Đa dạng hóa khách hàng, thực hiện chiến lược khách hàng hợp lý:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (Trang 97 - 99)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.7Đa dạng hóa khách hàng, thực hiện chiến lược khách hàng hợp lý:

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh

3.2.7Đa dạng hóa khách hàng, thực hiện chiến lược khách hàng hợp lý:

lý:

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, bất kỳ một ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển được để phải có chiến lược thu hút khách hàng. Ngân hàng cần thực hiện phân đoạn khách hàng trên trị trường thành các nhóm khách hàng khác nhaụ Có thể phân loại thành 2 nhóm khách hàng

Nhóm khách hàng hiện tại:

Đây là nhóm khách hàng hiện đang có các giao dịch với khách hàng. Mọi cơ sở thông tin về khách hàng ngân hàng đều có thể nắm bắt được tương đối chính xác như: tình tài chính, hoạt động kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp…. Đối với nhóm khách hàng này ngân hàng cần có chế độ chăm sóc hợp lý để duy trì lâu dài mối quan hệ giao dịch với họ.

Nhóm khách hàng lâu dài:

Ngoài việc chăm sóc các khách hàng hiện tại, ngân hàng cần phát triển, mở rộng thêm các khách hàng lâu dài vì đây là các khách hàng tiềm năng. Ngoài phân khúc các doanh nghiệp lớn cần chú trọng đến phân khúc các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừạ Trước đây các ngân hàng thường không chú ý nhiều đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì sợ nhóm khách hàng này không có tài sản thế chấp, báo cáo tài chính không rõ ràng, khó đảm bảo về dòng tiền. Nhưng với bối cảnh khó khăn như hiện tại cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM với nhau thì các ngân hàng cần mở rộng thêm hoạt động cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừạ Lienvietbank cũng không ngoại lệ, với hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước ngân hàng này đã

mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp lên tới 40% bao gồm các khoản vay cho các doanh nghiệp: lâm nghiệp, thủy hải sản …

3.2.8 Đẩy mạnh hoạt động Marketing của ngân hàng

Marketing ngân hàng là việc tổ chức, phối hợp các bộ phận ngân hàng để xác định và đáp ứng các mong muốn về dịch vụ tài chính của khách hàng nhanh chóng hiệu quả dựa trên mục tiêu sự hài lòng của khách hàng. Trong thực tế hoạt động Marketing đã mang lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng.

Để làm tốt việc này ngân hàng cần triển khai các nội dung như sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ của mình. Nâng cao vị thế

Góp phần thúc đẩy thương hiệu, nâng cao khả năng nhận biết, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và tăng vị thế cạnh tranh cho ngân hàng.

Đây là một trong những vai trò quan trọng nhất của marketing ngân hàng. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ cung ứng tương đối giống nhau giữa các NHTM, do đó việc tạo ra một sự khác biệt nh m gia tăng vị thế cạnh tranh là rất quan trọng. Việc tạo lập vị thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào khả năng, trình độ marketing của mỗi ngân hàng.

Marketing có thể có những cách tiếp cận khác nhau nhưng phải được tổ chức bài bản và có tính hệ thống. Có thể thuê các công ty hoặc chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, quảng cáo các sản phẩm của mình trên truyền hình, thiết kế những tờ rơi, quảng cáo trên các tạp chí, báo hoặc có thể là qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Tăng cường công tác Marketing trực tiếp đến doanh nghiệp

Theo lối làm cũ là ngân hàng sẽ chờ khách hàng đến để vay vốn. Việc làm này là thụ động, muốn đổi mới và thu hút thêm được nhiều khách hàng đến với mình ngân hàng cần có cách làm mớị Ngân hàng cần có một kế

hoạch cụ thể cho việc tiếp thị dịch vụ của mình. Ví dụ như: Thu thập danh mục các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các chi nhánh của mình. Từ đó tiếp cận, tạo mối quan hệ tìm hiểu và giới thiệu các dịch vụ của mình cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (Trang 97 - 99)