Kĩ năng học tập của sinh viên theo đào tạo tín chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) (Trang 27)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP

2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.3. Kĩ năng học tập của sinh viên theo đào tạo tín chỉ

2.3.1 Khái niệm về sinh viên

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La tinh là “student” có nghĩa là những ngƣời làm việc và học tập tích cực, tìm hiểu và khai thác tri thức khoa học.

Theo I.X Kơn thì: sinh viên là một bộ phận của thanh niên, mặt khác lại là một bộ phận của giới tri thức.

Có thể nói, sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù, nhóm xã hội này vừa mang những đặc điểm chung của tầng lớp thanh niên và những đặc điểm riêng của mình. Cụ thể:

- Sinh viên là danh từ chung chỉ những ngƣời đang theo học ở các trƣờng đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp.

- Sinh viên đƣợc xác định là những thanh niên độ tuổi từ 17- 18 đến 24 tuổi. Lứa tuổi này về mặt sinh lý, thể chất có sự phát trỉên tƣơng đối ổn định sau những biến đổi ở lứa tuổi dậy thì. Đặc biệt trong hoạt động thần kinh cấp cao đã đạt đến mức độ trƣởng thành.

+ Về mặt trí tuệ: sự phát triển có tính chất bƣớc ngoặt là khả năng tƣ duy sâu sắc và mở rộng, năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn, khả năng lĩnh hội tri thức, chú ý, hay ghi nhớ hay lập luận lơgíc chặt chẽ hơn. Đặc biệt thời kì này, sinh viên đã phát triển khả năng hình thành ý trừu tƣợng, khả năng phán đốn, có nhu cầu học tập, trau dồi thêm nhiều kiến thức đa dạng phong phú về xã hội, về nghề nghiệp…( tính nhạy bén cao độ) là một trong những đặc trƣng cơ bản của sự phát triển trí tuệ trong thời kỳ này, khả năng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tƣợng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm và kiến thức đã có trƣớc đây. Sự phát triển trí tuệ cộng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo ở sinh viên khả năng sáng tạo ra cách thức lĩnh hội hay sự phát hiện, giải quyết vấn đề.

Để có thể trở thành một chuyên gia về một lĩnh vực nhất định, ngồi việc nắm vững và có thể vận dụng những tri thức đã có, sinh viên phải thƣờng xuyên tìm kiếm và nắm bắt các tri thức khoa học, có tính cập nhật do đó đặc trƣng chính trong họat động học tập của sinh viên là sự căng thẳng về trí tuệ, có sự phối hợp nhiều thao tác tƣ duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tƣợng hoá, khái quát hoá….

+ Về mặt nhân cách: ở thời kì này có cơ sở là sự ổn định về mặt sinh lý và sự bắt đầu bƣớc vào một phạm vi hoạt động lao động nhất định. Thời kỳ này đựơc coi là một quá trình biện chứng bao gồm sự nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn, quá trình chuyển các yêu cầu từ bên ngoài thành yêu cầu về bản thân. Những mâu thuẫn nảy sinh và cần đƣợc giải quyết trong thời kì này đó là: mâu thuẫn giữa ƣớc mơ với điều kiện và kinh nghiệm để thực hiện ƣớc mơ, mâu thuẫn giữa khối lƣợng thông tin vô cùng phong phú với khả năng và điều kiện xử lý thông tin.

Sự phát triển nhân cách đƣợc diễn ra theo xu hƣớng cơ bản sau:

- Niềm tin, xu hƣớng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết đƣợc củng cố và phát triển.

- Các quá trình tâm lý đặc biệt là quá trình nhận thức đƣợc “nghề nghiệp hố”. Q trình hình thành thế giới quan với việc nắm vững các giá trị, tiêu chuẩn về nghề nghiệp và có ý thức nghề nghiệp.

- Nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm, tính độc lập đƣợc nâng cao, cá tính và lập trƣờng sống của sinh viên đƣợc bộc lộ rõ nét.

- Có kì vọng cao đối với nghề nghiệp trong tƣơng lai.

- Sự trƣởng thành về mặt xã hội, tinh thần đạo đức, những phẩm chất nghề nghiệp và có sự ổn định chung về nhân cách sinh viên.

- Khả năng tự giáo dục của sinh viên đƣợc nâng cao.

- Tính độc lập và sự sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp, tƣơng lai đƣợc củng cố. Đó là kế hoạch chuẩn bị tham gia vào một phạm vi cơ bản của đời sống, tham gia vào một cộng đồng nghề nghiệp nào đó.

+ Trong đời sống tình cảm: ở thời kì này, xuất hiện nhiều cảm xúc mới về nghề nghiệp, cảm xúc…Thƣờng ở lứa tuổi này, xúc cảm tình cảm đã mang tính ổn định tƣơng đối. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp do hạn chế về khả năng giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh đã dẫn đến những xúc cảm tình cảm tiêu cực và có những biểu hiện hành vi ứng xử chƣa phù hợp với các giá trị chuẩn mực, lứa tuổi này thƣờng chú ý đến “cái tơi” của mình và muốn thể hiện tính độc lập, tự giải quyết các cơng việc, có thể nói đây là lứa tuổi có tính chất chuyển tiếp từ tuổi “trẻ con” sang “ngƣời lớn”, từ cuộc sống phụ thuộc sang cuộc sống tự lập. Sự phát triển về mặt nhận thức cũng nhƣ sự tự ý thức về bản thân làm cho họ biết cách thể hiện hay kiềm chế các xúc cảm của tình cảm để phù hợp và thích nghi với hồn cảnh. Họ có thể nắm bắt đƣợc các sắc tái rung động của bản thân, của ngƣời khác một cách tinh tế, chính xác nhờ vào kinh nghiệm cũng nhƣ khả năng tƣ duy lập luận logíc có cơ sở.

Thanh niên thƣờng có thái độ khơng tán đồng hay phủ nhận uy tín, giá trị nào đó mà họ ln phải chấp nhận, chỉ có giá trị nào có cơ sở vững chắc tạo cho họ niềm tin thì mới có thể thuyết phục đƣợc và tác động đến nhận thức, tình cảm, hành vi của họ.

Theo B.G Ananhiev: lứa tuổi sinh viên là thời kì tích cực nhất về mặt tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, đặc biệt họ có vai trị xã hội của ngƣời lớn, sinh viên có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, độc lập trong phán đốn và hành vi. Đây là thời kì có nhiều biến đổi mạnh mẽ về động cơ, thang giá trị xã hội. Họ xác định con đƣờng sống tƣơng lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể hiện mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Nhƣ vậy, sinh viên - những ngƣời đang học tập tại các trƣờng Đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp trƣớc hết là những con ngƣời tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học vào việc giải quyết các vấn đề lý luận hay thực tiễn trong cuộc sống, đồng thời, quá trình này, sinh viên cũng hình thành và rèn luyện các phẩm chất, năng lực mới chuẩn bị cho nghề nghiệp tƣơng lai của mình.

2.3.2. Các mặt biểu hiện của kĩ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ theo tín chỉ

Kĩ năng học tập đƣợc hình thành và phát triển trong suốt quá trình sinh viên học tập ở bậc đại học. Kỹ năng học tập là một khái niệm tƣơng đối rộng, bao trùm hầu hết các hoạt động học tập của sinh viên. Do đó, để đánh giá đƣợc kĩ năng học tập của sinh viên cao hay thấp, chúng tôi đặt ra một số tiêu chí dựa trên cấu trúc của hoạt động học tập. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tơi tập chung phân tích kĩ năng học tập của sinh viên ở những tiêu chí sau: Những tiêu chí thể hiện kĩ năng lập kế hoạch học tập, những tiêu chí thuộc về kĩ năng hiện thực hố hoạt động học tập và những tiêu chí thuộc về kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. Trong mỗi nhóm tiêu chí, chúng tơi đƣa ra những biểu hiện của từng tiêu chí đó.. Cụ thể:

+ Kĩ năng lập kế hoạch học tập

Lập kế hoạch học tập là yêu cầu cao đối với sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ. Với tính chất chƣơng trình hố tới từng sinh viên, tồn bộ q trình học tập, thời gian, thời lƣợng học tập, chuẩn bị các vấn đề liên quan tới môn học là do mỗi sinh viên tự thực hiện. Trên cơ sở có đƣợc những kĩ năng này, sinh viên mới có thể tiếp tục thực hiện hoạt động học tập một cách có kết quả. Chúng tơi lựa chọn một số biểu hiện của kĩ năng lập kế hoạch học tập dƣới đây làm cơ sở phân tích:

- Xem, nắm bắt kế hoạch năm học của Nhà trƣờng

- Theo dõi sát các thông báo của Nhà trƣờng về kế hoạch đăng ký môn học, lịch thi

- Phối hợp với nhóm bạn để lựa chọn TKB học tập phù hợp

- Tìm hiểu đề cƣơng mơn học của các mơn học mình đăng ký học trong học kỳ - Sƣu tầm các tài liệu liên quan tới môn học

- Chuẩn bị các bài tập, bài thảo luận, thuyết trình theo yêu cầu của giảng viên - Chuẩn bị các nội dung cho việc thảo luận nhóm

- Xem xét các vấn đề cần trao đổi với giảng viên, bạn bè. + Kĩ năng hiện thực hoá kế hoạch học tập

Kế hoạch học tập đƣợc lập ra nhƣng việc hiện thực hoá kế hoạch học tập ấy là cả một q trình sinh viên phải nỗ lực hết sức. Nhóm biểu hiện của các vấn đề liên quan tới kĩ năng hiện thực hố kế hoạch học tập, chúng tơi chọn những biểu hiện dƣới đây:

- Ghi chép đầy đủ bài trên lớp

- Trình bày báo cáo, thuyết trình trên lớp

- Đối thoại, tranh luận những vấn đề mà thầy cô phát vấn ngay trong giờ học - Chủ động thực hiện các nhiệm vụ trong các giờ thảo luận, thực hành

- Phối hợp với các bạn trong nhóm khi đƣợc thầy cơ giáo chung một nhiệm vụ - Dành nhiều thời gian đọc tài liệu ở thƣ viện

- So sánh các mục tiêu đặt ra ban đầu với kết quả thực hiện đƣợc trong quá trình học tập

- Xem xét, đánh dấu tiến trình học của mình với chƣơng trình đào tạo mình theo học

- Giữ liên hệ thƣờng xuyên với giảng viên, cố vấn học tập. + Nhóm kĩ năng tự học, tự nghiên cứu:

- Hoàn thành các bài kiểm tra, bài thi đúng thời hạn

- Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trƣờng - Tham gia viết bài hội thảo

- Tham gia viết bài cho tạp chí chuyên ngành - Tham gia đề tài do bạn bè/thầy cô mời - Lƣu giữ kết quả học tập của mình

- Lƣu giữ kết quả đăng ký mơn học của mình

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành kĩ năng học tập của sinh viên

2.4.1 Yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài ở đây thuộc về:

- Chƣơng trình đào tạo: Chƣơng trình đào tạo đại học là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ (phẩm chất đạo đức), phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phƣơng pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi mơn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Mỗi chƣơng trình đào tạo gắn với một ngành học. Một ngành học với mục tiêu đào tạo, mức chất lƣợng và đặc thù khác nhau có một hoặc nhiều chƣơng trình đào tạo khác nhau với khối lƣợng kiến thức, yêu cầu chất lƣợng và đặc thù tƣơng ứng. Do đó, nó cũng ảnh hƣởng một phần khơng nhỏ tới việc hình thành và phát triển các kĩ năng học tập của sinh viên.

- Đề cƣơng môn học: đề cƣơng môn học là tài liệu quan trọng trong tổ chức và đào tạo theo tín chỉ. Đây chính là “bản cam kết” của giảng viên giảng

dạy cho sinh viên. Trên cơ sở nội dung giảng dạy, những kiến thức, kĩ năng của sinh viên sẽ đƣợc hình thành. Nếu giảng viên tuân thủ đúng theo đề cƣơng môn học, các chuẩn yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, mức độ vận dụng của môn học sẽ phát huy hiệu quả; khi đó cũng đồng nghĩa với việc phát triển các kĩ năng học tập của sinh viên.

- Các điều kiện đảm bảo cho việc hình thành kĩ năng học tập của sinh viên. Những điều kiện này chính là những cơ sở vật chất: giảng đƣờng, thƣ viện, trang thiết bị dạy học, sách, giáo trình, tài liệu tham khảo…Đây chính là những phƣơng tiện nhằm thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên.

- Giảng viên và cố vấn học tập: Hoạt động học tập diễn ra có hiệu quả khi có sự tổ chức giảng dạy của ngƣời dạy và những ngƣời đóng vai trị là cố vấn học tập. Trong đào tạo theo tín chỉ, giảng viên và cố vấn học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kĩ năng học tập của sinh viên, định hƣớng phƣơng pháp học tập cho sinh viên.

2.4.2 Yếu tố bên trong

Các yếu tố chủ quan thuộc về nhận thức, động cơ học tập, tính tích cực học tập của sinh viên.

- Về mặt nhận thức: học tập ở bậc đại học địi hỏi sinh viên phải hiểu đó là nối tiếp nhiệm vụ học tập suốt đời của mình. Học đại học là học nghề, là tự học. Do vậy, bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức rõ ý thức, trách nhiệm của mình khi vào đại học, từ đó tự trang bị, nâng cao các kĩ năng cần thiết cho hoạt động học tập của mình.

- Động cơ động học tập: Nhiệm vụ quan trọng của sinh viên trong quá trình học tập ở bậc đại học đấy chính là việc phải tích lũy tri thức, chuẩn bị nền tảng vững chắc cho nghề nghiệp trong tƣơng lai. Nếu nhƣ sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, các đam mê, hứng thú, thái độ đối với hoạt động sẽ dần hình thành và phát huy hiệu quả hoạt động học tập.

- Tính tích cực học tập: Tính tích cực học tập chính là một biểu hiện cao của việc sinh viên có tự rèn luyện các kĩ năng học tập của mình hay khơng. Và

nếu tính tự ý thức luôn thƣờng trực trong mỗi sinh viên sẽ mang lại sự tiến bộ thật sự cho sinh viên trong quá trình học tập tại Nhà trƣờng.

2.5. Cơ sở pháp lý về đào tạo theo tín chỉ 2.5.1. Tín chỉ

Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về tín chỉ, ở đây xin nêu cách hiểu đƣợc đề cập trong “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành năm 2007 (thƣờng gọi là Quy chế 43): Tín chỉ đƣợc sử dụng để tính khối lƣợng học tập của sinh viên. Một tín chỉ đƣợc qui định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu đƣợc một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Theo quy chế 3079, ban hành tháng 10 năm 2010 của ĐHQGHN, khái niệm tín chỉ đƣợc hiểu là: Tín chỉ là đại lƣợng xác định khối lƣợng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy đƣợc từ mơn học trong 15 giờ tín chỉ.

Giờ tín chỉ là đại lƣợng đo thời lƣợng học tập của sinh viên, đƣợc phân thành ba loại theo các hình thức dạy - học và đƣợc xác định nhƣ sau: Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học; Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học; Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhƣng đƣợc kiểm tra, đánh giá. Đây là khái niệm đƣợc thống nhất trong tòan hệ thống đào tạo của ĐHQGHN.

2.5.2. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở thế giới và Việt Nam, ở ĐHQGHN hiện nay nay

Xuất phát từ địi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên có thể tìm đƣợc cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trƣờng đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)