Hán, Chăm và cả bản thân văn hóa Việt nữa. Trải qua quá trình đào luyện, kết tinh, những tinh hoa ở Thăng Long ấy tiếp tục lan tỏa các giá trị ra các khu vực trên cả nước.

Những dấu ấn văn hóa Chăm đã góp phần làm phong phú, đa dạng về các loại hình văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Từ những dấu ấn ấy, Thăng Long đã tạo cho mình một hình hài riêng, khuôn diện riêng so với các khu vực khác. Hay nói cách khác, văn hóa Chăm với những dấu ấn của nó là một trong

những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Những dấu ấn văn hóa Chăm không chỉ xuất hiện trên không gian văn hóa của Thăng Long - Hà Nội nói riêng mà còn cả châu thổ sông Hồng và cả Bắc Bộ nữa. Đây cũng là vấn đề mở cho những nghiên cứu về mối giao lưu văn hóa sau này.

Tài liệu tham khảo

1. Đào Duy Anh (1963), "Tình hình nước Chiêm Thành trước sau thế kỷ thứ mười", Nghiên cứu Lịch sử (số 51), trang 23 - 28.

2. Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa, Huế.

3. Đào Duy Anh (2006), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

4. Toan ánh (2005), Nếp cũ - Hội hè đình đám, Nxb Trẻ, quyển Thượng. 5. Quốc Ân (1974), "Giao thiệp với Chiêm Thành" Trong Hồ Quý Ly,

trang 37 - 41.

6. Hoa Bằng (1960), "Nhân đọc cuốn "Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội" Thử tìm hiểu về thành Thăng Long qua Lý, Trần, Lê và các cửa ô ở cuối thế kỷ XVIII", Nghiên cứu Lịch sử (số 14), trang 73 - 79.

7. Trần Lâm Biền (1995), "Quanh nét tương đồng giữa tạo hình Việt và Chăm", Nghiên cứu Đông Nam á (số 4), trang 72 - 76.

8. Lê Ngọc Canh (1992), "Người Chàm và xứ sở Chămpa", Nghiên cứu Lịch sử (số 2), trang 48 - 56.

9. Hà Văn Cẩn (2004), “Những vết tích kiến trúc đáng lưu ý”, Xưa Nay (số 203 - 204), trang 47 - 48.

10. Nguyễn Thị Phương Chi (2007), "Quan hệ giữa Đại Việt với Chămpa thời Trần (thế kỷ XIII - XIV)", Nghiên cứu Đông Nam á (số 8), trang 37 - 44.

11. Đoàn Trung Còn (2005), Phật học từ điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1

12. Từ Chi, Ngô Văn Doanh (?), Nghệ thuật Chàm, Viện Nghiên cứu Đông Nam á, Hà Nội.

13. Lê Văn Chưởng (1981), “Mấy nhận xét thông qua một số từ ngữ chung Việt - Chàm” Trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

14. Nguyễn Lân Cường (1992), "Di hài nhà sư và Kinanari đá mới phát hiện được ở Phật Tích", NPHMVKCH năm 1991, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, trang 152 - 154.

15. Dampier William (2006), Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688, Nxb Thế giới.

16. Nguyễn Xuân Diện (1999), "Về những pho tượng phỗng trong một số di tích", NPHMVKCH năm 1998, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, trang 555 - 556.

17. Nguyễn Xuân Diện (2000), "Những phát hiện mới về loại tượng phỗng Chàm trong các di tích", NPHMVKCH năm 1999, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, trang 727 - 728.

18. Ngô Văn Doanh (1994), Văn hóa Chămpa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

19. Ngô Văn Doanh (2006), "Tháp Bà Pô Nagar: Từ các Purana ấn Độ đến những huyền tích dân gian của người Chăm và người Việt", Nghiên cứu Đông Nam á (số 1), trang 41 - 47.

20. Ngô Văn Doanh (2006), "Lễ vía Bà Thiên Y Ana với tục thờ Mẫu của người Chăm và người Việt", Nghiên cứu Đông Nam á (số 2), trang 48 - 53.

21. Nguyễn Thị Dơn (1980), "Chùa và đền Bà Tấm (Hà Nội)",

NPHMVKCH năm 1979, Viên Khảo cổ học, Hà Nội, Trang 356 - 358. 22. Trần Anh Dũng, Trần Thị Trúc Đào (2007), "Uyên ương thời Lý ở chùa

Bà Tấm, Phật Tích, Dạm", NPHMVKCH năm 2006, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, trang 526 - 527.

23. Phạm Đức Dương (2002), "Nốt nhạc thiền hòa hiếu trong quan hệ Đại Việt và Chămpa thời Trần Nhân Tông", Nghiên cứu Đông Nam á (số 1), trang 67 - 71.

24. Trần Thị Trúc Đào, Trần Ngọc Việt (2007), "Tượng Người ôm chậu (Vĩnh Phúc)", NPHMVKCH năm 2006, Viện Khảo cổ học, Hà Nội. 25. Tân Việt Điểu (1958), “ảnh hưởng và di tích Chiêm Thành trong nền

văn hóa Việt Nam”, Văn hóa Nguyệt san (bộ mới), số 29, tháng 3.

26. Cao Huy Đỉnh (1964), Tìm hiểu thần thoại ấn Độ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

27. Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 28. Nguyễn Tiến Đông, Ôgawa Yako (2000), "Hai giếng nước có kỹ thuật

Chămpa ở xã Song Phương (Đan Phượng, Hà Tây)", NPHMVKCH năm 1999, trang 727 - 728.

29. Nguyễn Tiến Đông (2004), “Một số di vật điêu khắc đá thời Lý”, Xưa Nay, số 203 - 204, trang 44 - 46.

30. Nguyễn Tiến Đông, Nguyễn Hữu Thiết (2005), "Hai bức tượng Chăm tại chùa Bạch Sam (Hà Nội), NPHMVKCH năm 2004, Viện KHảo cổ học, Hà Nội, trang 806 - 808.

31. Tạ Đức (2005), "Về đầu chim phượng trong di tích Hoàng thành một cái nhìn dân tộc học", NPHMVKCH năm 2004, trang 520 - 523.

32. Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại ấn Độ, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

33. Chu Xuân Giao (2007), Nhà vua giữa dòng xoáy đa chiều: truyện Hà Ô Lôi từ nhiều góc nhìn, với trung tâm là sex và vương quyền, Tập tiểu luận cá nhân của tác giả, Hà Nội.

35. Lê Văn Hảo (1979), "Tìm hiểu quan hệ giao lưu văn hóa Việt Chàm qua kho tàng văn nghệ dân gian của người Việt và người Chàm", Dân tộc học (số 1), trang 48 - 56.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những dấu ấn văn hoá chăm ở hà nội (Trang 102 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)