CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
2.1. Khái quát chung về Du lịch tỉnh QuảngTrị
Quảng Trị nằm trên giao lộ của tuyến xuyên Việt và tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây; nơi gặp gỡ, giao thoa văn hóa các vùng miền trong nước. Là tuyến lửa ác liệt trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, Quảng Trị lưu giữ một hệ thống di tích lịch sử chiến tranh đồ sộ và độc đáo, thu hút khách và các nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh. Đây là cơ sở để hình thành chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, một thương hiệu nổi tiếng của du lịch Quảng Trị. Về mặt tự nhiên, nơi đây cũng có nhiều thắng cảnh đẹp như các bãi biển, sông suối, rừng nguyên sinh và các địa danh khác.
Ngoài ra, Quảng Trị còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, điều kiện vị trí địa lý – giao thông tương đối dễ tiếp cận bằng đường bộ, đường thuỷ và cả đường hàng không. Cũng chính từ những lợi thế và tiềm năng này, Quảng Trị trở thành cầu nối quan trọng cho các chương trình du lịch nối tiếp “Con đường Di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại” và các chương trình du lịch khác.
2.1.1. Vị trí ngành Du lịch [18]
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở điểm đầu trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây về phía Việt Nam nên có nhiều lợi thế trong việc khai thác các nguồn khách du lịch inbound từ Lào và Thái Lan và ngược lại.
Tỉnh Quảng Trị đã chịu những hậu quả nặng nề trong cuộc chiến tranh Việt Nam, lại chịu ảnh hưởng của gió Lào ở miền Trung. Chính vì vậy, Quảng Trị là một trong những tỉnh thành của Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế tương đối chậm. Kèm theo đó là Du lịch Quảng Trị vẫn chưa thực sự phát triển một cách tương xứng với tiềm năng sẵn có. Quảng Trị chịu ảnh hưởng từ hai địa điểm du lịch khác là Động
Phong Nha của tỉnh Quảng Bình ở phía Bắc và Cố đô Huế ở phía Nam. Chính vì vậy, du khách thường chỉ đi qua Quảng Trị mà không lưu trú, cũng giống như du khách Thái Lan đi ngang qua Lào khi đến Việt Nam.
Tuy nhiên, với những giá trị đích thực vốn có của nó, Quảng Trị đang dần dần thu hút được lượng khách du lịch đáng kể trong những năm gần đây. Đặc biệt với sự quan tâm, đầu tư của Chính quyền địa phương, ngành du lịch hứa hẹn trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn chiến lược. Chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về du lịch. Đặc biệt Đảng cầm quyền ở đây đã ra Nghị quyết số: 02/NQ ngày 15 tháng 11 năm 2001 của Tỉnh uỷ Quảng Trị xác định: “Thương mại- du lịch- dịch vụ giữ vị trí quan trọng, phấn đấu sớm trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá thời kỳ sau năm 2010”.
Theo thống kê, doanh thu du lịch của tỉnh tăng từ 6,6 tỷ đồng năm 1995 lên 40 tỷ đồng vào năm 2009, bình quân tăng 13,7% mỗi năm và thu hút hàng năm khoảng 400.000 lượt khách. Chỉ tính riêng huyện Hải Lăng, hàng năm, bình quân các điểm du lịch trên địa bàn huyện đã đón khoảng 250.000 đến 300.000 lượt khách du lịch đến tham quan. Trong đó, với lợi thế về yếu tố lịch sử, các chương trình, lễ hội du lịch mang tính tri ân như các chương trình hoài niệm chiến trường xưa, các chương trình du lịch DMZ cũng đã tiếp đón được hơn 3,6 triệu lượt khách với doanh thu xã hội về du lịch thu được ước tính hơn 2.770 tỷ đồng cho ngân sách địa phương.
Mặc dù vậy, du lịch Quảng Trị cũng được cảnh báo về những thách thức đã và đang đối mặt như việc tuyên truyền, quảng bá cho du lịch phần nhiều chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền riêng lẻ, trong quá trình khai thác tiềm năng vẫn chưa biết khai thác, làm thức dậy những tiềm năng đó hoặc khai thác một cách vụng về, tuỳ tiện không đúng quy trình công nghệ du lịch sẽ không tạo ra được sản phẩm du lịch tốt, chưa nắm và vận dụng tốt những công nghệ du lịch - một dây chuyền sản xuất nghiêm ngặt nhằm tạo nên hiệu quả cao không những về mặt kinh tế mà còn ở cả mặt xã hội, văn hoá.
2.1.2. Tài nguyên du lịch [19]
2.1.2.1. Các di tích lịch sử văn – văn hóa
Ngành du lịch Quảng Trị đang sở hữu nhiều địa điểm du lịch được xếp hạng của nhà nước. Theo thống kê, trong số 498 di tích đã được kiểm kê, đánh giá, Quảng Trị có đến 431 di tích lịch sử chiến tranh. Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất khai thác du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội, hàng năm, có hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới đây và chủ yếu khách đến theo loại hình du lịch này. Quảng Trị hiện có rất nhiều điểm tham quan có lợi thế để phát triển ngành du lịch như:
1 Thành Cổ Quảng Trị 13 Khu thương mại Lao Bảo 2 Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang 14 Chợ Đông Hà
3 Thánh địa La Vang 15 Rừng Nguyên Sinh Rú Lịnh 4 Sông Thạch Hãn 16 Bản dân tộc Vân Kiều 5 Căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu 17 Camp Carroll
6 Hàng Rào điện tử McNamara 18 Cầu Đakrông 7 Tượng đài “Giao bưu Dốc Miếu” 19 Căn cứ Làng Vây 8 Tượng đài Khát Vọng Thống Nhất 20 Căn cứ Khe Sanh
9 Sông Bến Hải 21 Đồi Rockpile
10 Cầu Hiền Lương 22 Nghĩa trang Trường Sơn 11 Địa Đạo Vịnh Mốc 23 Nghĩa trang đường 9 12 Nhà tù Lao Bảo 24 Đường mòn Hồ Chí Minh
2.1.2.2. Đặc sản Quảng Trị
Quảng Trị có rất nhiều đặc sản, chẳng hạn như bánh ướt làng Phương Lang, rau trên đá Gio Sơn, cháo bột Hải Lăng (cháo Vạc Giường), xôi nếp Lào, bún hến làng Mai Xá, rượi Xê Ka, Cao Lá Vằng, v.v... Nơi đầy cũng có nhiều làng nghề truyền thống với các sản phẩm miền quê nổi tiếng như: Nón lá, thêu ren, dệt xăm lưới với các món ẩm thực được nhiều người biết đến như: Cháo bột Diên Sanh, canh ám làng Lam Thủy, bánh bột lọc Mỹ Chánh, rượu Kim Long, nước mắm Mỹ Thủy, ruốc bột Thâm Khê…
2.1.2.3. Lễ hội văn hóa
Ở Quảng Trị có một số lễ hội thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân địa phương và du khách như: Lễ hội đêm Thành Cổ, lễ hội Trường Sơn huyền thoại, lễ hội thống nhất non sông, lễ hội Tổ đình Sắc Tứ, lễ hội dân gian, hội Cướp Cù, hội Thượng Phước Lễ, hội rước kiệu ở thánh địa La Vang, lễ hội đua thuyền, lễ hội rước hến làng Mai Xá, lễ hội đua thuyền truyền thống làng Mai Xá, lễ hội chợ đình Bích La, lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á...
2.1.2.4. Trung tâm mua sắm tại Quảng Trị
Quảng Trị được xem là một trong những trung tâm mua sắm lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước, nơi gần như duy nhất để khách du lịch tham quan và mua sắm các hàng hóa có nguồn gốc Thái Lan, Lào,…Bao gồm các điểm, các trung tâm mua sắm nổi tiếng như chợ Đông Hà, Trung tâm thương mại Lao Bảo, chợ phiên Cam Lộ, siêu thị CoopMart Đông Hà.
2.2. Thực trạng khai thác chƣơng trình du lịch vùng phi quân sự ở tỉnh Quảng Trị hiện nay
2.2.1. Giới thiệu chung về chương trình du lịch vùng phi quân sự (Demilitaried Zone – DMZ) ở Quảng Trị Zone – DMZ) ở Quảng Trị
Chương trình du lịch DMZ là những chuyến tham quan du lịch đến những vùng phi quân sự, vùng đã từng xảy ra chiến sự, chiến tranh.
Ở một số quốc gia trên thế giới (Mĩ, Hàn Quốc, Nga, ...), chương trình du lịch DMZ đã và đang thu hút được rất nhiều du khách (Ví dụ: theo một văn phòng Du lịch của Hàn Quốc, hàng năm chương trình du lịch DMZ đến Bàn Môn Điếm của nước này thu hút khoảng 20.000 du khách). Tại Việt Nam, trong những năm qua cũng đã và đang thu hút khách du lịch đến với chương trình du lịch DMZ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Sau hiệp định Gieneve năm 1954, Quảng Trị nơi có vĩ tuyến 17 đi qua bị chia cắt thành hai miền và vùng phi quân sự được thiết lập dọc hai bờ sông Bến Hải, mỗi bên cách bờ sông 5 km. Tại khu vực này, hai bên không được bố trí quân đội mà chỉ có lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh vùng giới tuyến của
mình. Phía Bắc sông Bến Hải là vùng giải phóng của quân nhân ta, còn phía Nam thuộc vùng kiểm soát của Mỹ - Ngụy.
Chiến tranh kết thúc năm 1975 đã để lại rất nhiều di tích nơi mảnh đất Quảng Trị anh hùng, đó là những chứng tích lịch sử lẫy lừng trong vùng kiểm soát của cả hai bên như: cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Vịnh Mốc, Cồn Tiên, Dốc Miếu với hàng rào điện tử McNamara, Khe Sanh, thành cổ Quảng Trị… Những di tích lịch sử chiến tranh này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc ta. Đó chính là những bảo tàng sống về ý chí và sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Đến nay, DMZ không chỉ được quan tâm với tư cách là chứng tích lịch sử mà còn là tuyến du lịch hấp dẫn du khách của Quảng Trị.
2.2.2. Các điểm di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu phục vụ chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị vùng phi quân sự ở Quảng Trị
Chiến tranh đã lùi xa, hòa bình đã trở lại với đất nước, Quảng Trị hơn 30 năm nay nhưng vẫn còn đó vết tích chiến tranh, những bằng chứng, dấu ấn lịch sử còn in đậm mãi trong tâm trí tất cả người Việt Nam. Những bằng chứng, di tích lịch sử chiến tranh đó được người dân Quảng Trị lưu giữ không phải vì mối hận thù không thể xóa đối với những kẻ đã từng có dã tâm phá hoại, chia rẽ, cướp nước ta mà chúng được lưu giữ, giữ gìn với mục đích tượng trưng cho một thời kì hào hùng, anh dũng của cả dân tộc.
2.2.2.1. Cụm di tích sông Bến Hải - Cầu Hiền Lương
Sông Bến Hải dài gần 100 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông, đổ ra biển Đông tại cửa Tùng.
Theo hiệp định Gieneve 1954, Việt Nam tạm chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, lấy vĩ tuyến 17, sông Bến Hải làm ranh giới quân sự. Một vĩ tuyến, một dòng sông ấy nhưng đã diễn ra bao chuyện giằng co, tranh đấu và hi vọng để rồi gần 20 năm sau mới lấp được, mới dỡ bỏ được.
Bắc qua sông Bến Hải tại km 735 trên quốc lộ 1A là cầu Hiền Lương. Cầu Hiền Lương cũng là cả một câu chuyện dài của nhân dân Quảng Trị:
“Bên ven bờ Hiền Lương
Chiều nay ra đứng trông về Mắt đượm tình quê
Đôi mắt đượm tình quê”
(Trích đoạn trong bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”)
Những vần thơ của Hoàng Hiệp đã nói lên được rất nhiều tâm trạng của những người dân hai bên bờ Hiền Lương khi mà chung một cây cầu, chung một dòng sông nhưng con chỉ được nhìn mẹ, anh chỉ được nhìn em, chồng chỉ nhìn được vợ từ bên này sông sang bên kia sông với những đôi mắt đượm buồn, khắc khoải.
Cầu Hiền Lương đã 8 lần được bắc qua sông nhưng cây cầu để lại dấu ấn nhất trong lịch sử là cây cầu do Pháp xây dựng năm 1952. Mặc dù, chỉ tồn tại đến năm 1967 nhưng đó là biểu tượng trực tiếp của sự chia cắt, nhưng đồng thời cũng là nỗi khát vọng thống nhất nước nhà. Khi ấy, cầu được chia làm 2 phần, bờ Bắc với 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm, mỗi bên có 89m chiều dài cầu và tấm ván chính giữa mặt cầu được vạch một đường ngang sơn trắng, rộng 1cm làm ranh giới giữa hai miền Nam-Bắc.
Nhưng phía Mỹ đã dùng âm mưu để chia cắt chiếc cầu, chia cắt tình cảm nhân dân hai bờ bằng những vạch sơn khác nhau. Thoạt đầu, chúng chủ động sơn màu xanh một nửa cầu phía Nam, ta liền sơn tiếp màu xanh nửa cầu còn lại với ý nghĩa thống nhất. Chúng lại chuyển sang màu nâu, ta cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc. Cuối cùng, Mỹ phải chịu thua để chiếc cầu chỉ còn một màu xanh thống nhất với ý nghĩa và khẩu hiệu trên cổng kiểm soát bờ Bắc: “Nam - Bắc một nhà”.
Lại một lần nữa cầu Hiền Lương mang trong mình ý nghĩa như chiếc cầu thống nhất đất nước trong lần xây dựng năm 1974 khi ta xây dựng lại cầu. Và từ đó, nhân dân hai bên cầu đã hát chung một bài ca thống nhất, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới bên hai bờ Hiền Lương trong yên vui, hòa bình:
“ Giữa bầu trời Quảng Trị sông nước long lanh Đón mùa xuân trở lại với hòa bình “
Cũng trong cụm di tích này, một biểu tượng rất tiêu biểu, mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền dân tộc là hình ảnh Cột cờ Hiền Lương. Để động viên niềm tin của nhân dân hai bên bờ Hiền Lương vào Đảng và Bác Hồ, chúng ta đã duy trì việc cắm cờ, còn Mỹ luôn luôn tìm cách đánh phá cột cờ của ta. Vì vậy, việc bảo vệ và duy trì cho lá cờ Tổ Quốc tung bay trên bầu trời giới tuyến cũng là một kì tích của cán bộ chiến sỹ công an Hiền Lương. Một trong số các kì tích đó là câu chuyện “Chạy đua” về chiều cao cột cờ và chiều rộng của lá cờ. Những con số đã minh chứng rất rõ cho điều này, chỉ từ ngày 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo đến 267 lá cờ, năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của Mỹ - Ngụy phá hỏng.
Qua đó ta thấy rằng, cùng với sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, cột cờ Hiền Lương chính là biểu tượng tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu bất diệt, niềm tin chiến thắng, khát vọng thống nhất nước nhà của quân và dân ta.
Năm tháng sẽ trôi qua, giới tuyến không còn nữa nhưng con sông ấy, cây cầu ấy, cột cờ ấy mãi là hình ảnh thu nhỏ về chiến tranh trên quê hương Quảng Trị anh hùng, là biểu tượng về sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam.
2.2.2.2. Địa đạo Vịnh Mốc
Cùng với địa đạo Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh), địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị) là biểu tượng cho sự sáng tạo thông minh cũng như quyết tâm bám đất bám làng để giữ từng tấc đất thiêng liêng của dân tộc.
Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch huyện Vĩnh Linh, là một làng chài cách thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là “Tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam”, Vịnh Mốc còn có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ.
Năm 1964, không lực Mỹ thường xuyên nhả đạn nhằm san phẳng khu vực Vĩnh Linh, Vịnh Mốc cũng không nằm ngoài khu vực đó. Và đến tháng 6/1965, cả làng Vịnh Mốc không còn một nóc nhà nào nhưng để bám làng, giữ đất, tiếp
tục sống và làm tròn nhiệm vụ với đảo Cồn Cỏ, nhân dân Vịnh Mốc đã phải đào hầm dưới lòng đất. Sau ba tháng kiên trì, gian khổ với phương tiện thô sơ, một hệ thống địa đạo chằng chịt hình thành với mục đích tiếp tục sống và chiến đấu của nhân dân Vịnh Mốc.
Toàn bộ địa đạo đã được đào trong lòng quả đồi đất có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7 ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0.9 m × 1.75m với độ dài 2034 m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m với 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm.
Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau:
Tầng 1: sâu 8 đến 10m dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời Tầng 2: sâu 12 đến 15m là nơi sống và sinh hoạt của dân làng.