Các hoạt động thực hiện lập kế hoạch học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) (Trang 53 - 57)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO

3.1.2. Các hoạt động thực hiện lập kế hoạch học tập

Giữa nhận thức với hành động ln cần có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, khi tìm hiểu về việc lập kế hoạch học tập của sinh viên, chúng tôi đặt ra một loạt các items khác nhau liên quan tới vấn đề này nhằm khảo sát, đánh giá việc lập kế hoạch học tập của sinh viên nhƣ thế nào. Trong hoạt động lập kế hoạch học tập, chúng tôi lựa chọn các vấn đề sau để làm căn cứ đánh giá mức độ kĩ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên:

- Xem, nắm bắt kế hoạch năm học của Nhà trƣờng

- Theo dõi sát các thông báo của Nhà trƣờng về kế hoạch đăng ký môn học, lịch thi

- Phối hợp với nhóm bạn để lựa chọn TKB học tập phù hợp

- Tìm hiểu đề cƣơng mơn học của các mơn học mình đăng ký học trong học kỳ - Sƣu tầm các tài liệu liên quan tới môn học

- Chuẩn bị các bài tập, bài thảo luận, thuyết trình theo yêu cầu của giảng viên - Chuẩn bị các nội dung cho việc thảo luận nhóm

- Xem xét các vấn đề cần trao đổi với giảng viên, bạn bè.

Với câu hỏi đặt ra, khi thực hiện các hoạt động trên, mức độ tham gia vào quá trình thực hiện của bạn nhƣ thế nào? Kết quả khảo sát thu đƣợc số liệu sau:

Bảng 3.3. Hoạt động lập kế hoạch của sinh viên trong quá trình học tập

Hoạt động Mức độ TB Rất thƣờng xuyên Thƣờng

xuyên Hiếm khi

Không bao giờ

N % N % N % N %

Xem, nắm bắt kế hoạch năm

học của Nhà trƣờng 159 40.5 154 39.2 78 19.8 2 0.5 1.8

Theo dõi sát các thông báo của Nhà trƣờng về kế hoạch đăng ký môn học, lịch thi

210 53.6 150 38.3 32 8.2 0 0 1.5

Phối hợp với nhóm bạn để lựa chọn TKB học tập phù hợp

194 45.5 150 38.3 40 10.2 8 2.0 1.8

Tìm hiểu đề cƣơng mơn học của các môn học mình đăng ký học trong học kỳ

161 41.1 189 48.2 29 7.4 13 3.3 1.7

Sƣu tầm các tài liệu liên

quan tới môn học 155 39.3 212 53.8 27 6.9 0 0 1.6

Chuẩn bị các bài tập, bài thảo luận, thuyết trình theo yêu cầu của giảng viên

152 38.7 198 50.4 37 9.4 6 1.5 1.7

Hoạt động Mức độ TB Rất thƣờng xuyên Thƣờng

xuyên Hiếm khi

Không bao giờ

N % N % N % N %

việc thảo luận nhóm

Xem xét các vấn đề cần trao

đổi với giảng viên, bạn bè 150 38.1 198 50.3 44 11.2 2 0.5 1.7

Theo số liệu thu đƣợc, với hoạt động “Xem, nắm bắt kế hoạch năm học của Nhà trƣờng”, phần lớn sinh viên đƣợc hỏi cho biết rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên lƣu ý vấn đề này (tỉ lệ % lần lƣợt là 40.5% và 39.2%). Tuy nhiên, cũng có một phần nhỏ sinh viên hiếm khi chú ý những kế hoạch năm học do Nhà trƣờng đƣa ra (19.8%). Trong hoạt động học tập, đặc biệt là trong đào tạo theo tín chỉ, vấn đề đăng ký mơn học, lịch thi ln là vấn đề nóng bỏng, thu hút sinh viên vào cuộc. Vì vậy, khi “Theo dõi sát các thơng báo của Nhà trƣờng về kế hoạch đăng ký môn học, lịch thi” tỉ lệ lớn sinh viên rất thƣờng xuyên lƣu ý hoạt động này (53.6%), mức thƣờng xuyên là 38.3% và khơng có sinh viên nào trả lời là không bao giờ quan tâm tới. Mặc dù vậy, vẫn có một tỉ lệ nhỏ (8.2%) sinh viên ít chú ý tới các kế hoạch này.

Đào tạo theo tín chỉ, hoạt động “Phối hợp với nhóm bạn để lựa chọn TKB học tập phù hợp” cũng nổi lên nhƣ một vấn đề đáng quan tâm. Việc có đƣợc một thời khố biểu học tập phù hợp, kết nối đựơc nhóm bạn để đăng ký học nghĩa là sinh viên đã xây dựng đƣợc cho mình một kế hoạch học tập hợp lý, vừa duy trì cân đối thời gian học tập và tổ chức cuộc sống. Thời khố biểu học tập cịn ảnh hƣởng tới cả q trình hiện thực hố các hoạt động học tập của sinh viên nhƣ việc hồn thiện chƣơng trình học tập của mình ở đại học, tốt nghiệp sớm, đúng hoặc muộn hơn so với thời gian học tập bình thƣờng là 4 năm đại học. Tỉ lệ sinh viên rất thƣờng xuyên lƣu ý tới hoạt động này là 45.5%, mức thƣờng xuyên là 38.3%. Cũng có tỉ lệ tƣơng đối sinh viên ít chú ý tới hoạt động này (10.2%) và 2.0% sinh viên cho rằng không bao giờ quan tâm tới.

Với hoạt động “Tìm hiểu đề cƣơng mơn học của các mơn học mình đăng ký học trong học kỳ” tỉ lệ sinh viên rất thƣờng xuyên quan tâm tới là 41.1%, ở mức thƣờng xuyên là 48.2%, mức hiếm khi là 7.4% và mức không bao giờ là 3.3%. Đề cƣơng môn học là tài liệu quan trọng giúp sinh viên học tập tốt mơn học trong đào tạo theo tín chỉ. Đây cũng là tài liệu bắt buộc yêu cầu giảng viên phải cung cấp cho sinh viên trong quá trình giảng dạy. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một phần trăm nhỏ sinh viên ít khi hoặc khơng bao giờ quan tâm tới đề cƣơng môn học.

Trong hoạt động “Sƣu tầm các tài liệu liên quan tới môn học” ở mức độ rất thƣờng xuyên, tỉ lệ sinh viên trả lời là 39.3%, mức độ thƣờng xuyên là 53.8% cịn mức hiếm khi là 6.9%, khơng có sinh viên nào cho biết mình khơng bao giờ quan tâm tới việc sƣu tầm tài liệu liên quan tới môn học.

Với nhóm các hoạt động liên quan tới việc “Chuẩn bị các bài tập, bài thảo luận, thuyết trình theo yêu cầu của giảng viên” và “Chuẩn bị các nội dung cho việc thảo luận nhóm” cũng nhƣ “Xem xét các vấn đề cần trao đổi với giảng viên, bạn bè” thì tỉ lệ phần trăm sinh viên tham gia trả lời ở mức rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên tƣơng đối cao. Khi áp dụng đào tạo theo tín chỉ, những hoạt động chuẩn bị cho hoạt động học tập trên lớp rất quan trọng. Mức độ đòi hỏi của giảng viên, yêu cầu về môn học đối với sinh viên ngày càng cao. Do vậy, nó đã có tác dụng mạnh tới sinh viên khi cần thiết phải đạt đƣợc các hoạt động này trƣớc khi lên lớp, đăng ký học vào một mơn học nào đó.

Điểm trung bình của các items này tƣơng đối đồng nhất trong khoảng từ 1.6 đến 1.8. Điều đó cho thấy, mức độ thực hiện các hoạt động trên của sinh viên tƣơng đối đều nhau và nằm trong phổ biến trong ngƣỡng rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên.

Tóm lại, với những vấn đề chúng tôi đặt ra trong chùm các hoạt động liên quan tới hoạt động lập kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ, kết quả số liệu thu đƣợc cho thấy sinh viên đã rất quan tâm và thực hiện những hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)